Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng

Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 7


Tác giả

Tham khảo thêm tại đây


Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ: tác phẩm được trích từ diễn văn “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”. Diễn văn được đọc trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970).

b. Bố cục: gồm 2 đoạn

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”): Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác.

- Đoạn 2 (Còn lại): Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm.

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Nội dung

Tác phẩm đã nêu lên một trong những đức tính cao đẹp của Bác Hồ: sự giản dị. Đức tính giản dị là một phẩm chất cao quý của Bác. Bác giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.

b. Nghệ thuật

- Luận điểm ngắn gọn, rõ ràng.

- Hệ thống luận cứ đầy đủ, xác đáng, chặt chẽ.

- Dẫn chứng cụ thể, phong phú, chính xác, giàu sức thuyết phục.

- Bình luận sâu sắc, chưa đựng tình cảm của người viết.

Bài giải tiếp theo
Ý nghĩa văn chương - Hoài Thanh
Tác giả Phạm Duy Tốn
Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Nguyễn ÁI Quốc
Ca Huế trên sông Hương - Hà Ánh Minh
Quan Âm Thị Kính

Video liên quan