Đề thi vào 10 môn Văn Đà Nẵng năm 2019
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Vầng trăng quê em
Đề bài
Câu 1 (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Vầng trăng quê em
Vầng trăng vàng thắm đang từ từ nhô lên sau lũy tre làng (1). Làn gió nồm nam thổi mát rượi (2). Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào đáy mắt (3). Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già (4).
Khuya (5). Làng quê em đã vào giấc ngủ (6). Chỉ có vầng trăng vẫn thao thức như canh gác trong đêm (7).
(Theo Phan Sĩ Châu, Tiếng Việt 3, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
a. Hãy cho biết các từ được gạch chân thực hiện phép liên kết gì? (0,5 điểm)
b. Xác định phần trung tâm của cụm từ mái tóc bạc của cụ già. Cho biết đây là cụm danh từ, cụm động từ, hay cụm tính từ? (0,5 điểm)
c. Tìm câu đặc biệt (0,5 điểm)
d. Xác định biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong câu (7) (0,5 điểm)
Câu 2. (3,0 điểm)
Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lời chào trong giao tiếp hằng ngày.
Câu 3: (5.0 điểm)
Phân tích sự thay đổi tâm trạng của bé Thu trong hai đoạn trích sau:
(...) Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:
- Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?
Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, dầu cúi gầm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mời lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rộn ràng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Nó sang qua nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên ấy. Chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không về.
Và
(...) Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó, không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con:
- Ba đi rồi ba về với con.
- Không! - Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi cấu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ của nó run lên.
Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ Văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
Lời giải chi tiết
Câu 1
a. Hãy cho biết các từ được gạch chân thực hiện phép liên kết gì? (0,5 điểm) b. Xác định phần trung tâm của cụm từ mái tóc bạc của cụ già. Cho biết đây là cụm danh từ, cụm động từ, hay cụm tính từ? (0,5 điểm) c. Tìm câu đặc biệt (0,5 điểm) d. Xác định biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong câu (7) (0,5 điểm) |
a.
Phương pháp: căn cứ các phép liên kết đã học
Cách giải:
Phép liên kết được sử dụng là: phép lặp
b.
Phương pháp: căn cứ bài Cụm danh từ
Cách giải:
- Phần trung tâm của cụm từ “mái tóc bạc của các cụ già” là : mái tóc
- Đây là cụm danh từ
c.
Phương pháp: căn cứ bài Câu đặc biệt
Cách giải:
Câu đặc biệt là câu 5: Khuya
d.
Phương pháp: căn cứ các biện pháp nghệ thuật đã học
Cách giải:
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu 7:
- nhân hóa: thao thức
- so sánh : vầng trăng vẫn thao thức như canh gác trong đêm
Câu 2
Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lời chào trong giao tiếp hằng ngày. |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu luận đề
2. Giải thích luận đề
- Lời chào là “phương tiện” trong cách ứng xử giao tiếp xã hội, nhằm để làm quen, duy trì mối quan hệ gắn bó, đoàn kết, tương thân tương ái giữa con người với con người trong một tập thể, cộng đồng.
3. Bàn luận vấn đề
- Vai trò của lời chào:
+ Lời chào là một hình thức khởi đầu một cuộc trò chuyện trong giao tiếp.
+ Lời chào thể hiện thái độ trân trọng, cung kính và thân thiết của mình đối với người khác.
+ Trong đời sống, lời chào như một hình thức xã giao để bắt đầu một cuộc nói chuyện được tự nhiên, lịch sự, cởi mở. Người vai dưới gặp người vai trên mà không biết chào hỏi là bất kính. Người vai trên không đáp lại lời chào của người vai dưới là thiếu lịch sự, hách dịch, khinh người.
+ Lời chào khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người. Nó thể hiện sự tôn trọng của bản thân đối với người khác. Nó giúp ta xác định rõ ràng vị trí mỗi người trong giao tiếp. Từ đó, thực hiện các hoạt động giao tiếp một cách đúng đắn, hiệu quả và đúng mực. Người nhận được lời chào cũng cảm thấy mình cảm được tôn trọng, vui vẻ, hạnh phúc.
+ Lời chào còn có giá trị to lớn trong truyền thống văn hóa dân tộc (lời chào cao hơn mâm cỗ).
- Khái quát lại vấn đề: một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của lời chào.
4. Liên hệ bản thân
Câu 3
Phân tích sự thay đổi tâm trạng của bé Thu trong hai đoạn trích sau: (...) Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên: - Sao mày cứng đầu quá vậy, hả? Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, dầu cúi gầm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mời lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rộn ràng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Nó sang qua nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên ấy. Chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không về. Và (...) Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó, không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con: - Ba đi rồi ba về với con. - Không! - Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi cấu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ của nó run lên. Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ Văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
- Về hình thức: đáp ứng yêu cầu hình thức một bài văn: có 3 phần (MB, TB, KB)
- Về nội dung: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, miễn sao có thể thấy được sự thay đổi trong hành động, ý thức của bé Thu trong tình cảm, hành xử đối với người cha của minh.
Sau đây là gợi ý dàn bài chi tiết:
1. Mở bài:
- Dẫn dắt.
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Quang Sáng, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm "Chiếc lược ngà".
- Giới thiệu về nhân vật bé Thu, giới thiệu 2 đoạn trích.
2. Thân bài:
- Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh của hai cha con: Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh chưa đầy một tuổi. Từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau, cho đến khi anh được nghỉ phép ba ngày, anh đã trở vể thăm gia đình, nhưng đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba.
Đoạn 1:
- Tình cách rắn rỏi, bướng bỉnh, ngang bướng rất trẻ con của bé Thu được thể hiện trong đoạn văn thứ nhất: "Trong bữa cơm đó.... nó cũng không về".
+ Hất đổ cả chén cơm khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá. Bị ba đánh, tưởng đâu "con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm." => Hình ảnh một đứa trẻ gan góc, lì lợm.
+ "Nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rộn ràng, khua thật to" => tính cách trẻ con, hình ảnh của một đứa trẻ lúc giận dỗi được khắc họa rất tinh tế với chỉ một chi tiết nhỏ.
+ "Nó sang nhà bà ngoại và khóc ở bên đấy" => dù gan lì và bướng bỉnh nhưng bởi Thu vẫn còn là một đứa trẻ nên vẫn có những hành động mè nheo khóc nhè.
=> Bé Thu là một đứa bé gan góc, có cá tính mạnh mẽ, thà sang nhà ngoại khóc thật to nhưng khi đứng trước mặt ông Sáu - người mà bé đang căm ghét thì lầm lì, im lặng trông như nét hờn dỗi của người lớn. Nhưng suy cho cùng, Thu vẫn là một đứa bé nên vẫn có những hành động trẻ con để thể hiện nỗi bực dọc của mình. Bên cạnh đó, hành động quyết liệt của bé Thu cũng thể hiện tình yêu thương cha mãnh liệt, bé kiên quyết cự tuyệt ông Sáu vì ông không giống bức hình trong ảnh, trên mặt ông có vết thẹo dài. Chính yếu tố đó vừa thể hiện tình yêu thương cha vừa thể hiện cá tính mạnh mẽ của bé Thu.
=> Nguyễn Quang Sáng đã rất tinh tế, tài tình khi khắc họa được hình ảnh của bé Thu đa chiều và sâu sắc như thế chỉ trong một hành động nhỏ.
Đoạn 2:
- Tình yêu thương ba vô bờ bến đươc thể hiện ở đoạn văn thứ hai "Trong lúc đó....nắm lấy trái tim tôi"
+ Bé Thu bướng bỉnh bao nhiêu, lì lợm gan góc bao nhiêu thì lại bởi bé thương ba của mình bấy nhiêu: "Con bé hét lên, hai tay nó siết lấy chặt cổ....và đôi vai nhỏ bé của nó run run"
=> Những cái ôm như cố gắng để chặt nhất có thể, như để bù đắp cho những tháng ngày xa lánh ba của mình, những cái ôm cuối cùng như để lấp đi tất thảy những khoảng trống của tình ba - con trong những ngày tháng vừa qua.
=> Đoạn văn là những gì xúc động nhất, sâu lắng nhất về tình cảm mà bé Thu dành cho ba của mình
- Hai đoạn văn đã cho thấy được sự thay đổi trong tâm lý của nhân vật bé Thu đối với người cha của mình. Nếu như đoạn trên, bé Thu xa lánh, xù lông với ba mình bao nhiêu thì đoạn 2 lại thấy được sự gần gũi không còn khoảng trống của tình cảm mà Thu dành cho người ba của mình. Đoạn 1 bé Thu lì lợm bướng bỉnh bao nhiêu thì đoạn 2, bé Thu lại trở nên nhẹ nhàng, tình cảm bấy nhiêu
- Hai đoạn trích cũng cho thấy được sự tài tình trong miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật, đặc biệt là tâm lý của trẻ con của nhà văn: tinh tế, sâu sắc.
3. Kết bài: Khái quát suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về nhân vật bé Thu và truyện ngắn Chiếc lược ngà.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề thi vào 10 môn Văn Đà Nẵng năm 2019 timdapan.com"