Chia sẻ và đọc: Cái trống trường em

Giải Bài 5: Chia sẻ và đọc: Cái trống trường em SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Cánh diều với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần đọc, viết, luyện từ và câu, kể chuyện,....


Phần I

Chia sẻ:

Câu 1: Em hãy đọc tên Bài 5 và đoán: Ngôi nhà thứ hai là gì?

Phương pháp giải:

Em tự suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Ngôi nhà thứ hai là chỉ ngôi trường.


Câu 2

Câu 2: Nói những điều em quan sát được trong mỗi bức tranh dưới đây:

a. Mỗi bức tranh tả cảnh gì?

b. Có những ai trong tranh? Họ đang làm gì?

Phương pháp giải:

Em quan sát kĩ các bức tranh.

Lời giải chi tiết:

a. Mỗi bức tranh tả cảnh:

- Tranh 1: Trong lớp học, các bạn học sinh đang giơ tay phát biểu

- Tranh 2: Học sinh biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam

- Tranh 3: Học sinh dọn cỏ trong vườn trường

- Tranh 4: Khám sức khỏe

b.

- Tranh 1: Tranh có các bạn học sinh. Các bạn đang giơ tay phát biểu ý kiến

- Tranh 2: Tranh 2 có các bạn học sinh. Các bạn đang biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam

- Tranh 3: Có các bạn học sinh. Các bạn đang nhổ cỏ ở vườn trường

- Tranh 4: Có bác sĩ và bạn học sinh. Bác sĩ đang khám bệnh cho bạn học sinh


Phần II

Đọc

Cái trống trường em

Cái trống trường em

Mùa hè cũng nghỉ

Suốt ba tháng liền

Trống nằm ngẫm nghĩ.

 

Buồn không hả trống

Trong những ngày hè

Bọn mình đi vắng

Chỉ còn tiếng ve?

 

Cái trống lặng im

Nghiêng đầu trên giá

Chắc thấy chúng em

Nó mừng vui quá.

 

Kìa trống đang gọi

Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!

Vào năm học mới

Rộn vang tưng bừng.

                  THANH HÀO

- Ngẫm nghĩ: suy nghĩ kĩ.

- Giá (trống): cái khung để đặt (hoặc treo) trống.


Phần III

Đọc hiểu:

Câu 1: Bài thơ là lời của ai?

Phương pháp giải:

Theo em người xưng “em” trong bài thơ là ai?

Lời giải chi tiết:

Bài thơ là lời của một bạn học sinh.


Câu 2

Câu 2: Ở khổ thơ 2, học sinh xưng hô, trò chuyện thân mật như thế nào với cái trống trường?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ thứ 2.

Lời giải chi tiết:

- Trong khổ thơ thứ 2, khi trò chuyện với cái trống, bạn học sinh đã xưng là bọn mình và gọi cái trống là trống.

- Bạn học sinh đã trò chuyện rất thân mật với cái trống, hỏi trống rằng có buồn không khi các bạn học sinh đi vắng trong những ngày hè.


Câu 3

Câu 3: Qua bài thơ, em thấy tình cảm của bạn học sinh với cái trống, với ngôi trường như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ lại toàn bộ bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Bạn học sinh xem cái trống như một người bạn thân thiết. Bạn rất yêu quý cái trống cũng rất yêu và gắn bó với ngôi trường của mình.


Phần IV

Luyện tập

Câu 1: Hãy sắp xếp các từ chỉ hoạt động, cảm xúc của nhân vật “trống” vào ô thích hợp:

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:


Câu 2

Câu 2: Tìm các từ ngữ:

a. Nói về tình cảm, cảm xúc của em khi bước vào năm học mới. M: vui

b. Nói về hoạt động của em trong năm học mới. M: học tập

Phương pháp giải:

Em liên hệ bản thân để trả lời.

Lời giải chi tiết:

a. Nói về tình cảm, cảm xúc của em khi bước vào năm học mới: vui mừng, háo hức, phấn khởi, thích thú, hồi hộp,…

b. Nói về hoạt động của em trong năm học mới: học tập, lao động, ca hát,…