Diễn thế sinh thái

Khái niệm, nguyên nhân, các loại diễn thế sinh thái, diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh, ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái.


Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng có một quần xã tương đối ổn định.

Nguyên nhân của diễn thế:

- Nguyên nhân bên ngoài: do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã: bão, lụt, cháy, ô nhiễm… làm cho quần xã trẻ lại hoặc bị hủy hoại hoàn toàn. Trên vùng bị hủy diệt của tự nhiên, quần xã sinh vật mới dần dần được hình thành và phát triển.

- Nguyên nhân bên trong: sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. Trong điều kiện môi trường tương đối ổn định, hoạt động mạnh mẽ của nhóm loài ưu thế sẽ làm thay đổi điều kiện sống, tạo cơ hội cho nhóm loài khác có khả năng cạnh tranh cao hơn trở thành ưu thế mới. Nói cách khác, trong diễn thế, nhóm loài chiếm ưu thế đã "Tự đào huyệt chôn mình".

- Hoạt động khai thác tài nguyên của con người cũng là nguyên nhân gây ra diễn thế của quần xã.

 Các loại diễn thế sinh thái:
Diễn thế sinh thái, so sánh diễn thế nguyên sinh diễn thế thứ sinh

Ý nghĩa của nghiên cứu diễn thế: bảo vệ và dự báo được các quần xã tồn tại trước đó và những quần xã sẽ thay thế trong tương lai; giúp xây dựng chiến lược phát triển kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp có cơ sở khoa học

Chủ động điều khiển diễn thế theo hướng có lợi cho phép khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường phát triển bền vững.

 
Bài giải tiếp theo

Bài học bổ sung
Hãy điền các giai đoạn của 2 kiểu diễn thế sinh thái, nguyên nhân gây ra diễn thế vào bảng sau:

Video liên quan