Đề thi vào 10 môn Văn Yên Bái năm 2022
Đọc đoạn văn: Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ
Đề bài
Câu 1. (3 điểm) Đọc đoạn văn:
Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng, những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả
vào gầm xe.
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.181)
Thực hiện các yêu cầu sau:
a. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b. Xác định các danh từ trong câu: “Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây.” Đặt câu với một trong các danh từ đó (không chép lại câu đã cho).
c. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu: “Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe”
Câu 2. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở Câu 1, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: Thiên nhiên có vai trò như thế nào với cuộc sống con người?
Câu 3. (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
(Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.139-140)
Lời giải chi tiết
Câu 1:
a. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? |
Phương pháp: Căn cứ bài Lặng lẽ Sa Pa.
Cách giải:
- Tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa.
- Tác giả: Nguyễn Thành Long.
b. Xác định các danh từ trong câu: “Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây.” Đặt câu với một trong các danh từ đó (không chép lại câu đã cho). |
Phương pháp: Căn cứ bài danh từ.
Cách giải:
Danh từ: nắng, rừng cây.
Đặt câu: Hôm nay, trời nắng to quá.
c. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu: “Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe” |
Phương pháp: Căn cứ bài nhân hóa, phân tích.
Cách giải:
- Biện pháp tu từ: Nhân hóa.
- Tác dụng: Việc sử dụng biện pháp nhân hóa đã làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm hơn. Nó đã làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa lặng lẽ, thơ mộng và tràn đầy sức sống.
Câu 2:
Từ nội dung đoạn trích ở Câu 1, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: Thiên nhiên có vai trò như thế nào với cuộc sống con người? |
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
1. Giới thiệu vấn đề: Vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người.
2. Bàn luận: Ý nghĩa của thiên nhiên với đời sống con người:
- Trước hết, thiên nhiên cung cấp cho ta môi trường sống, sinh hoạt.
- Không chỉ vậy, thiên thiên còn cung cấp cho ta những tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người. Con người không thể sống nếu không có oxi để thở, không có nước để uống, sinh hoạt. Nếu không có thiên nhiên, khí thải CO2 sẽ đi về đâu? Đồng thời, thiên nhiên cung cấp cho con người những đồ ăn, thức uống để tồn tại.
- Thiên nhiên còn là nơi giúp con người nghỉ ngơi, giải lao, giải tỏa căng thẳng khi được đắm chìm trong đó.
=> Mọi hành động huỷ diệt thiên nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người.
- Tuy nhiên, các hoạt động sinh sống và khai thác của con người ở một số vùng hiện nay đang phá hủy thiên nhiên và môi trường tự nhiên. Vì vậy, mỗi người cần chung tay trong việc bảo vệ thiên nhiên.
Câu 3:
Phân tích đoạn thơ sau: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi! (Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.139-140) |
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Huy Cận, tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá.
- Giới thiệu về bức tranh thiên nhiên và con người lao động trong 5 khổ được trích.
2. Thân bài: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi
* Được xây dựng trên nền của một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
- Hình ảnh so sánh độc đáo trong câu 1:
+ Điểm nhìn nghệ thuật: nhìn từ con thuyền đang ra khơi.
+ Thời gian: hoàng hôn -> sự vận động của thời gian.
+ Quang cảnh hùng vĩ của bầu trời lúc chiều tà -> vẻ đpẹ kì vĩ, tráng lệ của cảnh hoàng hôn trên biển.
- Biện pháp tu từ nhân hóa
+ Được sáng tạo từ chi tiết thực : những con sóng cài ngang như chiếc then cửa của vũ trụ. Bóng đêm “sập cửa” gợi khoảnh khắc ánh ngày vụt tắt và màn đêm bất ngờ buông xuống bao trùm tất cả.
+ Gợi không gian vũ trụ rộng lớn, mênh mông, kì vĩ mà vẫn gần gũi, ấm áp như ngôi nhà của con người.
* Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi
- “Lại”
+ Chỉ một sự kiện lặp đi lặp lại.
+ Chỉ sự trái chiều vì khi vũ trụ đã kết thúc một ngày dài để lắng vào yên nghỉ thì đoàn thuyền đánh cá lại bắt đầu một cuộc lao động mới.
-> Gợi một nhịp sống thanh bình của quê hương, đất nước. Sau bao năm tháng chiến tranh con ngườ Việt Nam mới có một cuộc sống lao động bình yên.
- “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” :
+ Kết hợp hai hình ảnh : “câu hát” – “gió khơi” -> cụ thể hóa sứ mạnh đưa con thuyền ra khơi.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” -> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người dân chài.
-> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui lao động.
* Câu hát của người dân chài :
- Biện pháp liệt kê : “cá bạc”, “cá thu”…-> sự giàu có của biển.
- Bút pháp tả thực kết hợp với trí thưởng tượng phong phú :
+ Tả đàn cá thu giống như con thoi đang bơi lượn mà như dệt tấm vải giữa biển đêm bừng muôn luồng sáng -> liên tưởng đến dệt lưới của đoàn thuyền.
+ Gợi những vệt nước ấp lánh khi đàn cá bơi lội.
+ Niềm vui của người dân chài. Những đàn cá như thoi đứa là niềm hứa hẹn chuyến về bội thu “khoang đầy cá nặng”
=> Hai khổ đầu, tác giả phác họa thành công một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng. Qua đó, ông đã làm hiện lên cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và tâm hồn phóng khoáng, tràn đầy niềm vui, niềm hi vọng của người lao động mới.
3. Kết bài : Tổng kết vấn đề.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề thi vào 10 môn Văn Yên Bái năm 2022 timdapan.com"