Đề thi vào 10 môn Văn Đăk Lăk năm 2020
Đọc đoạn trích: Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi.
Đề bài
Câu 1 (2.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua. Điều kiện học tập cũng vậy, có người được cha mẹ tạo cho mọi điều kiện thuận lợi, nhưng lại mải chơi, ăn diện, kết quả học tập rất bình thường. Nói tới tài năng thì ai cũng có chút tài, nhưng đó chỉ mới là một khả năng tiềm tàng, nếu không tìm cách phát huy thì nó cũng bị thui chột. Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.
(Trích Trò chuyện với bạn trẻ - Nguyên Hương, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 11)
Thực hiện các yêu cầu sau:
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0.5 điểm)
2. Theo tác giả, khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, con người có những cách ứng xử nào? (0.5 điểm)
3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận? (1.0 điểm)
Câu 2 (3.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở Câu 1, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 250 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc nắm bắt cơ hội cho bản thân trong cuộc sống.
Câu 3 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa do bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhẹ cả chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
Đêm thở : sao lùa nước Hạ Long.
Ta hát bài ca gọi cả vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cả như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
(Trích Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 140)
Lời giải chi tiết
Câu 1
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0.5 điểm) |
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
2. Theo tác giả, khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, con người có những cách ứng xử nào? (0.5 điểm) |
Phương pháp: căn cứ bài đọc hiểu
Cách giải:
Khi gặp hoàn cảnh khó khăn, buộc phải khắc phục con người thường có 2 cách ứng xử: có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người gồng mình vượt qua.
3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận? (1.0 điểm) |
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Ý kiến trên có thể hiểu: thành đạt đối với một cá nhân không chỉ đơn thuần là cá nhân đó đạt được mục tiêu mà bản thân đề ra. Cao hơn cả thành đạt là khi việc làm đó của bạn mang lại lợi ích cho cộng đồng xã hội, phục vụ cho sự phát triển chung của xã hội và được mọi người thừa nhận.
Câu 2
Từ nội dung đoạn trích ở Câu 1, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 250 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc nắm bắt cơ hội cho bản thân trong cuộc sống. |
Phương pháp: phân tích, giải thích, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của việc nắm bắt cơ hội cho bản thân trong cuộc sống.
2. Giải thích vấn đề:
- Cơ hội là hoàn cảnh thuận lợi mà chúng ta gặp được để thực hiện điều mong muốn, dự định.
- Nắm bắt là nắm được, hiểu được để vận dụng, sử dụng.
=> Nắm bắt cơ hội là biết tận dụng hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện những dự định, mơ ước của mình và biến nó thành hiện thực.
3. Phân tích, bàn luận vấn đề
- Cơ hội không phải lúc nào cũng xuất hiện. Nếu để nó qua đi có thể bạn sẽ phải chờ đợi rất lâu bởi vậy việc nắm bắt cơ hội kịp thời có ý nghĩa hết sức quan trọng.
- Ý nghĩa của việc nắm bắt cơ hội:
+ Biết tận dụng hoàn cảnh thuận lợi, chúng ta sẽ có cơ hội tiến nhanh đến thành công.
+ Cơ hội mang đến cho chúng ta niềm tin, niềm hi vọng để ta đạt được mục đích.
+ Cơ hội tạo ra cho chúng ta một sức mạnh to lớn và động lực để ta vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống.
+ Người biết nắm bắt cơ hội là người thông minh, biết thích nghi với hoàn cảnh.
- Để có cơ hội tốt nhất, bạn không phải chỉ cần ngồi chờ dịp may mà còn phải có một sự chuẩn bị chu đáo. Đôi khi cơ hội là do chính chúng ta mang đến cho mình.
- Khi đã nhận ra được cơ hội đang ở trước mắt, chúng ta phải chủ động và tận dụng nó một cách khéo léo để có thể vượt qua những thử thách và tiến tới thành công.
- HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.
- Phê phán những người không biết tận dụng cơ hội.
- Phân biệt nắm bắt cơ hội với sống cơ hội.
4. Liên hệ bản thân và Tổng kết
Câu 3
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa do bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhẹ cả chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe. Đêm thở : sao lùa nước Hạ Long.
Ta hát bài ca gọi cả vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. Biển cho ta cả như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. (Trích Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 140) |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu chung
2. Phân tích, cảm nhận
* Hình ảnh đoàn thuyền được tái hiện chân thực, sinh động:
- Không gian vũ trụ bao la được mở ra nhiều chiều:
+ Cao: bầu trời, mặt trăng.
+ Rộng: mặt biển.
+ Sâu: lòng biển.
- Để thấy đoàn thuyền đánh cá hoàn toàn tương xứng với không gian ấy:
+ Khi sóng biển cồn lên, cánh buồm như chạm vào cả mây trời.
+ Khi buông lưới con thuyền như dò thấu tận đáy đại dương.
+ Hệ thống động từ: “lái”, “lướt”… -> tư thế làm chủ của đoàn thuyền…
+ Hệ thống hình ảnh: “lái gió”, “buồm trăng”, “mây cao”, “biển bằng” -> con thuyền như mang sinh lực của đất trời để đánh cá trên biển.
- Gợi hình tượng người lao động trên biển:
+ Tầm vóc lớn lao sánh cùng vũ trụ.
+ Làm chủ cả vũ trụ.
* Sự giàu có, phong phú, đẹp đẽ, bao dung của biển cả:
- Liệt kê: “cá nhụ”, “cá chim”…:
+ Là những loài cá quý giá nhất -> sự hào phóng của biển cả.
+ Tô đậm ấn tượng về một vùng biển giàu có với sản vật phong phú.
- Hình ảnh miêu tả: “cá song…đuốc đen hồng”:
+ Tả thực cá song dài có những chấm nhỏ màu đen hồng.
+ Liên tưởng đến ngọn đuốc làm sáng cả biển đêm.
- Đại từ “em” -> nhân hóa câu thơ:
+ Cá không phải là đối tượng để đánh bắt mà là đối tượng để chinh phục.
+ Gợi hành trình chinh phục tự nhiên của con người.
- Nhân hóa: “đêm thở”, “sao lùa” -> Vẻ đẹp của đêm trăng trên biển. Ánh trăng sao lồng vào sóng nước nên khi cá quẫy ta có cảm giác không phải mặt nước đang xao động mà là màn đêm đang thở.
- So sánh “như lòng mẹ”:
+ Là “nguồn sữa”, nguồn tài nguyên khổng lồ nuôi sống con người.
+ Ấm áp, bao dung, gần gũi, yêu thương con người như lòng mẹ.
=> Ẩn sau những câu thơ này là niềm hạnh phúc và lòng biết ơn của con người đối với ân tình của thiên nhiên, đất nước.
3. Tổng kết
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề thi vào 10 môn Văn Đăk Lăk năm 2020 timdapan.com"