Đề thi vào 10 môn Toán Yên Bái năm 2023
Câu 1: Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số bậc nhất? A. \(y = \frac{1}{{{x^2}}} + 3\). B. \(y = 3{x^2} - 2\).
Đề bài
Câu 1: Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số bậc nhất?
A. \(y = \frac{1}{{{x^2}}} + 3\).
B. \(y = 3{x^2} - 2\).
C. \(y = 3x + 2\).
D. \(y = 3{x^2} - 1\).
Câu 2: Cho tam giác ABC vuông tại \(A\), đường cao \(AH{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {H \in BC} \right)\). Khẳng định nào sau đây đúng?
A. \(A{H^2} = BH.CH\).
B. \(A{H^2} = B{H^2}.C{H^2}\).
C. \(AH = \frac{{BH}}{{CH}}\).
D. \(AH = BH.CH\).
Câu 3: Tứ giác ABCD có số đo \(\angle A = 80^\circ ,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \angle B = 110^\circ ,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \angle C = 100^\circ \). Số đo \(\angle D\) bằng:
A. \(100^\circ \).
B. \(80^\circ \).
C. \(110^\circ \).
D. \(70^\circ \).
Câu 4: Hai đường tròn phân biệt có số điểm chung nhiều nhất là
A. 1.
B. 0.
C. Vô số.
D. 2.
Câu 5: Phương trình nào sau đây là phương trình bậc hai một ẩn?
A. \(2x - 3 = 0\).
B. \({x^4} - 2{x^2} = 0\).
C. \({x^3} + 3 = 0\).
D. \({x^2} - 2x - 3 = 0\).
Câu 6: Giá trị của \(\sin 30^\circ \) bằng
A. \(\frac{1}{2}\).
B. \(\frac{{\sqrt 2 }}{2}\).
C. \(\frac{{\sqrt 3 }}{2}\).
D. \(1\).
Câu 7: Cặp số \(\left( {1;2} \right)\) là nghiệm của phương trình nào sau đây?
A. \(3x - 2y = 7\).
B. \(3x + 2y = 8\).
C. \(3x + 2y = 7\).
D. \(3x - 2y = 8\).
Câu 8: Công thức tính diện tích xung quanh của hình trụ là \({S_{xq}} = 2\pi rh\). Diện tích xung quanh của hình trụ có bán kính đáy \(r = 2\), chiều cao \(h = 3\) là:
A. \({S_{xq}} = 24\pi \)(đvdt)
B. \({S_{xq}} = 12\pi \)(đvdt)
C. \({S_{xq}} = 6\pi \)(đvdt)
D. \({S_{xq}} = 48\pi \)(đvdt)
Câu 9: Đường thẳng \(y = 2x - 1\) đi qua điểm nào sau đây?
A. \(Q\left( {1; - 1} \right)\).
B. \(M\left( { - 1; - 3} \right)\).
C. \(N\left( {1;3} \right)\).
D. \(P\left( { - 3; - 5} \right)\).
Câu 10: Tập nghiệm của phương trình \({x^2} - 4x + 3 = 0\) là:
A. \(\left\{ {1;3} \right\}\).
B. \(\left\{ {1; - 3} \right\}\).
C. \(\left\{ { - 1; - 3} \right\}\).
D. \(\left\{ { - 1;3} \right\}\).
Câu 11: Ước chung lớn nhất của \(6\) và \(9\) là:
A. 9.
B. 6.
C. 3.
D. 18.
Câu 12: Cho \(\Delta ABC\) cân tại \(A\). Khẳng định nào sau đây đúng?
A. \(AB < AC\).
B. \(AB \ne AC\).
C. \(AB = AC\).
D. \(AB > AC\).
Câu 13: Hệ số góc \(a\) của đường thẳng \(y = 2x + 3\) là
A. \(a = \frac{1}{2}\).
B. \(a = 2\).
C. \(a = \frac{1}{3}\).
D. \(a = 3\).
Câu 14: Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là :
A. góc vuông.
B. góc tù.
C. góc nhọn.
D. góc bẹt.
Câu 15: Giá trị của biểu thức \(\sqrt 9 {\rm{ \;}} + 5\) bằng
A. 14.
B. 8.
C. 6.
D. 4.
Câu 16: Điều kiện xác định của \(\sqrt {x - 10} \) là
A. \(x < 10\).
B. \(x < {\rm{ \;}} - 10\).
C. \(x \ge 10\).
D. \(x \ne 10\).
Câu 17: Cho đường tròn \(\left( {O;12cm} \right)\). Dây lớn nhất của đường tròn có độ dài bằng
A. \(48cm\).
B. \(144cm\).
C. \(24cm\).
D. \(12cm\).
Câu 18: Kết quả của phép tính \({a^3}.{a^5}\) bằng
A. \({a^7}\).
B. \({a^9}\).
C. \({a^8}\).
D. \({a^{10}}\).
Câu 19: Phân tích đa thức \({x^2} - 5x\) thành nhân tử ta được
A. \(x\left( {5 - x} \right)\).
B. \({x^2}\left( {x - 5} \right)\).
C. \(x\left( {x + 5} \right)\).
D. \(x\left( {x - 5} \right)\).
Câu 20: Trên đường tròn \(\left( O \right)\) lấy hai điểm \(A,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} B\) sao cho \(\angle AOB = 60^\circ \). Số đo cung nhỏ AB là:
A. \(30^\circ \).
B. \(90^\circ \).
C. \(120^\circ \).
D. \(60^\circ \).
Câu 21: Hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{3x - y = 5}\\{5x + 4y = 14}\end{array}} \right.\) có nghiệm là
A. \(\left( { - 2; - 1} \right)\).
B. \(\left( {2;1} \right)\).
C. \(\left( {2; - 1} \right)\).
D. \(\left( { - 2;1} \right)\).
Câu 22: Hàm số nào sau đây thỏa mãn \(f\left( 2 \right) = f\left( { - 2} \right)\)?
A. \(f\left( x \right) = \frac{{ - x + 1}}{2}\).
B. \(f\left( x \right) = \frac{x}{2} + 1\).
C. \(f\left( x \right) = {\rm{ \;}} - \frac{x}{2} + 2\).
D. \(f\left( x \right) = \frac{{{x^2}}}{2}\).
Câu 23: Giá trị của tham số \(m\) để đồ thị hàm số \(y = \left( {m - 2} \right){x^2}\) đi qua điểm \(P\left( {1; - 1} \right)\) là
A. \(m = {\rm{ \;}} - 1\).
B. \(m = 1\).
C. \(m = 3\).
D. \(m = {\rm{ \;}} - 3\).
Câu 24: Cho phương trình \({x^2} - 3x + 2 = 0\). Tích các nghiệm của phương trình là:
A. \( - 2\).
B. \( - 3\).
C. \(3\).
D. \(2\).
Câu 25: Cho đường tròn \(\left( {O;15cm} \right)\), dây \(AB = 24cm\). Khoảng cách từ \(O\) đến dây AB là
A. \(8cm\).
B. \(9cm\).
C. \(12cm\).
D. \(10cm\).
Câu 26: Thể tích hình nón có chiều cao \(h = 2cm\) và bán kính đáy \(r = 3cm\) là
A. \(V = 8\pi c{m^3}\).
B. \(V = 12\pi c{m^3}\).
C. \(V = 6\pi c{m^3}\).
D. \(V = 4\pi c{m^3}\).
Câu 27: Cho đường tròn \(\left( O \right)\) có diện tích bằng \(64\pi c{m^2}\). Chu vi của đường tròn là
A. 8cm
B. \(8\pi cm\)
C. 16cm
D. \(16\pi cm\)
Câu 28: Khẳng định nào sau đây đúng?
A. \(\sin 25^\circ = \tan 65^\circ \).
B. \(\sin 25^\circ = \cos 75^\circ \).
C. \(\sin 25^\circ = \cos 65^\circ \).
D. \(\sin 25^\circ = \cot 65^\circ \).
Câu 29: Cho \(a < 0\). Kết quả rút gọn biểu thức \(P = \frac{{\sqrt {{a^2}} }}{2} + \frac{{3a}}{2}\) là
A. 4a.
B. \(\frac{{3a}}{2}\).
C. 2a.
D. \(a\).
Câu 30: Tích các nghiệm của phương trình \(\left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} - 4} \right) = 0\) là
A. \( - 4\).
B. \(2\).
C. \(4\).
D. \( - 2\).
Câu 31: Biết \(\frac{x}{y} = \frac{3}{2}\) và \(2x - y = 8\). Khi đó giá trị của \(y\) là
A. \( - 6\).
B. \(6\).
C. \( - 4\).
D. \(4\).
Câu 32: Rút gọn biểu thức \(A = 2\sqrt 3 a - \sqrt {48} a\) ta được
A. \(A = {\rm{ \;}} - 6\sqrt 3 a\).
B. \(A = 2\sqrt 3 a\).
C. \(A = {\rm{ \;}} - 2\sqrt 3 a\).
D. \(A = 6\sqrt 3 a\).
Câu 33: Trong hình bên, biết \(\angle AMO = 30^\circ \). Số đo \(\angle MOB\) là
A. \(30^\circ \).
B. \(45^\circ \).
C. \(120^\circ \).
D. \(60^\circ \).
Câu 34: Tập hợp \(M = \left\{ {n \in \mathbb{N}*|n \vdots 3,n \le 30} \right\}\) có số phần tử là
A. 8.
B. 9.
C. 11.
D. 10.
Câu 35: Xác định hàm số \(y = ax + b\), biết đồ thị của hàm số đi qua hai điểm \(A\left( { - 2;1} \right),{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} B\left( {1;7} \right)\)
A. \(y = 2x + 5\).
B. \(y = 3x + 7\).
C. \(y = 3x + 1\).
D. \(y = x + 3\).
Câu 36: Cho parabol \(\left( P \right):y = {x^2}\) và đường thẳng . Tổng tất cả các giá trị của tham số \(m\) để \(\left( P \right)\) và \(d\) cắt nhau tại hai điểm phân biệt \(A\left( {{x_1};{y_1}} \right)\) và \(B\left( {{x_2};{y_2}} \right)\) sao cho \(y_1^2 - y_2^2 = 8\left( {x_1^2 - x_2^2} \right)\) là
A. \( - 4\).
B. \(3\).
C. \(4\).
D. \( - 3\).
Câu 37: Một sân trường hình chữ nhật có chu vi là 300m. Hai lần chiều dài hơn ba lần chiều rộng là 50m. Diện tích của sân trường là
A. \(300{m^2}\).
B. \(5000{m^2}\).
C. \(2500{m^2}\).
D. \(150{m^2}\).
Câu 38: Một cái cây ở phía sau bức tường cao 8m và cách bức tường 12m. Một người quan sát đứng trước bức tường ở vị trí chỉ nhìn thấy ngọn cây, khi đó góc nhìn so với phương ngang bằng \(40^\circ \) (hình vẽ). Chiều cao của cây là (làm tròn đến chữ số thập phân)
A. 17,07m.
B. 18,07m.
C. 19,07m.
D. 16,07m
Câu 39: Cho đường tròn \(\left( O \right)\) và dây \(AB\), \(M\) là điểm chính giữa của cung nhỏ \(AB\). Lấy điểm \(C\) thuộc đoạn \(AB\), đường thẳng \(MC\) cắt \(\left( O \right)\) tại \(D\) khác \(M\), biết độ dài \(MC = 9cm,\,\,MD = 16cm\) (tham khảo hình vẽ). Độ dài dây \(MA\) là
A. \(11cm\).
B. \(25cm\).
C. \(12cm\).
D. \(10cm\).
Câu 40: Tích tất cả các nghiệm của phương trình \(\sqrt {{x^2} - 1} {\rm{ \;}} - {x^2} + 1 = 0\) là
A. \( - \sqrt 2 \).
B. \(2\).
C. \(\sqrt 2 \).
D. \( - 2\).
Câu 41: Cho đường tròn \(\left( {O;2cm} \right)\). Từ điểm \(M\) cách \(O\) một khoảng 4cm, kẻ hai tiếp tuyến \(MA,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} MB\) với (\(A,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} B\) là hai tiếp điểm). Độ dài dây AB là
A. \(2\sqrt 2 cm\).
B. \(2\sqrt 3 cm\).
C. 3cm.
D. \(\sqrt 3 cm\).
Câu 42: Gọi \(\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) là nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\frac{2}{{x + y}} + \frac{1}{{x - y}} = 3}\\{\frac{1}{{x + y}} - \frac{3}{{x - y}} = 1}\end{array}} \right.\).
Giá trị biểu thức \(\frac{2}{7}{x_0} + \frac{2}{3}{y_0}\) là:
A. \(1\).
B. \( - 1\).
C. \( - 3\).
D. \(3\).
Câu 43: Cho tam giác ABC cân tại \(A\), đường cao \(BH{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {H \in AC} \right)\). Biết \(BH = 4,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \angle B = 65^\circ \). Diện tích tam giác \(ABC\) là (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai)
A. \(10,44\)(đvdt)
B. \(10,45\)(đvdt)
C. \(5,23\)(đvdt)
D. \(5,22\) (đvdt)
Câu 44: Với giá trị dương nào của tham số \(m\) thì khoảng cách từ gốc tọa độ \(O\) đến đường thẳng \(d:y = x + m - 1\) bằng \(\sqrt 2 \)?
A. \(m = 1\).
B. \(m = 2\).
C. \(m = 3\).
D. \(m = 4\).
Câu 45: Cho phương trình \(\left( {{m^2}{x^2} + 4x + 1} \right)\left( {x - 2023} \right) = 0\). Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m\) để phương trình đã cho có 3 nghiệm phân biệt?
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 46: Cho hai đường thẳng \({d_1}:y = \sqrt 3 x + 2\sqrt 3 ,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {d_2}:y = {\rm{ \;}} - \sqrt 3 x + 2\sqrt 3 \). Đường thẳng \({d_1}\) cắt trục hoành tại \(A,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {d_2}\) cắt trục hoành tại \(B;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {d_1},{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {d_2}\) cắt nhau tại \(C\). Diện tích tam giác ABC là
A. \(2\sqrt 3 \) (đvdt)
B. \(4\sqrt 3 \) (đvdt)
C. \(16\sqrt 3 \) (đvdt)
D. \(8\sqrt 3 \) (đvdt)
Câu 47: Cho tam giác ABC cân tại \(A\) có \(AB = 4,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} M \in AC,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} N \in AB\) sao \(MN\parallel BC,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \frac{{AM}}{{MC}} = \frac{2}{3}\).
Điểm \(D \in MN\), đường thẳng BD cắt AC tại \(P\), đường thẳng CD cắt AB tại \(Q\). Khi đó \(\frac{1}{{BQ}} + \frac{1}{{CP}}\) có giá trị là
A. \(\frac{{13}}{{20}}\).
B. \(\frac{{32}}{{49}}\).
C. \(\frac{2}{3}\).
D. \(\frac{3}{5}\).
Câu 48: Cho đường thẳng \(d:y = \left( {{m^2} + 2m + 3} \right)x - 1\). Gọi \(A,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} B\) là giao điểm của đường thẳng \(d\) với hai trục tọa độ, khi đó diện tích lớn nhất của tam giác OAB là
A. \(\frac{1}{2}\).
B. \(\frac{1}{8}\).
C. \(\frac{1}{4}\).
D. \(\frac{1}{3}\).
Câu 49: Cho phương trình \({x^2} + 2x - m + 5 = 0\). Tất cả các giá trị của tham số \(m\) để phương trình đã cho có hai nghiệm âm phân biệt là:
A. \(m < 5\).
B. \(m > 4\).
C. \(4 < m < 5\).
D. \( - 5 < m < 4\).
Câu 50: Phương trình \(\frac{9}{{x - \sqrt x {\rm{ \;}} - 2}} + \frac{{2\sqrt x {\rm{ \;}} + 5}}{{\sqrt x {\rm{ \;}} + 1}} - \frac{{\sqrt x {\rm{ \;}} - 1}}{{\sqrt x {\rm{ \;}} - 2}} = 2\sqrt x {\rm{ \;}} + 1\) với \(x \ge 0,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x \ne 4\) có nghiệm duy nhất dạng \(x = a + b\sqrt 2 \) trong đó \(a,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} b \in \mathbb{Z}\). Giá trị biểu thức \(2a - b\) là
A. 3
B. 6
C. 4
D. 5
-----HẾT-----
Lời giải chi tiết
1.C |
2.A |
3.D |
4.D |
5.D |
6.A |
7.C |
8.B |
9.B |
10.A |
11.C |
12.C |
13.B |
14.A |
15.B |
16.C |
17.C |
18.C |
19.D |
20.D |
21.B |
22.D |
23.B |
24.D |
25.B |
26.C |
27.D |
28.C |
29.D |
30.A |
31.D |
32.A |
33.D |
34.D |
35.A |
36.D |
37.B |
38.B |
39.C |
40.B |
41.B |
42.B |
43.A |
44.C |
45.D |
46.B |
47.C |
48.C |
49.C |
50.C |
Câu 1 (NB):
Phương pháp:
Hàm số bậc nhất là hàm số có dạng \(y = ax + b,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} a \ne 0\)
Cách giải:
Ta có: hàm số bậc nhất là \(y = 3x + 2\)
Chọn C.
Câu 2 (NB):
Phương pháp:
Sử dụng hệ thức lượng trong tam giác
Cách giải:
Ta có tam giác ABC vuông tại \(A\), đường cao \(AH{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {H \in BC} \right)\)
Suy ra \(A{H^2} = BH.CH\)
Chọn A.
Câu 3 (NB):
Phương pháp:
Tổng các góc trong tứ giác bằng \(360^\circ \)
Cách giải:
Ta có: \(\angle A + \angle B + \angle C + \angle D = 360^\circ \)
\(\begin{array}{*{20}{l}}{ \Rightarrow 80^\circ + 110^\circ + 100^\circ + \angle D = 360^\circ }\\{ \Rightarrow \angle D = 360^\circ - 100^\circ - 110^\circ - 80^\circ }\\{ \Rightarrow \angle D = 70^\circ }\end{array}\)
Chọn D.
Câu 4 (NB):
Phương pháp:
Vị trí tương đối của hai đường tròn: hai đường tròn phân biệt có nhiều nhất 2 điểm chung.
Cách giải:
Hai đường tròn phân biệt có nhiều nhất 2 điểm chung
Chọn D.
Câu 5 (TH):
Phương pháp:
Phương trình bậc hai một ẩn có dạng \(a{x^2} + bx + c = 0,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} a \ne 0\)
Cách giải:
Phương trình bậc hai một ẩn là \({x^2} - 2x - 3 = 0\)
Chọn D.
Câu 6 (TH):
Phương pháp:
Các góc lượng giác đặc biệt: \(\sin 30^\circ = \frac{1}{2}\)
Cách giải:
Ta có: \(\sin 30^\circ = \frac{1}{2}\)
Chọn A.
Câu 7 (NB):
Phương pháp:
Thay lần lượt cặp số \(\left( {1;2} \right)\) vào các phương trình
Cách giải:
Thay \(x = 1;y = 2\) vào \(3x + 2y = 7\) ta được: \(3.1 + 2.2 = 7\)
Do đó cặp số \(\left( {1;2} \right)\) là nghiệm của phương trình \(3x + 2y = 7\)
Chọn C.
Câu 8 (NB):
Phương pháp:
Công thức tính diện tích xung quanh của hình trụ là \({S_{xq}} = 2\pi rh\).
Thay \(r,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} h\) vào công thức đã cho
Cách giải:
Ta có: \({S_{xq}} = 2\pi rh = 2\pi .2.3 = 12\pi \)(đvdt)
Chọn B.
Câu 9 (TH):
Phương pháp:
Thay tọa độ các điểm vào phương trình đường thẳng.
Cách giải:
Thay \(x = {\rm{ \;}} - 1;y = {\rm{ \;}} - 3\) vào đường thẳng \(y = 2x - 1\) ta được:\( - 3 = 2.\left( { - 1} \right) - 1\)
Do đó đường thẳng \(y = 2x - 1\) đi qua điểm \(M\left( { - 1; - 3} \right)\)
Chọn B.
Câu 10 (NB):
Phương pháp:
Đưa về phương trình tích A.B = 0
Cách giải:
Ta có: \({x^2} - 4x + 3 = 0 \Leftrightarrow \left( {x - 1} \right)\left( {x - 3} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 1}\\{x = 3}\end{array}} \right.\)
Chọn A.
Câu 11 (NB):
Phương pháp:
Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung.
Bước 3: Lập tích các tích thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó.
Tích đó là ƯCLN phải tìm.
Cách giải:
Ta có: \(6 = 2.3,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 9 = {3^2}\)
Do đó ước chung lớn nhất của \(6,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 9\) là 3
Chọn C.
Câu 12 (TH):
Phương pháp:
Tính chất của tam giác cân: Hai cạnh bên bằng nhau.
Cách giải:
Vì tam giác ABC cân tại \(A \Rightarrow AB = AC\)
Chọn C.
Câu 13 (TH):
Phương pháp:
Đường thẳng \(y = ax + b{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {a \ne 0} \right)\) có hệ số góc là \(a\)
Cách giải:
Hệ số góc \(a\) của đường thẳng \(y = 2x + 3\) là \(a = 2\)
Chọn B.
Câu 14 (NB):
Phương pháp:
Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông
Cách giải:
Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông
Chọn A.
Câu 15 (NB):
Phương pháp:
Tính giá trị biểu thức.
Cách giải:
Ta có: \(\sqrt 9 {\rm{ \;}} + 5 = 3 + 5 = 8\)
Chọn B.
Câu 16 (NB):
Phương pháp:
Điều kiện xác định của hàm số \(\sqrt {f\left( x \right)} \) là \(f\left( x \right) \ge 0\)
Cách giải:
Điều kiện xác định của \(\sqrt {x - 10} \) là \(x - 10 \ge 0 \Leftrightarrow x \ge 10\)
Chọn C.
Câu 17 (TH):
Phương pháp:
Dây có độ dài lớn nhất của đường tròn là đường kính
Cách giải:
Dây có độ dài lớn nhất của đường tròn là đường kính
Đường kính của đường tròn \(\left( {O;12cm} \right)\) là 24cm
Chọn C.
Câu 18 (NB):
Phương pháp:
Sử dụng: \({a^m}.{a^n} = {a^{m + n}}\)
Cách giải:
Ta có: \({a^3}.{a^5} = {a^{3 + 5}} = {a^8}\)
Chọn C.
Câu 19 (NB):
Phương pháp:
Đặt nhân tử chung.
Cách giải:
Ta có: \({x^2} - 5x = x\left( {x - 5} \right)\)
Chọn D.
Câu 20 (NB):
Phương pháp:
Số đo cung nhỏ AB bằng góc ở tâm\(\angle AOB\)
Cách giải:
Xét (O) có: \(\angle AOB = 60^\circ \)
Suy ra số đo cung nhỏ AB là \(60^\circ \)
Chọn D.
Câu 21 (NB):
Phương pháp:
Giải hệ phương trình bẳng phương pháp cộng đại số.
Cách giải:
Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{3x - y = 5}\\{5x + 4y = 14}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{12x - 4y = 20}\\{5x + 4y = 14}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{17x = 34}\\{5x + 4y = 14}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 2}\\{10 + 4y = 14}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 2}\\{y = 1}\end{array}} \right.\)
Vậy hệ phương trình có nghiệm \(\left( {x;y} \right)\) là \(\left( {2;1} \right)\)
Chọn B.
Câu 22 (NB):
Phương pháp:
Thay giá trị \(x = 2,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x = {\rm{ \;}} - 2\) vào các hàm số \(f\left( x \right)\)
Cách giải:
Xét \(f\left( x \right) = \frac{{{x^2}}}{2}\)
Ta có \(f(2) = \frac{{{2^2}}}{2} = 2;f( - 2) = \frac{{{{\left( { - 2} \right)}^2}}}{2} = 2\)
Suy ra \(f\left( 2 \right) = f\left( { - 2} \right)\)
Chọn D.
Câu 23 (TH):
Phương pháp:
Thay tọa độ điểm \(\left( {1; - 1} \right)\) vào phương trình đường thẳng rồi tìm \(m\)
Cách giải:
Vì đồ thị hàm số \(y = \left( {m - 2} \right){x^2}\) đi qua điểm \(P\left( {1; - 1} \right)\) nên \(m - 2 = {\rm{ \;}} - 1 \Rightarrow m = 1\)
Chọn B.
Câu 24 (NB):
Phương pháp:
Sử dụng hệ thức Vi – ét: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{x_1} + {x_2} = \frac{{ - b}}{a}}\\{{x_1}{x_2} = \frac{c}{a}}\end{array}} \right.\)
Cách giải:
Ta có: \(\Delta {\rm{ \;}} = 9 - 4.2 = 1 > 0\). Do đó phương trình có 2 nghiệm phân biệt
Áp dụng định lý Viete ta có \({x_1}.{x_2} = \frac{c}{a} = 2\)
Chọn D.
Câu 25 (TH):
Phương pháp:
Gọi \(I\) là trung điểm của AB.
Sử dụng định lí: Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm thì
vuông góc với dây ấy.
Khi đó OI là khoảng cách từ O đến AB.
Sử dụng định lý Py-ta-go trong tam giác vuông để tính OI
Cách giải:
Gọi \(I\) là trung điểm của \(AB \Rightarrow IA = IB = \frac{{AB}}{2} = \frac{{24}}{2} = 12\left( {cm} \right)\)
Vì tam giác OAB cân tại \(O \Rightarrow OI \bot AB\)
Áp dụng định lý Py-ta-go trong tam giác OIB:
\(OI = \sqrt {O{B^2} - I{B^2}} {\rm{ \;}} = \sqrt {{{15}^2} - {{12}^2}} {\rm{ \;}} = 9\left( {cm} \right)\)
Vậy khoảng cách từ \(O\) đến dây AB là 9cm
Chọn B.
Câu 26 (TH):
Phương pháp:
Thể tích hình nón có chiều cao \(h\) và bán kính đáy \(r\) là \(V = \frac{1}{3}\pi {r^2}h\)
Cách giải:
Thể tích hình nón có chiều cao \(h = 2cm\) và bán kính đáy \(r = 3cm\) là: \(V = \frac{1}{3}\pi {r^2}h = \frac{1}{3}\pi {.3^2}.2 = 6\pi \left( {c{m^3}} \right)\)
Chọn C.
Câu 27 (TH):
Phương pháp:
Diện tích đường tròn có bán kính đáy \(R\) là \(S = \pi {R^2}\), từ đó tìm bán kính rồi tính chu vi của đường tròn
Cách giải:
Gọi \(R\) là bán kính của đường tròn
Khi đó \(\pi {R^2} = 64\pi {\rm{ \;}} \Rightarrow R = 8\left( {cm} \right)\)
Chu vi đường tròn là \(C = 2\pi R = 2\pi .8 = 16\pi \left( {cm} \right)\)
Chọn D.
Câu 28 (TH):
Phương pháp:
Sử dụng: \(\sin x{\rm{ \;}} = \cos \left( {90^\circ - x} \right)\)
Cách giải:
Ta có: \(\sin 25^\circ = \cos \left( {90^\circ - 25^\circ } \right) = \cos 65^\circ \)
Chọn C.
Câu 29 (TH):
Phương pháp:
Với \(a < 0,{\mkern 1mu} \sqrt {{a^2}} {\rm{ \;}} = \left| a \right| = {\rm{ \;}} - a\)
Cách giải:
Với \(a < 0,{\mkern 1mu} \sqrt {{a^2}} {\rm{ \;}} = \left| a \right| = {\rm{ \;}} - a\)
Khi đó \(P = \frac{{\sqrt {{a^2}} }}{2} + \frac{{3a}}{2} = \frac{{ - a}}{2} + \frac{{3a}}{2} = \frac{{2a}}{2} = a\)
Chọn D.
Câu 30 (TH):
Phương pháp:
Tìm các nghiệm của phương trình rồi tính tích.
Cách giải:
Ta có: \(\left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} - 4} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{x - 1 = 0}\\{{x^2} - 4 = 0}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 1}\\{{x^2} = 4}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 1}\\{x = 2}\\{x = {\rm{ \;}} - 2}\end{array}} \right.\)
Tích các nghiệm là \(1.2.\left( { - 2} \right) = {\rm{ \;}} - 4\)
Chọn A.
Câu 31 (TH):
Phương pháp:
Biểu diễn \(x\) theo \(y\) rồi thay vào phương trình \(2x - y = 8\)
Cách giải:
Vì \(\frac{x}{y} = \frac{3}{2} \Rightarrow x = \frac{3}{2}y\)
Khi đó \(3y - y = 8 \Rightarrow 2y = 8 \Rightarrow y = 4\)
Chọn D.
Câu 32 (TH):
Phương pháp:
Rút gọn biểu thức, đưa một số ra ngoài dấu căn: \(\sqrt {{a^2}b} {\rm{ \;}} = a\sqrt b \)
Cách giải:
Ta có: \(A = 2\sqrt 3 a - \sqrt {48} a = 2\sqrt 3 a - 4\sqrt 3 a = {\rm{ \;}} - 2\sqrt 3 a\)
Chọn A.
Câu 33 (TH):
Phương pháp:
Sử dụng tính chất của tam giác cân và tính chất của góc ngoài
Cách giải:
Vì \(\Delta MOA\) cân tại \(O\) nên \(\angle OMA = \angle MAO\)
Ta có: \(\angle MOB = \angle OMA + \angle MAO = 2\angle OMA = 2.30^\circ = 60^\circ \)
Chọn D.
Câu 34 (TH):
Phương pháp:
Tìm các phần tử thuộc tập hợp \(M\)
Cách giải:
Ta có: \(n \in \mathbb{N}*,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} n \vdots 3,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} n \le 30 \Rightarrow n \in \left\{ {3;6; \ldots ;30} \right\}\)
Khi đó \(M\) có 10 phần tử
Chọn D.
Câu 35 (TH):
Phương pháp:
Lập đường thẳng đi qua hai điểm, từ đó có hệ phương trình, giải hệ bằng phương pháp cộng đại số.
Cách giải:
Vì đồ thị hàm số đi qua hai điểm \(A\left( { - 2;1} \right),{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} B\left( {1;7} \right)\) nên \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{ - 2a + b = 1}\\{a + b = 7}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{3a = 6}\\{a + b = 7}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a = 2}\\{2 + b = 7}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a = 2}\\{b = 5}\end{array}} \right.\)
Hàm số cần tìm là \(y = 2x + 5\)
Chọn A.
Câu 36 (VD):
Phương pháp:
- Xét phương trình hoành độ giao điểm
- Tìm điều kiện để phương trình đó có 2 nghiệm phân biệt
- Áp dụng định lý Vi-ét để giải điều kiện
Cách giải:
Xét phương trình hoành độ giao điểm \(\left( P \right),{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} d\): \({x^2} = \left( {m + 1} \right)x + 2 \Leftrightarrow {x^2} - \left( {m + 1} \right)x - 2 = 0\)
\(\Delta {\rm{ \;}} = {\left( {m + 1} \right)^2} - 4.\left( { - 2} \right) = {\left( {m + 1} \right)^2} + 8 > 0,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \forall m \in \mathbb{R}\)
Do đó phương trình luôn có 2 nghiệm phân biệt \({x_1},{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {x_2}\) với mọi \(m\)
Áp dụng định lý Viete ta có \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{x_1} + {x_2} = m + 1}\\{{x_1}{x_2} = {\rm{ \;}} - 2}\end{array}} \right.\)
Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{y_1} = {x_1}^2 \Rightarrow {y_1}^2 = x_1^4}\\{{y_2} = {x_2}^2 \Rightarrow {y_2}^2 = x_2^4}\end{array}} \right.\)
Khi đó \(x_1^4 - x_2^4 = 8\left( {x_1^2 - x_2^2} \right)\)
\(\begin{array}{*{20}{l}}{ \Leftrightarrow \left( {x_1^2 - x_2^2} \right)\left( {x_1^2 + x_2^2} \right) = 8\left( {x_1^2 - x_2^2} \right)}\\{ \Leftrightarrow \left( {x_1^2 - x_2^2} \right)\left( {x_1^2 + x_2^2 - 8} \right) = 0}\\{ \Leftrightarrow x_1^2 + x_2^2 - 8 = 0{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {do{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {x_1} \ne {x_2} \Rightarrow x_1^2 \ne x_2^2} \right)}\\{ \Leftrightarrow x_1^2 + x_2^2 = 8}\\{ \Leftrightarrow {{\left( {{x_1} + {x_2}} \right)}^2} - 2{x_1}{x_2} = 8}\\{ \Rightarrow {{\left( {m + 1} \right)}^2} + 4 = 8}\\{ \Leftrightarrow {{\left( {m + 1} \right)}^2} = 4}\\{ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{m + 1 = 2}\\{m + 1 = - 2}\end{array}} \right.}\\{ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{m = 1}\\{m = - 3}\end{array}} \right.}\end{array}\)
Tổng các giá trị của tham số \(m\) thỏa mãn là \(1 - 3 = {\rm{ \;}} - 2\)
Chọn D.
Câu 37 (TH):
Phương pháp:
Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình:
- Gọi chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật lần lượt là \(a,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} b{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {a > 0,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} b > 0} \right)\)
- Lập hệ phương trình, tìm \(a,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} b\)
Cách giải:
Gọi chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật lần lượt là \(a,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} b{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {a > 0,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} b > 0} \right)\)
Chu vi sân trường hình chữ nhật là \(300m \Rightarrow a + b = 150\) (1)
Hai lần chiều dài hơn ba lần chiều rộng là 50m nên \(2a - 3b = 50\) (2)
Từ (1) và (2) ta có \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a + b = 150}\\{2a - 3b = 50}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{2a + 2b = 300}\\{2a - 3b = 50}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{5b = 250}\\{2a - 3b = 50}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{b = 50}\\{2a - 150 = 50}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{b = 50}\\{a = 100}\end{array}} \right.\)
Diện tích sân trường là \(S = 100.50 = 5000\left( {{m^2}} \right)\)
Chọn B.
Câu 38 (TH):
Phương pháp:
- Sử dụng tính chất của đường thẳng song song
- Sử dụng định lý tan trong tam giác
Cách giải:
Xét cấu trúc như hình trên: \(AB = 12,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} BM = 8,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \angle MED = 40^\circ \)
Ta có: \(DE\parallel MN \Rightarrow \angle HMN = \angle MED = 40^\circ \)
Xét tam giác HMN vuông tại \(N\) có:
\(HN = MN.\tan \angle HMN = 12.\tan 40^\circ \approx 10,07\)
Vậy chiều cao của cây là \(10,07 + 8 = 18,07\left( m \right)\)
Chọn B.
Câu 39 (TH):
Phương pháp:
- Chứng minh $\Delta MAC\backsim \Delta MDA$
- Tính MA
Cách giải:
Ta có: \(M\) là điểm chính giữa của cung nhỏ AB nên
Lại có:
Suy ra \(\angle MAC = \angle MDA\)
Xét \(\Delta MAC\) và \(\Delta MDA\) có: \(\angle MAC = \angle MDA\); \(\angle AMD{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} chung\)
$\Rightarrow \Delta MAC\backsim \Delta MDA(\text{g-g})$\( \Rightarrow \frac{{MA}}{{MD}} = \frac{{MC}}{{MA}}\) (các cạnh tương ứng tỉ lệ)
\( \Rightarrow M{A^2} = MC.MD = 9.16\)
\( \Rightarrow MA = 12(cm)\)
Chọn C.
Câu 40 (VD):
Phương pháp:
- Tìm ĐKXĐ
- Đưa về phương trình tích
Cách giải:
ĐKXĐ: \({x^2} - 1 \ge 0 \Leftrightarrow {x^2} \ge 1 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{x \ge 1}\\{x \le {\rm{ \;}} - 1}\end{array}} \right.\)
Ta có:
\(\begin{array}{*{20}{l}}{\sqrt {{x^2} - 1} - {x^2} + 1 = 0}\\{ \Leftrightarrow \sqrt {{x^2} - 1} - \left( {{x^2} - 1} \right) = 0}\\{ \Leftrightarrow \sqrt {{x^2} - 1} \left( {1 - \sqrt {{x^2} - 1} } \right) = 0}\\{ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{\sqrt {{x^2} - 1} = 0}\\{\sqrt {{x^2} - 1} = 1}\end{array}} \right.}\\{ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{{x^2} - 1 = 0}\\{{x^2} - 1 = 1}\end{array}} \right.}\\{ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{{x^2} = 1}\\{{x^2} = 2}\end{array}} \right.}\\{ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 1}\\{x = - 1}\\{x = \sqrt 2 }\\{x = - \sqrt 2 }\end{array}} \right.}\end{array}\)
Vậy tích các nghiệm là \(1.( - 1).\sqrt 2 .\left( { - \sqrt 2 } \right) = 2\)
Chọn B.
Câu 41 (VD):
Phương pháp:
Gọi H là giao điểm của AB và MO
Sử dụng tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau.
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông, định lí Py-ta-go để tính độ dài các đoạn thẳng.
Cách giải:
Gọi \(H\) là giao điểm của AB và MO
Xét (O) có 2 tiếp tuyến MA, MB cắt nhauu tại M nên \(MA = MB,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} OA = OB\)
Suy ra OM là đường trung trực của AB
Xét tam giác MAO vuông tại \(A\) có \(AH \bot MO:{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \)
\( \Rightarrow O{A^2} = OH.OM \Rightarrow OH = \frac{{O{A^2}}}{{OM}} = \frac{{{2^2}}}{4} = 1\)
Áp dụng định lý Py-ta-go vào tam giác OAH vuông tại \(H\):
\(AH = \sqrt {O{A^2} - O{H^2}} {\rm{ \;}} = \sqrt {{2^2} - {1^1}} {\rm{ \;}} = \sqrt 3 \)
Do đó \(AB = 2AH = 2\sqrt 3 {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {cm} \right)\)
Chọn B.
Câu 42 (VD):
Phương pháp:
Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số
Cách giải:
ĐKXĐ: \(x \ne y \ne 0\)
Ta có:
\(\begin{array}{l}\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\frac{2}{{x + y}} + \frac{1}{{x - y}} = 3}\\{\frac{1}{{x + y}} - \frac{3}{{x - y}} = 1}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\frac{2}{{x + y}} + \frac{1}{{x - y}} = 3}\\{\frac{2}{{x + y}} - \frac{6}{{x - y}} = 2}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\frac{2}{{x + y}} + \frac{1}{{x - y}} = 3}\\{\frac{7}{{x - y}} = 1}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\frac{2}{{x + y}} + \frac{1}{7} = 3}\\{x - y = 7}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\frac{2}{{x + y}} = \frac{{20}}{7}}\\{x - y = 7}\end{array}} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x + y = \frac{7}{{10}}}\\{x - y = 7}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = \frac{{77}}{{20}}}\\{y = \frac{{ - 63}}{{20}}}\end{array}} \right.\end{array}\)
Khi đó \(\frac{2}{7}{x_0} + \frac{2}{3}{y_0} = \frac{2}{7}.\frac{{77}}{{20}} - \frac{2}{3}.\frac{{63}}{{20}} = {\rm{ \;}} - 1\)
Chọn B.
Câu 43 (VD):
Phương pháp:
Tính góc A trong tam giác ABC.
Sử dụng tỉ số lượng giác trong tam giác ABH vuông H.
Cách giải:
Ta có: \(\angle BAC = 180^\circ - 2\angle B = 180^\circ - 2.65^\circ = 50^\circ \) (do tam giác ABC cân tại \(A\))
Tam giác ABH vuông tại \(H\) nên \(AB = \frac{{BH}}{{\sin 50^\circ }} = \frac{4}{{\sin 50^\circ }} = 5,22\)
Diện tích tam giác ABC là \({S_{ABC}} = \frac{1}{2}BH.AB = \frac{1}{2}.4.5,22 = 10,44\) (đvdt)
Chọn A.
Câu 44 (VD):
Phương pháp:
- Gọi giao điểm của d với hai trục tọa độ Ox, Oy lần lượt là A, B
- Gọi OH vuông góc với AB tại H
- Tính \(OA,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} OB\) rồi dùng hệ thức lượng tính OH
Cách giải:
Gọi \(A,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} B\) lần lượt là giao điểm của \(d\) với trục \(Ox,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} Oy\)
Khi đó \(A\left( {1 - m;0} \right),{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} B\left( {0;m - 1} \right)\)
Suy ra \(OA = \left| {1 - m} \right|,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} OB = \left| {m - 1} \right|\)
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác OAB vuông tại \(O\) có OH vuông góc với AB
\( \Rightarrow \frac{1}{{O{H^2}}} = \frac{1}{{O{A^2}}} + \frac{1}{{O{B^2}}}\)
\(\begin{array}{*{20}{l}}{ \Rightarrow \frac{1}{{O{H^2}}} = \frac{1}{{{{\left( {m - 1} \right)}^2}}} + \frac{1}{{{{\left( {m - 1} \right)}^2}}} = \frac{2}{{{{\left( {m - 1} \right)}^2}}}}\\{ \Rightarrow OH = \frac{{\left| {m - 1} \right|}}{{\sqrt 2 }}}\end{array}\)
Từ giả thiết suy ra \(\frac{{\left| {m - 1} \right|}}{{\sqrt 2 }} = \sqrt 2 {\rm{ \;}} \Rightarrow \left| {m - 1} \right| = 2 \Rightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{m - 1 = 2}\\{m - 1 = {\rm{ \;}} - 2}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{m = 3}\\{m = {\rm{ \;}} - 1}\end{array}} \right.\)
Mà \(m > 0 \Rightarrow m = 3\)
Chọn C.
Câu 45 (VD):
Phương pháp:
Biện luận nghiệm của phương trình bậc hai
Cách giải:
\(\left( {{m^2}{x^2} + 4x + 1} \right)\left( {x - 2023} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{{m^2}{x^2} + 4x + 1 = 0{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 1 \right)}\\{x = 2023}\end{array}} \right.\)
Để phương trình đã cho có 3 nghiệm phân biệt thì (1) phải có 2 nghiệm phân biệt khác 2023
\( \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\Delta ' = 4 - {m^2} > 0}\\{2023{m^2} + 4.2023 + 1 \ne 0}\\{m \ne 0}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{m^2} < 4}\\{m \ne 0}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{ - 2 < m < 2}\\{m \ne 0}\end{array}} \right.\)
Mà \(m \in \mathbb{Z} \Rightarrow m \in \left\{ { - 1;1} \right\}\)
Chọn D.
Câu 46 (VD):
Phương pháp:
Xác định giao điểm của hai đường thẳng.
Từ đó tính diện tích tam giác ABC.
Cách giải:
Ta có: \(A\left( { - 2;0} \right),{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} B\left( {0;2} \right)\)
Tọa độ \(C\) là nghiệm của hệ:\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{y = \sqrt 3 x + 2\sqrt 3 }\\{y = {\rm{ \;}} - \sqrt 3 x + 2\sqrt 3 }\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 0}\\{y = 2\sqrt 3 }\end{array}} \right.\)
Ta có: \(OC = 2\sqrt 3 \)
\(AB = OA + OB = 2 + 2 = 4\)
Diện tích tam giác ABC là \(\frac{1}{2}OC.AB = \frac{1}{2}.2\sqrt 3 .4 = 4\sqrt 3 \) (đvdt)
Chọn B.
Câu 47 (VDC):
Phương pháp:
Gọi F là giao điểm của AD và BC
Qua A kẻ đường thẳng song song với BC, cắt BP tại K, cắt CQ tại H
Áp dụng định lí Ta-ét suy ra ra các cặp cạnh tương ứng tỉ lệ.
Sử dụng các kiến thức tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
Cách giải:
Gọi F là giao điểm của AD và BC
Qua A kẻ đường thẳng song song với BC, cắt BP tại K, cắt CQ tại H
Suy ra HK // MN // BC
Áp dụng định lí Ta-lét ta có:
Vì \(AK\parallel BF \Rightarrow \frac{{AK}}{{BF}} = \frac{{AD}}{{DF}}\)
Vì \(AH\parallel FC \Rightarrow \frac{{AH}}{{FC}} = \frac{{AD}}{{DF}}\)
\( \Rightarrow \frac{{AK}}{{BF}} = \frac{{AD}}{{DF}} = \frac{{AH}}{{FC}} = \frac{{AH + AK}}{{BF + FC}} = \frac{{HK}}{{BC}}\) (tính chất dãy tỉ số bằng nhau)
Lại có: \(\frac{{AQ}}{{BQ}} = \frac{{AH}}{{BC}}\quad (AH\parallel BC)\)
\(\frac{{AP}}{{CP}} = \frac{{AK}}{{BC}}(AK\parallel BC)\)
\( \Rightarrow \frac{{AQ}}{{BQ}} + \frac{{AP}}{{CP}} = \frac{{AH}}{{BC}} + \frac{{AK}}{{BC}} = \frac{{HK}}{{BC}} = \frac{{AD}}{{DF}}\)
Mà \(\frac{{AM}}{{MC}} = \frac{2}{3} \Rightarrow \frac{{AD}}{{DF}} = \frac{2}{3}\)
\(\begin{array}{*{20}{l}}{ \Rightarrow \frac{{AQ}}{{BQ}} + \frac{{AP}}{{CP}} = \frac{2}{3}}\\{ \Rightarrow \frac{{AQ}}{{BQ}} + 1 + \frac{{AP}}{{CP}} + 1 = \frac{2}{3} + 2}\\{ \Rightarrow \frac{{AB}}{{BQ}} + \frac{{AC}}{{CP}} = \frac{8}{3}}\\{ \Rightarrow \frac{4}{{BQ}} + \frac{4}{{CP}} = \frac{8}{3}}\\{ \Rightarrow \frac{1}{{BQ}} + \frac{1}{{CP}} = \frac{2}{3}}\end{array}\)
Chọn C.
Câu 48 (VD):
Phương pháp:
Gọi \(A,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} B\) là giao điểm của đường thẳng \(d\) với hai trục tọa độ Ox, Oy.
Biểu diễn diện tích tam giác OAB và tìm GTLN của biểu thức.
Cách giải:
Ta có: \(A\left( {0; - 1} \right),{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} B\left( {\frac{1}{{{m^2} + 2m + 3}};0} \right)\). Suy ra \(OA = 1,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} OB = \frac{1}{{{m^2} + 2m + 3}}\)
\({S_{OAB}} = \frac{1}{2}OA.OB = \frac{1}{2}.1.\frac{1}{{{m^2} + 2m + 3}} = \frac{1}{{2\left( {{m^2} + 2m + 3} \right)}}\)
Ta có: \({m^2} + 2m + 3 = {\left( {m + 1} \right)^2} + 2 \ge 2 \Rightarrow \frac{1}{{2\left( {{m^2} + 2m + 3} \right)}} \le \frac{1}{4}\)
Hay \({S_{OAB}} \le \frac{1}{4}\)
Dấu xảy ra khi và chỉ khi \(m = {\rm{ \;}} - 1\)
Chọn C.
Câu 49 (VD):
Phương pháp:
- Tìm điều kiện để phương trình có 2 nghiệm phân biệt
- Sử dụng định lý Vi-ét
Cách giải:
Ta có: \(\Delta ' = 1 - \left( { - m + 5} \right) = m - 4\)
Để phương trình đã cho có 2 nghiệm phân biệt thì \(m - 4 > 0 \Leftrightarrow m > 4\)
Áp dụng định lý Viete ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{x_1} + {x_2} = {\rm{ \;}} - 2}\\{{x_1}{x_2} = {\rm{ \;}} - m + 5}\end{array}} \right.\)
Để phương trình có 2 nghiệm âm phân biệt thì \( - m + 5 > 0 \Leftrightarrow m < 5\)
Kết hợp hai điều kiện trên ta được \(4 < m < 5\)
Chọn C.
Câu 50 (VDC):
Phương pháp:
Rút gọn vế trái rồi giải phương trình
Cách giải:
Ta có: \(\frac{9}{{x - \sqrt x {\rm{ \;}} - 2}} + \frac{{2\sqrt x {\rm{ \;}} + 5}}{{\sqrt x {\rm{ \;}} + 1}} - \frac{{\sqrt x {\rm{ \;}} - 1}}{{\sqrt x {\rm{ \;}} - 2}} = 2\sqrt x {\rm{ \;}} + 1\)
\( \Leftrightarrow \frac{9}{{\left( {\sqrt x + 1} \right)\left( {\sqrt x - 2} \right)}} + \frac{{\left( {2\sqrt x + 5} \right)\left( {\sqrt x - 2} \right)}}{{\left( {\sqrt x + 1} \right)\left( {\sqrt x - 2} \right)}} - \frac{{\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {\sqrt x + 1} \right)}}{{\left( {\sqrt x + 1} \right)\left( {\sqrt x - 2} \right)}} = 2\sqrt x + 1\)
\( \Leftrightarrow \frac{{9 + 2x + \sqrt x - 10 - x + 1}}{{\left( {\sqrt x + 1} \right)\left( {\sqrt x - 2} \right)}} = 2\sqrt x + 1\)
\( \Leftrightarrow \frac{{x + \sqrt x }}{{\left( {\sqrt x + 1} \right)\left( {\sqrt x - 2} \right)}} = 2\sqrt x + 1\)
\( \Leftrightarrow \frac{{\sqrt x }}{{\sqrt x - 2}} = 2\sqrt x + 1\)
\( \Leftrightarrow \left( {2\sqrt x + 1} \right)\left( {\sqrt x - 2} \right) = \sqrt x \)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 2x - 4\sqrt x - 2 = 0\\ \Leftrightarrow x - 2\sqrt x - 1 = 0\\ \Leftrightarrow x - 2\sqrt x + 1 = 2\\ \Leftrightarrow {(\sqrt x - 1)^2} = 2\\ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{\sqrt x - 1 = \sqrt 2 }\\{\sqrt x - 1 = - \sqrt 2 (L)}\end{array}} \right.\\ \Leftrightarrow \sqrt x = \sqrt 2 + 1\\ \Leftrightarrow x = 3 + 2\sqrt 2 \end{array}\)
Vậy \(2a - b = 2.3 - 2 = 4\)
Chọn C.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề thi vào 10 môn Toán Yên Bái năm 2023 timdapan.com"