Đôi chim sơn ca

Một cây cẩm lai cành lá xoè ra ngay trên chỗ Diên nằm, nhưng vì cao quá mà lá lại thưa, nên Diên tưởng như bóng cây không chiếu được tới đất.


Đề bài

Đôi chim sơn ca

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Hoàn cảnh trông thấy đôi chim sơn ca.

- Tả hình dáng và hoạt động của đôi chim sơn ca

- Cảm nghĩ của em về đôi chim sơn ca.

Lời giải chi tiết

      ... Một cây cẩm lai* cành lá xoè ra ngay trên chỗ Diên nằm, nhưng vì cao quá mà lá lại thưa, nên Diên tưởng như bóng cây không chiếu được tới đất. Lá nhỏ lăn tăn và xếp in lên nền trời trông tựa như một bức thêu hoa trên nền lụa xanh màu lam nhạt. Một con bướm trắng bay loăng quăng trong cành cây rồi bỗng như chiếc lá rụng là đà rơi xuống chỗ Diên nằm. Lúc bấy giờ đã quá trưa. Trời im gió, ánh nắng lấp lánh như những ngôi sao trôi sau cỏ thưa trên dòng suối.

         Hiệp và Diên lắng nghe: Trong bãi cỏ trước mặt có tiếng chim hót ríu rít. Đưa mắt nhìn mãi, Diên thấy lộ ra trên bãi cỏ cái đầu một con chim sơn ca rung động thật nhanh, lông bườm và lông cổ xù ra. Con chim đột nhiên bay vụt lên cao, vừa bay vừa hót. Hai người đưa mắt nhìn theo, con chim mỗi lúc một nhỏ, nhỏ dần chỉ còn lại một chấm đen lên trời song tiếng hót ríu rít trên cao nghe vẫn rõ. Một con chim nữa ở trong đám cỏ vụt bay lên, trong khi khắp các nơi tiếng hót những con chim khác cùng nổi ran một loạt những khúc hoà tấu để tiễn đưa. Bỗng, chim ở trên không rơi thẳng xuống như một hòn đất ném từ trên cao, khi gặp em bay sau hai con díu cành vào nhau rồi là lả xuống cạnh suối. Chim đã khuất trong cỏ nhưng tiếng hót vẫn còn ríu rít mãi chưa thôi...

Chú thích từ khó:

Cây cẩm lai: còn có tên gọi phổ thông khác là Trắc Lai, đây là một loài cây thuộc họ đậu - Fabaceae và tại Việt Nam thì cây này phân bố nhiều ở các tỉnh thuộc Tây Nguyên và khu vực Đông Nam Bộ như Gia Lai, Kon Tum, Đắc-lắc, Tây Ninh, Đồng Nai, Lâm Đồng,...

Nhất Linh