Bài 1: Bài tập bổ trợ trong chạy giữa quãng (KNTT)

Cần phải làm gì để khắc phục được hiện tượng “cực điểm” trong chạy cự li trung bình? Tư thế thân người, hoạt động của tay, chân, nhịp thở giữa chạy cự li trung bình và chạy cự li ngắn có sự khác nhau như thế nào?


Câu 1

Câu 2 (Trang 38, SGK giáo dục thể chất 8):

Cần phải làm gì để khắc phục được hiện tượng “cực điểm” trong chạy cự li trung bình?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2. Khắc phục hiện tượng “ cực điểm” trong chạy cự li trung bình (SGK trang 36)

- Chỉ ra điều cần làm để khắc phục hiện tượng cực điểm trong chạy cự li trung bình


Lời giải chi tiết:

- Để hạn chế sự xuất hiện của hiện tượng “ cực điểm”, người tập cần:

+ Thường xuyên rèn luyện sức bền

+ Khởi động kĩ trước buổi tập

+ Trong các lần luyện tập chạy toàn bộ cự li ( hoặc kiểm tra, thi đấu), sau khi xuất phát và tăng tốc độ sau xuất phát, không cố gắng chạy nhanh hơn tốc độ đã đạt được trong luyện tập hàng ngày



Câu 2

Câu 3 (Trang 38, SGK giáo dục thể chất 8):

Tư thế thân người, hoạt động của tay, chân, nhịp thở giữa chạy cự li trung bình và chạy cự li ngắn có sự khác nhau như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần 2a. Bài tập bổ trợ trong chạy giữa quãng (SGK trang 36)


Lời giải chi tiết:

- So với chạy cự li ngắn, chạy cự li trung bình có bước chạy ngắn hơn, tư thế thân trên thẳng hơn, chân lăng nâng gối thấp hơn, tính nhịp điệu của bước chân cao hơn

- Duy trì nhịp thở, độ sâu của nhịp thở là 1 trong những yếu tố quyết định việc duy trì tốc độ chạy giữa quãng, mức độ và thời điểm xuất hiện mệt mỏi

- Tốc độ, biên độ đánh tay bên phải và độ ngả thân trên sang trái khi chạy trên đường vòng luôn phù hợp với tốc độ của bước chạy để tạo ra nhịp điệu chạy và giữ thăng bằng cho cơ thể

- Với độ ngả thân trên không quá 4-5 độ, cho phép: Dễ dàng duy trì độ dài bước chạy và tư thế tự nhiên của thân trên trong quá trình chạy; hạn chế tối đa mức tiêu hao năng lượng vì sự căng thẳng không cần thiết của một số nhóm cơ