Anh/ chị hãy cho biết giá trị miêu tả và biểu cảm của các câu văn có dùng lối so sánh, phóng đại khi miêu tả nhân vật, khung cảnh diễn ra sự việc trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây

- Những câu sử dụng biện pháp so sánh: + So sánh tương đồng, có sử dụng từ so sánh: Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc,...


- Những câu sử dụng biện pháp so sánh: 

+ So sánh tương đồng, có sử dụng từ so sánh: Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc,...

+Quan hệ so sánh được tăng cấp bằng hàng loạt từ ngữ so sánh liên tiếp (đoạn tả tài múa khiên của Đăm Săn).

+So sánh tương phản (nhiều đoạn tả tương phản giữa Đăm Săn và Mtao Mxây).

+Dùng nghệ thuật đòn bẩy trong so sánh: bao giờ sử thi cũng miêu tả “tài” của địch thủ trước tạo ra cái đòn bẩy để miêu tả tài của anh hùng nhằm làm nổi bật cái tài xuất chúng của người anh hùng (nêu và phân tích những trường hợp miêu tả đối sánh đó trong đoạn trích).

- Nghệ thuật phóng đại

+Các hình ảnh, sự vật được đem ra làm chuẩn trong so sánh đều lấy từ thế giới thiên nhiên, từ vũ trụ. Dùng vũ trụ để “đo” kích cỡ nhân vật anh hùng là một cách phóng đại để đề cao anh hùng. Nghệ thuật đó rất nổi bật ở sử thi, mang một giá trị thẩm mĩ đặc biệt. Đó chính là phong cách nghệ thuật của sử thi anh hùng Tây Nguyên.

+Mtao Mxây phải đi ra, trông hắn giữ tợn như một vị thần, giữa một đám đông mịt mù như trong sương sớm.

+ Thế là Đăm Săn lại múa. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung…

+Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán. Chân chàng to bằng xà nhà, đùi to bằng ống bễ. Chàng khỏe như con voi đực, hơi thở như sấm vang, nằm xuống sàn nhà thì gãy cả sàn nhà. Đăm Săn vốn đã ngang tàng…




Từ khóa phổ biến