Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
Khái niệm gen, mã di truyền, đặc điểm mã di truyền, quá trình nhân đôi ADN
KIẾN THứC CƠ BẢN
Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit hay ARN.
Từ định nghĩa gen ta thấy: Gen có bản chất là ADN, trên một phân tử ADN chứa rất nhiều gen.
Mã di truyền là mã bộ ba được đọc trên cả ADN và mARN (cứ ba nucleotit đứng liền nhau thì mã hóa cho một axit amin).
Mã di truyền là mã bộ ba, có tính phổ biến, tính đặc hiệu và tính thoái hóa.
Nhân đôi ADN là quá trình tạo ra hai phân tử ADN con có cấu trúc giống hệt phân tử ADN mẹ ban đầu.
Quá trình nhân đôi có thể diễn ra ở pha S kì trung gian của chu kì tế bào (trong nhân của sinh vật nhân thực) hoặc ngoài tế bào chất (ADN ngoài nhân: ti thể, lục lạp) để chuẩn bị cho phân chia tế bào.
Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung: A – T, G – X.
- Nguyên tắc bán bảo toàn: trong mỗi phân tử ADN con thì một mạch là mới tổng hợp còn mạch kia là của ADN mẹ.
- Nguyên tắc nửa gián đoạn: một mạch được tổng hợp liên tục, còn mạch kia bị tổng hợp từng đoạn một sau đó các đoạn mới được nối vào nhau.
Quá trình nhân đôi ADN được diễn ra theo trình tự gồm 3 bước: Phân tử ADN mẹ tháo xoắn, Tổng hợp các mạch ADN mới, Hai phân tử mới được tạo thành.
Ý nghĩa của quá trình nhân đôi:
- Nhân đôi ADN trong pha S của kì trung gian để chuẩn bị cho quá trình nhân đôi nhiễm sắc thể và chuẩn bị cho quá trình phân chia tế bào.
- Nhân đôi ADN giải thích sự truyền đạt thông tin di truyền một cách chính xác qua các thế hệ.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN timdapan.com"