Đề thi vào 10 môn Văn Bắc Ninh năm 2022

(1) Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời


Đề bài

Câu 1. (4 điểm)

(1) Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

(2) Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Ngữ văn 9, Tập một)

Thực hiện các yêu cầu:

a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b. Trong khổ thơ (1), những người lính lái xe đã định nghĩa như thế nào về gia đình?

c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ trong câu thơ: Chỉ cần trong xe có một trái tim.

d. Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của lòng dũng cảm.

Câu 2. (6,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:

Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:

- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?

- Là con thầy mấy lị con u.

- Thế nhà con ở đâu?

- Nhà ta ở làng Chợ Dầu.

- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?

Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thi:

- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhi.

Mấy hôm nay rũ rủ ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa.

Anh em đồng chí biết cho bố con ông.

Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông.

Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sại. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng với đi được đôi phần.

(Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, Tập một, NXBGD, 2018)

Lời giải chi tiết

Câu 1.

a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Phương pháp: Căn cứ bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Cách giải:

- Tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

- Tác giả: Phạm Tiến Duật.

b. Trong khổ thơ (1), những người lính lái xe đã định nghĩa như thế nào về gia đình?

Phương pháp: Căn cứ bài đọc, tìm ý.

Cách giải:

Những người lính định nghĩa về gia đình là: chung bát đĩa nghĩa là gia đình.

c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ trong câu thơ: Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Phương pháp: Căn cứ bài hoán dụ, phân tích.

Cách giải:

- Biện pháp tu từ: hoán dụ - trái tim.

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh tất cả con người với sức lực, tâm huyết dành trọn cho đất nước.

+ Đồng thời cũng là hình ảnh biểu tượng cho tinh thần trách nhiệm, ý chí chiến đấu.

d. Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của lòng dũng cảm.

Phương pháp: Phân tích, giải thích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu hình thức: Viết đúng một đoạn văn khoảng 150 chữ.

* Yêu cầu về nội dung:

* Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của lòng dũng cảm.

- Giải thích: Lòng dũng cảm là việc con người dám đương đầu với nguy hiểm, khó khăn thử thách gặp phải trong cuộc sống, dám nghĩ, dám làm không hèn nhát.

- Ý nghĩa của lòng dũng cảm:

+  Lòng dũng cảm giúp con người dễ dàng vượt qua những khó khăn thử thách để đạt được thành công.

+ Lòng dũng cảm giúp ta có thể giúp đỡ những người yếu thế.

+ Lòng dũng cảm là phẩm chất cần thiết tạo nên giá trị con người.

+ Lòng giúp cảm giúp con người có chính kiến hơn, dám đứng lên đấu tranh chống lại những điều tiêu cực trong xã hội, góp phần tạo nên một xã hội đáng sống.

+ …

- Bàn luận:

+ Chúng ta cần phải rèn luyện lòng dũng cảm cho chính bản thân mình.

+ Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược, không dám nói lên tiếng nói của mình hoặc để mặc cái ác, cái xấu diễn ra mà không dám lên tiếng.

+ Tránh sự nhầm lẫn giữa lòng dũng cảm và sự liều lĩnh, mù quáng.

II. LÀM VĂN: 

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:

Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:

- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?

- Là con thầy mấy lị con u.

- Thế nhà con ở đâu?

- Nhà ta ở làng Chợ Dầu.

- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?

Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thi:

- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhi.

Mấy hôm nay rũ rủ ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa.

Anh em đồng chí biết cho bố con ông.

Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông.

Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sại. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng với đi được đôi phần.

 

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Giới thiệu đoạn văn cần phân tích.

2. Thân bài

* Hoàn cảnh: Ông Hai nghe tin làng theo giặc. Ông đau đơn, khôn khổ.

* Phân tích đoạn trích.

- Với tâm trạng đau khổ, ông Hai đã tâm sự với đứa con út như để minh oan cho mình. Câu hỏi: “Thế nhà con ở đâu?” cùng câu trả lời của đứa con: “Nhà ta ở Chợ Dầu” đã khẳng định tình yêu làng Dầu luôn ăn sâu trong lòng ông. Và phải chăng ông muốn nhắc cho đứa con ghi nhớ về quê hương, nguồn gốc của mình.

- Ông lại hỏi “Thế con ủng hộ ai?” và tự khẳng định lại “Ủng hộ cụ Hồ con nhỉ?” Chi tiết này khẳng định ông tin tưởng và biết ơn kháng chiến cụ Hồ đã đem lại cuộc sống ấm no, tự do. Tình cảm đó rất thiêng liêng, bền vững và sâu nặng.

- Một lần nữa ông thủ thỉ với con “Cụ Hồ trên đầu trển cổ  xét soi cho bố con ông”. Người nông dân chất phác ấy đã bộc lộ rõ niềm tin tưởng vào sự công bằng của cách mạng, của kháng chiến với những người tốt như mình. Tấm lòng tin tưởng trung thành của ông bền vững “Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”

- Đoạn văn đối thoại nhưng thực chất lại mang tính chất độc thoại. Ông nói với con như để ngỏ lòng mình, để vơi bớt những buồn đau, dằn vặt …trong lòng.

- Đoạn văn ngắn nhưng diễn tả rất cảm động nỗi lòng sâu xa, bền chặt, chân thành của ông Hai - một người nông dân - với quê hương, đất nước, với cách mạng, kháng chiến.

3. Kết bài