Bài 1 trang 101 SBT sử 8

Giải bài tập 1 trang 101 sách bài tập Lịch sử 8. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng


Câu 1-2

1. Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp được tiến hành bắt đầu vào năm

A. 1884

B. 1888

C. 1897

D. 1914

Phương pháp: Xem lại mục 5. Chính sách kinh tế của Pháp (1897 – 1914)

Lời giải:

Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp được tiến hành bắt đầu vào năm 1897

Chọn: C

2. Đứng đầu Liên bang Đông Dương là

A. Tổng thống

B. Thống đốc

C. Thống sứ

D. Toàn quyền

Phương pháp: Xem lại mục 6. Tổ chức bộ máy Nhà nước Việt Nam (1897 – 1914)

Lời giải:

Đứng đầu Liên bang Đông Dương là toàn quyền.

Chọn: D


Câu 3-4

3. Tổ chức bộ máy nhà nước của Liên Bang Đông Dương gồm có

A. 3 xứ (Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì)

B. 4 xứ (Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì, Lào)

C. 4 xứ (Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì, Cam-pu-chia)

D. 5 xứ (Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì, Cam-pu-chia, Lào)

Phương pháp: Xem lại mục 6. Tổ chức bộ máy Nhà nước Việt Nam (1897 – 1914)

Lời giải:

Tổ chức bộ máy nhà nước của Liên Bang Đông Dương gồm có 5 xứ (Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì, Cam-pu-chia, Lào)

Chọn: D

4. Các cấp chính trong Liên Bang Đông Dương bao gồm:

A. Kì, phủ, huyện, xã

B. Kì, tỉnh, phủ, huyện, xã

C. Kì, tỉnh, phủ, huyện, châu, xã

D. Tỉnh, phủ, huyện, châu, xã

Phương pháp: Xem lại mục 6. Tổ chức bộ máy Nhà nước Việt Nam (1897 – 1914)

Lời giải:

Các cấp chính trong Liên Bang Đông Dương bao gồm: kì, tỉnh, phủ, huyện, châu, xã.

Chọn: C


Câu 5-6

5. Ý nào sau đây không phải là chính sách mà thực dân Pháp thực hiện trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam?

A. Ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập đồn điền, bót lột bằng phát canh thu tô.

B. Bắt nhân dân ta phải đi phu dịch như cướp đường, đào sông, xây cầu,...

C. Đẩy mạnh khai thác mỏ (than và kim loại).

D. Đầu tư vốn vào phát triển công nghiệp.

Phương pháp: Xem lại mục 5. Chính sách kinh tế của Pháp (1897 – 1914)

Lời giải:

Chính sách mà thực dân Pháp thực hiện trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam là ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập đồn điền, bót lột bằng phát canh thu tô, bắt nhân dân ta phải đi phu dịch như cướp đường, đào sông, xây cầu,... đầu tư vốn vào phát triển công nghiệp.

Chọn: C

6. Hệ thống giáo dục phổ thông được thực dân Pháp chia làm

A. 2 bậc: Tiểu học và Trung học

B. 3 bậc: Ấu học Tiểu học và Trung học

C. 3 bậc: Tiểu học Trung học và Trung học nghề

D. 4 bậc: Ấu học Tiểu học, Trung học và Trung học nghề

Phương pháp: Xem lại mục 4. Chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp (1897 – 1914)

Lời giải:

Hệ thống giáo dục phổ thông được thực dân Pháp chia làm 3 bậc: Ấu học Tiểu học và Trung học.

Chọn: B


Câu 7-8

7. Dưới tác động của khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã có những chuyển biến nào?

A. Xuất hiện giai cấp công nhân.

B. Giai cấp nông dân khổ cực vì bị hai tầng áp bức của đế quốc và phong kiến.

C. Tầng lớp tư sản và tiểu tư sản ra đời.

D. Cả A và B và C đều đúng.

Phương pháp: Xem lại mục 3. Những chuyển biến về xã hội Việt Nam (1897 – 1914) – Vùng nông thôn

Lời giải:

Dưới tác động của khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã có những chuyển biến: xuất hiện giai cấp công nhân, giai cấp nông dân khổ cực vì bị hai tầng áp bức của đế quốc và phong kiến, tầng lớp tư sản và tiểu tư sản ra đời.

Chọn: D

8. Những giai cấp, tầng lớp ở nước ta lúc bấy giờ có thể tham gia phong trào cách mạng giải phóng dân tộc là

A. Địa chủ, nông dân, tư sản

B. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản

C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, địa chủ vừa và nhỏ

D. Công dân và nông dân

Phương pháp: Xem lại mục 3. Những chuyển biến về xã hội Việt Nam (1897 – 1914) – Vùng nông thôn

Lời giải:

Những giai cấp, tầng lớp ở nước ta lúc bấy giờ có thể tham gia phong trào cách mạng giải phóng dân tộc là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, địa chủ vừa và nhỏ.

Chọn: C

Bài giải tiếp theo
Bài 2 trang 102 SBT sử 8
Bài 3 trang 103 SBT sử 8
Bài 4 trang 103 SBT sử 8
Bài 5 trang 103 SBT sử 8
Bài 6 trang 103 SBT sử 8
Bài 7 trang 104 SBT sử 8