Bài 1. Khái quát nông nghiệp sạch - Chuyên đề học tập Sinh 11 Chân trời sáng tạo

Hãy cho biết mục đích của sản xuất nông nghiệp sạch.


CH tr 6

CH1.

Hãy cho biết mục đích của sản xuất nông nghiệp sạch.

Phương pháp giải:

Lý thuyết nông nghiệp sạch

Giải chi tiết:

Mục đích của sản xuất nông nghiệp sạch là giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo ra những nông sản không mang các chất, các sinh vật có hại cho người sử dụng trước mắt cũng như lâu dài.

CH2.

Việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với những lợi ích gì trong hội nhập quốc tế?

Phương pháp giải:

Lý thuyết vệ sinh an toàn thực phẩm

Giải chi tiết:

Lợi ích của nông nghiệp sạch:

  • Đáp ứng nhu cầu về thực phẩm sạch của người tiêu dùng.

  • Giảm tác động tiêu cực đến tài nguyên môi trường.

  • Mang lại nguồn lợi cho nông dân

CH3.

Hãy kể tên một loại thực phẩm sạch đang được tiêu thụ hiện nay mà em biết.

Phương pháp giải:

Lý thuyết nông nghiệp sạch

Giải chi tiết:

Một số loại thực phẩm sạch đang được tiêu thụ hiện nay như: Cà chua VietGAP, thịt lợn VietGAP, cam sành VietGAP,...

CH4.

Vì sao phát triển nông nghiệp sạch góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

Phương pháp giải:

Lý thuyết nông nghiệp sạch

Giải chi tiết:

Vì nông nghiệp sạch áp dụng các phương pháp canh tác giảm thiểu tối đa việc sử dụng hóa chất như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật,... giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất nông nghiệp đến môi trường đất, nước, không khí, bảo vệ sự đa dạng sinh học và giữ được nguồn tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ mai sau.

CH5.

Vì sao giá thành của thực phẩm sạch cao hơn giá của thực phẩm thường nhưng vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng?

Phương pháp giải:

Thực phẩm không sạch là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tật ở người.

Giải chi tiết:

Vì nông nghiệp sạch sử dụng máy móc và các phương pháp canh tác hiện đại, quy trình sản xuất được đảm bảo → làm tăng chất lượng (giá trị dinh dưỡng, độ an toàn,...) của sản phẩm. Do đó, mặc dù giá thành sản phẩm cao hơn các sản phẩm được sản xuất theo cách truyền thống nhưng vẫn lấy được niềm tin của người tiêu dùng.

CH6.

Hãy cho ví dụ chứng minh sử dụng thực phẩm không sạch là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tật ở người.

Phương pháp giải:

Thực phẩm không sạch là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tật ở người.

Giải chi tiết:

Trong nhiều năm qua, một số loại hormon, kháng sinh và các dẫn suất của nó đã được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi nhằm kích thích tăng trưởng cho gia cầm, gia súc nhưng các chất này đã để lại những hậu quả nghiêm trọng cho người tiêu dùng.

Ví dụ: 

Dexamethasone thuộc nhóm kháng viêm, có tác dụng giữ muối, giữ nước, tăng quá trình tích tụ mỡ làm cho con vật lớn nhanh. Loại thuốc này tồn dư trong thịt và các sản phẩm gia súc có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người tiêu dùng như cường thượng thận, loãng xương, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch.

Clenbuterol gần đây đã được coi như là chất siêu tăng trọng nhất là lượng thịt nạc, dùng chủ yếu trước khi gia súc xuất chuồng khoảng 21 ngày. Tác hại của clenbuterol rất khó nhận thấy ngay. Dùng thực phẩm tồn dư chất này sau một thời gian mới có những biểu hiện rối loạn nhịp tim, tổn thương tế bào cơ tim, run cơ, tăng huyết áp và có thể gây đột biến tế bào, tạo điều kiện phát triển các khối u ác tính.



CH tr 7

CH1.

Hãy cho biết tại sao tiêu chí an toàn thực phẩm được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu.

Phương pháp giải:

Lý thuyết nông nghiệp sạch

Giải chi tiết:

Tiêu chí an toàn thực phẩm là đảm bảo không có hóa chất, không nhiễm khuẩn, không bị ô nhiễm vật lí khi thu hoạch nông sản.

Tiêu chí này được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng. Một sản phẩm được sản xuất ra không đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khỏe con người, có thể ngay lập tức dẫn đến hiện tượng ngộ độc khi đưa vào cơ thể.

CH2.

Hãy lập kế hoạch trồng một loại rau theo tiêu chuẩn nông nghiệp sạch.

Phương pháp giải:

Lý thuyết nông nghiệp sạch

Giải chi tiết:

Gợi ý: Trồng bắp cải theo hướng VietGAP

* Thời vụ

- Vụ sớm: Gieo hạt cuối tháng 7 đầu tháng 8, trồng cuối tháng 8 và 9. Thu hoạch vào tháng 11 - 12.

- Vụ chính: Gieo hạt tháng 9, 10, trồng giữa tháng 10 và tháng 11. Thu hoạch vào tháng 1- 2 năm sau.

- Vụ muộn: Gieo hạt tháng 11, trồng giữa tháng 12. Thu hoạch vào tháng tháng 2-3 năm sau.

* Làm đất

- Chọn đất: Chọn đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, nhiều mùn, đất cát pha, đất thịt nhẹ. Đất không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung và từ các nghĩa trang, đường giao thông. Không chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất trong vùng sản xuất. Đất tơi xốp, sạch cỏ dại.

- Lên luống: Luống rộng 1-1,2m, cao 15-20cm, rãnh luống rộng 20-25cm.

* Ươm tạo cây con:

- Lượng giống gieo trồng cho 1 ha khoảng 200-300 gram. Cây con: 30.000-38.500 cây/ha;

- Phân bón (tính cho 10m2): 10kg phân chuồng hoai + 1kg phân lân supe.

* Tiêu chuẩn cây giống

- Giống: Nên sử dụng các giống năng suất cao, thị trường ưa chuộng như: Giống bắp cải Bắc Hà, Hà Nội, KK Cross, NS Cross, KY Cross…đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cây giống đem trồng được lấy từ vườn ươm theo quy chuẩn của nhà sản xuất giống. Cây giống khi trồng có 5 - 6 lá thật, khỏe mạnh, đanh cây, không sâu bệnh.

- Mật độ, khoảng cách: Vụ sớm và vụ muộn: Khoảng cách 50 x 40 cm; mật độ 36.000 - 38.500 cây/ha

- Vụ chính: Khoảng cách 50 x 50 cm; mật độ 30.000 - 32.500 cây/ha.

* Phân bón

Lượng phân bón cho 1ha: 20 – 25 tấn phân chuồng hoai mục, 350 – 400 kg supe lân, 300 kg đạm urê, 200 kg phân kali.

– Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân lân. Rạch hai hàng trên mặt luống bón phân, sau đó lấp đất hoặc bón theo hốc trồng cây.

– Bón thúc lần 1: Thời kỳ hồi xanh, sau trồng 7 – 10 ngày, bón 70 kg urê và 60kg kali sunfat hoà tưới vào gốc kết hợp xới vun làm cỏ vét rãnh.

– Bón thúc lần 2: Thời kỳ trải lá bàng, sau trồng 20 – 25 ngày, bón 150 kg urê và 80 kg kali sunfat, bón cách gốc 20cm kết hợp xới xáo làm cỏ lấp phân.

– Bón thúc lần 3: Thời kỳ cuốn bắp, sau trồng 30 – 35 ngày, bón lượng phân còn lại, có thể bón vào gốc hoặc hòa nước tưới.

Chú ý: Trước khi thu hoạch 30 ngày ngừng bón phân đạm.

* Chăm sóc

- Nước tưới: Tuyệt đối không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc, nước phân tươi, nước giải, ao tù đọng để tưới trực tiếp. Tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát trong 4 – 5 ngày sau trồng. Sau 10 – 15 ngày tưới giữ ẩm cho đất trong suốt thời gian sinh trưởng kết hợp bón thúc. Ở giai đoạn lá bàng có thể tưới ngập rãnh sau đó tháo nước ngay.

Vun xới, làm cỏ kết hợp với bón thúc. Khi cây vào cuốn, tỉa bỏ lá chân đã già cỗi cho ruộng rau đ­ược thoáng, sâu bệnh không có nơi ẩn nấp, khi tỉa phải tỉa nhẹ nhàng không làm dập gãy các lá xanh tốt.

* Phòng trừ sâu, bệnh hại chính

Các loại sâu hại chính như: Sâu tơ, bọ nhảy, sâu xanh bướm trắng, rệp, sâu khoang...Bệnh thối nhũn do vi khuẩn hoặc do nấm, bệnh đốm lá...

Biện pháp phòng bệnh: Chủ yếu sử dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM (Luân canh, xen canh cây trồng hợp lý, sử dụng giống tốt không bệnh, vệ sinh đồng ruộng...). Nên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học. Sử dụng thuốc trong danh mục được phép sử dụng đối với cây rau, cách sử dụng thuốc theo hướng dẫn trên nhãn mác.

Thu hoạch

Thu hoạch khi bắp cuốn chắc, khối lượng trung bình 1 – 2,5 kg/cây, tuỳ theo giống, đủ độ tuổi sinh trưởng. Loại bỏ lá già, lá ngoài, lá giập nát, không ngâm nước. Cải bắp bảo quản nhiệt độ 0 – 2 độ C, độ ẩm 92 – 95% trong thời gian 4 – 8 ngày.