Đề thi học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề 2

Hoạt động nào sử dụng năng lượng hiệu quả?


Đề bài

Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Hoạt động nào sử dụng năng lượng hiệu quả?

A. Để máy tính ở chế độ chờ khi không sử dụng

B. Để thức ăn còn nóng vào tủ lạnh

C. Sử dụng bóng đèn dây tóc thay cho đèn led

D. Sử dụng máy giặt khi đủ lượng quần áo để giặt

Câu 2: Một học sinh đá quả bóng nhựa vào tường sau đó quả bóng bị méo đi. Lực tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả nào sau đây?

A. không làm quả bóng chuyển động.
B. vừa làm biến dạng và biến đổi chuyển động quả bóng.
C. chỉ làm biến dạng không làm biến đổi chuyển động quả bóng.
D. không làm biến dạng quả bóng.

Câu 3: Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa:

A. Cơ năng thành điện năng.                                   B. Điện năng thành cơ năng.
C. Điện năng thành hóa năng.                                  D. Nhiệt năng thành điện năng.

Câu 4: Lực nào sau đây là lực hút của Trái Đất?

A. Lực giúp thuyền chuyển động trên mặt nước.
B. Lực kéo chiếc thuyền chìm xuống khi bị nước tràn vào.
C. Lực đẩy thuyền đi theo dòng nước.
D. Lực làm cho chiếc thuyền nổi trên mặt nước.

Câu 5: Vật chất di truyền của một virus là

A. ARN và ADN.                                                    B. ARN và gai glycoprotein.

C. ADN hoặc gai glycoprotein.                                D. ADN hoặc ARN.

Câu 6: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực …. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

A. nằm gần nhau                                                     B. cách xa nhau
C. không tiếp xúc                                                    D. có sự tiếp xúc

Câu 7: Trong số các tác hai sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?

A. Gây bệnh nấm da ở động vật.

B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng 

C. Gây bệnh viêm gan B ở người.

D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.

Câu 8: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

A. Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau.
B. Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.
C. Đơn vị của trọng lượng là newton (N).
D. Cả 3 phương án trên.

Câu 9: Sao chổi là gì?

A. vệ tinh                         B. hành tinh                     C. ngôi sao            D. tiểu hành tinh

Câu 10: Hai lực cân bằng là hai lực có đặc điểm:

A. Cùng phương, cùng chiều
B. Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
C. Cùng phương, ngược chiều, khác độ lớn
D. Cùng phương, cùng chiều, khác độ lớn.

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về da của ếch?

A. Da phủ vảy xương                                              B. Da có vảy sừng

C. Da trần, ẩm ướt                                                   D. Da có lông mao bao phủ

Câu 12: Một vật trên mặt đất có khối lượng 50 kg bị Trái đất hút 1 lực bằng bao nhiêu N?

A. 50 N                            B. 500 N                          C. 100 N                          D. 200 N

Câu 13: Đà điểu không biết bay nhưng vẫn được xếp vào lớp Chim vì?

A. đẻ trứng                                                              B. hô hấp bằng phổi

C. lông vũ bao phủ cơ thể, đi bằng 2 chân               D. sống trên cạn

Câu 14: Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?

A. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa.
B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng.
C. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn.
D. Lực của Nam cầm bình nước.

Câu 15: Để tiến hành quan sát nguyên Sinh vật cần chuẩn bị những dụng cụ, thiết bị gì?

A. Kính hiển vi, lam kinh, lamen, ống nhỏ giọt, giấy thấm, cốc thủy tinh.

B. Kính hiển vi, lam kính, kim mũi mác, ống nhỏ giọt, giấy thấm. 

C. Kính lúp, kẹp, panh, lam kính, ống nhỏ giọt, giấy thấm.

D. Kính hiển vi, lam kinh, lamen, dao mổ, ống nhỏ giọt, giấy thấm.

Câu 16: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?

A. Một hành tinh chuyển động xung quanh một ngôi sao.
B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.
C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.
D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.

Câu 17: Loài động vật nào dưới đây đẻ con?

A. Cá chép                       B. Thằn lằn                      C. Chim bồ câu                D. Thỏ

Câu 18: Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào quyển sách có độ lớn

A. Lớn hơn trọng lượng của quyển sách.
B. Nhỏ hơn trọng lượng của quyển sách.
C. Bằng trọng lượng của quyển sách.
D. Bằng 0.

Câu 19: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về nguyên nhân làm cho sinh vật nhiệt đới đa dạng và phong phú?

A. Do khí hậu ấm áp                                     

B. Do nguồn thức ăn phong phú

C. Do môi trường sống đa dạng

D. Do sự cạnh tranh về thức ăn và nơi ở

Câu 20: Mặt Trăng phản xạ ánh sáng:

A. các thiên thể

B. các sao

C. các hành tinh

D. Mặt Trời

Câu 21: Động vật ở vùng lạnh thường có hiện tượng ngủ đông, điều đó có ý nghĩa nào dưới đây?

A. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng                        B. Giúp cơ tể tổng hợp được nhiều nhiệt

C. Giúp lẩn tránh kẻ thù                                          D. Tránh mất nước cho cơ thể

Câu 22: Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là:

A. nhiệt năng                                                           B. thế năng đàn hồi

C. thế năng hấp dẫn                                                 D. động năng 

Câu 23: Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên Sinh vật?

A. Nguyên Sinh vật là nhóm Sinh vật đa bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.

B. Nguyên Sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.

C. Hầu hết nguyên Sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

D. Hậu hết nguyên Sinh vật là cơ thể da bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng chiếu xuống Trái Đất.

B. Tuần trăng là khoảng thời gian để Mặt Trăng quay trở lại vị trí nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất là 29,5 ngày.

C. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

D. Ta nhìn thấy Mặt Trăng tròn khi toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.

Câu 25: Động vật nào sau đây thuộc lớp Thú?

A. Chim cánh cụt             B. Dơi                              C. Chim đà điểu               D. Cá sấu

Câu 26: Khi nói về hệ Mặt Trời, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.

B. Sao chổi là thành viên của hệ Mặt Trời.

C. Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương tinh.

D. Cả 3 phát biểu trên  

Câu 27: Rêu là thực vật có đặc điểm nào sau đây?

A. Có hạt                         B. Có hệ mạch                 C. Có bào tử                    D. Có hoa

Câu 28: Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng…

A. luôn được bảo toàn                                             B. luôn tăng thêm

C. luôn bị hao hụt                                                    D. tăng giảm liên tục

Phần 2: Tự luận (3 điểm)

Câu 1: Vì sao cần phải bảo vệ một số loài thú quý hiếm? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và phát triển các loài thuộc lớp Thú?

Câu 2: Trái Đất không tự phát sáng mà được chiếu bởi Mặt Trời.

a) Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất?

b) Phần nào của Trái Đất sẽ là ban ngày?


Đáp án

Đáp án và lời giải chi tiết

Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: 

Hoạt động nào sử dụng năng lượng hiệu quả?

A. Để máy tính ở chế độ chờ khi không sử dụng

B. Để thức ăn còn nóng vào tủ lạnh

C. Sử dụng bóng đèn dây tóc thay cho đèn led

D. Sử dụng máy giặt khi đủ lượng quần áo để giặt

Phương pháp giải

Sử dụng máy giặt khi đủ lượng quần áo để giặt là sử dụng năng lượng hiệu quả

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 2: 

Một học sinh đá quả bóng nhựa vào tường sau đó quả bóng bị méo đi. Lực tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả nào sau đây?

A. không làm quả bóng chuyển động.
B. vừa làm biến dạng và biến đổi chuyển động quả bóng.
C. chỉ làm biến dạng không làm biến đổi chuyển động quả bóng.
D. không làm biến dạng quả bóng.

Phương pháp giải

Một học sinh đá quả bóng nhựa vào tường sau đó quả bóng bị méo đi. Lực tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra vừa làm biến dạng và biến đổi chuyển động quả bóng

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 3: 

Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa:

A. Cơ năng thành điện năng.                                    B. Điện năng thành cơ năng.
C. Điện năng thành hóa năng.                                  D. Nhiệt năng thành điện năng.

Phương pháp giải

Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa điện năng thành cơ năng.

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 4: 

Lực nào sau đây là lực hút của Trái Đất?

A. Lực giúp thuyền chuyển động trên mặt nước.
B. Lực kéo chiếc thuyền chìm xuống khi bị nước tràn vào.
C. Lực đẩy thuyền đi theo dòng nước.
D. Lực làm cho chiếc thuyền nổi trên mặt nước.

Phương pháp giải

Lực kéo chiếc thuyền chìm xuống khi bị nước tràn vào là lực hút của Trái Đất

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 5: 

Vật chất di truyền của một virus là

A. ARN và ADN.                                                    B. ARN và gai glycoprotein.

C. ADN hoặc gai glycoprotein.                                D. ADN hoặc ARN.

Phương pháp giải

Vật chất di truyền của một virus là ADN hoặc ARN.

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 6: 

Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực …. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

A. nằm gần nhau
B. cách xa nhau
C. không tiếp xúc
D. có sự tiếp xúc

Phương pháp giải

Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 7: 

Trong số các tác hai sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?

A. Gây bệnh nấm da ở động vật.

B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng 

C. Gây bệnh viêm gan B ở người.

D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.

Phương pháp giải

Trong số các tác hai trên, tác hại không phải do nấm gây ra là gây bệnh viêm gan B ở người. Bệnh viêm gan B ở người là do virus gây ra.

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 8: 

Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

A. Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau.
B. Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.
C. Đơn vị của trọng lượng là newton (N).
D. Cả 3 phương án trên.

Phương pháp giải

Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau. Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật. Đơn vị của trọng lượng là newton (N).

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 9: 

Sao chổi là gì?

A. vệ tinh                         B. hành tinh                     C. ngôi sao            D. tiểu hành tinh

Phương pháp giải

Sao chổi là tiểu hành tinh

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 10: 

Hai lực cân bằng là hai lực có đặc điểm:

A. Cùng phương, cùng chiều
B. Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
C. Cùng phương, ngược chiều, khác độ lớn
D. Cùng phương, cùng chiều, khác độ lớn.

Phương pháp giải

Hai lực cân bằng là hai lực có đặc điểm Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 11: 

Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về da của ếch?

A. Da phủ vảy xương                                              B. Da có vảy sừng

C. Da trần, ẩm ướt                                                   D. Da có lông mao bao phủ

Phương pháp giải

Đặc điểm đúng khi nói về da của ếch là: Da trần, ẩm ướt                     

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 12: 

Một vật trên mặt đất có khối lượng 50 kg bị Trái đất hút 1 lực bằng bao nhiêu N?

A. 50 N
B. 500 N
C. 100 N
D. 200 N

Phương pháp giải

Một vật trên mặt đất có khối lượng 50 kg bị Trái đất hút 1 lực bằng: P=10m=10.50=500N

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 13: 

Đà điểu không biết bay nhưng vẫn được xếp vào lớp Chim vì?

A. đẻ trứng                                                              B. hô hấp bằng phổi

C. lông vũ bao phủ cơ thể, đi bằng 2 chân                  D. sống trên cạn

Phương pháp giải

Đà điểu không biết bay nhưng vẫn được xếp vào lớp Chim vì có lông vũ bao phủ cơ thể, đi bằng 2 chân.

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 14: 

Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?

A. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa.
B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng.
C. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn.
D. Lực của Nam cầm bình nước.

Phương pháp giải

Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn là lực không tiếp xúc

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 15: 

Để tiến hành quan sát nguyên Sinh vật cần chuẩn bị những dụng cụ, thiết bị gì?

A. Kính hiển vi, lam kinh, lamen, ống nhỏ giọt, giấy thấm, cốc thủy tinh.

B. Kính hiển vi, lam kính, kim mũi mác, ống nhỏ giọt, giấy thấm. 

C. Kính lúp, kẹp, panh, lam kính, ống nhỏ giọt, giấy thấm.

D. Kính hiển vi, lam kinh, lamen, dao mổ, ống nhỏ giọt, giấy thấm.

Phương pháp giải

Để tiến hành quan sát nguyên Sinh vật cần chuẩn bị: Kính hiển vi, lam kinh, lamen, ống nhỏ giọt, giấy thấm, cốc thủy tinh.

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 16: 

Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?

A. Một hành tinh chuyển động xung quanh một ngôi sao.
B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.
C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.
D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.

Phương pháp giải

Thủ môn bắt được bóng trước khung thành liên quan đến lực tiếp xúc

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 17: 

Loài động vật nào dưới đây đẻ con?

A. Cá chép                       B. Thằn lằn                      C. Chim bồ câu                D. Thỏ

Phương pháp giải

Loài động vật đẻ con là thỏ.

Lời giải chi tiết

Đáp án D.

Câu 18: 

Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào quyển sách có độ lớn

A. Lớn hơn trọng lượng của quyển sách.
B. Nhỏ hơn trọng lượng của quyển sách.
C. Bằng trọng lượng của quyển sách.
D. Bằng 0.

Phương pháp giải

Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào quyển sách có độ lớn bằng trọng lượng của quyển sách

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 19: 

Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về nguyên nhân làm cho sinh vật nhiệt đới đa dạng và phong phú?

A. Do khí hậu ấm áp                                     

B. Do nguồn thức ăn phong phú

C. Do môi trường sống đa dạng

D. Do sự cạnh tranh về thức ăn và nơi ở

Phương pháp giải

Phát biểu sai khi nói về nguyên nhân làm cho sinh vật nhiệt đới đa dạng và phong phú là: Do sự cạnh tranh về thức ăn và nơi ở.

Sự cạnh tranh về nơi ở và thức ăn khiến số lượng sinh vật giảm đi.

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 20: 

Mặt Trăng phản xạ ánh sáng:

A. các thiên thể

B. các sao

C. các hành tinh

D. Mặt Trời

Phương pháp giải

Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 21: 

Động vật ở vùng lạnh thường có hiện tượng ngủ đông, điều đó có ý nghĩa nào dưới đây?

A. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng                          B. Giúp cơ tể tổng hợp được nhiều nhiệt

C. Giúp lẩn tránh kẻ thù                                          D. Tránh mất nước cho cơ thể

Phương pháp giải

Động vật ở vùng lạnh thường có hiện tượng ngủ đông, điều đó có ý nghĩa giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng.

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 22: 

Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là:

A. nhiệt năng

B. thế năng đàn hồi

C. thế năng hấp dẫn

D. động năng 

Phương pháp giải

Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là thế năng hấp dẫn

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 23: 

Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên Sinh vật?

A. Nguyên Sinh vật là nhóm Sinh vật đa bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.

B. Nguyên Sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.

C. Hầu hết nguyên Sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

D. Hậu hết nguyên Sinh vật là cơ thể da bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.

Phương pháp giải

Nội dung đúng khi nói về nguyên Sinh vật là: hầu hết nguyên Sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 24: 

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng chiếu xuống Trái Đất.

B. Tuần trăng là khoảng thời gian để Mặt Trăng quay trở lại vị trí nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất là 29,5 ngày.

C. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

D. Ta nhìn thấy Mặt Trăng tròn khi toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.

Phương pháp giải

Ta nhìn thấy Mặt Trăng tròn khi toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 25: 

Động vật nào sau đây thuộc lớp Thú?

A. Chim cánh cụt             B. Dơi                              C. Chim đà điểu               D. Cá sấu

Phương pháp giải

Động vật thuộc lớp Thú là dơi.

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 26: 

Khi nói về hệ Mặt Trời, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.

B. Sao chổi là thành viên của hệ Mặt Trời.

C. Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương tinh.

D. Cả 3 phát biểu trên  

Phương pháp giải

Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.

Sao chổi là thành viên của hệ Mặt Trời.

Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương tinh.

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 27: 

Rêu là thực vật có đặc điểm nào sau đây?

A. Có hạt                         B. Có hệ mạch                 C. Có bào tử                    D. Có hoa

Phương pháp giải

Rêu là thực vật có bào tử.

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 28: 

Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng…

A. luôn được bảo toàn

B. luôn tăng thêm

C. luôn bị hao hụt

D. tăng giảm liên tục

Phương pháp giải

Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng luôn được bảo toàn

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Phần 2: Tự luận (3 điểm)

Câu 1: 

Vì sao cần phải bảo vệ một số loài thú quý hiếm? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và phát triển các loài thuộc lớp Thú?

Lời giải chi tiết

Cần phải bảo vệ thú quý hiếm vì chúng có nguy cơ tuyệt chủng.

Để bảo vệ động vật quý hiếm, chúng ta cần:

  • Đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường sống của chúng
  • Cấm săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã.
  • Xây dựng các khu bảo tồn, các khu dự trữ thiên nhiên.
  • Tổ chức chăn nuôi những loài thú có giá trị kinh tế.

Câu 2: 

Trái Đất không tự phát sáng mà được chiếu bởi Mặt Trời.

a) Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất?

b) Phần nào của Trái Đất sẽ là ban ngày?

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức đã học

Lời giải chi tiết

a) Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất vì: Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời luôn chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất.

b) Phần được Mặt Trời chiếu sáng sẽ là ban ngày, phần không được Mặt Trời chiếu sáng sẽ là ban đêm.