Đề thi học kì 2 Hóa 10 Cánh diều - Đề 1

Số oxi hóa của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là điện tích của nguyên tử đó với giả thiết đó là hợp chất ion.


 

 

Đề bài

Phần trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Số oxi hóa của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là điện tích của nguyên tử đó với giả thiết đó là hợp chất ion.

B. Trong hợp chất, oxygen có số oxi hóa bằng -2, trừ một số trường hợp ngoại lệ.

C. Số oxi hóa của hyddrogen trong các hydride kim loại bằng +1.

D. Các nguyên tố phi kim có số oxi hóa thay đổi tùy thuộc vào hợp chất chứa chúng.

Câu 2. Số oxi hóa của carbon và oxygen trong C2O42- lần lượt là

A. +3, -2

B.

C.

D.

Câu 3. Cho các chất sau: Mn, MnO2, MnCl2 KMnO4. Số oxi hóa của nguyên tố Mn trong các hợp chất lần lượt là

A. 2, -2, -4, +8.

B. 0, +4, +2, +7.

C. 0, +4, -2, +7.

D. 0, +2, -4, -7.

Câu 4. Phản ứng nào sau đây không có sựu thay đổi số oxi hóa của nguyên tố Mn?

A. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.

B. Mn + O2 → MnO2.

C. 2HCl + MnO → MnCl2 + H2O.

D. 6KI + 2KMnO4 + 4H2O → 3I2 + 2MnO2 + 8KOH.

Câu 5. Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4 (thuốc tím) màu tím nhạt dần rồi mất màu (biết sản phẩm tạo thành là MnSO4, H2SO4 và H2O). Nguyên nhân là do

A. SO2 đã oxi hóa KMnO4 thành MnO2.

B. SO2 đã khử KMnO4 thành Mn+2.

C. KMnO4 đã khử SO2 thành S+6.

D. H2O đã oxi hóa KMnO4 thành Mn+2.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tất cả các phản ứng mà chất tham gia có chứa nguyên tố oxygen đều tỏa nhiệt.

B. Lượng nhiệt mà phản ứng hấp thụ hay giải phóng không phụ thuộc vào điều kiện thực hiện phản ứng và thể tồn tại của chất trong phản ứng.

C. Sự cháy của nhiên liệu (xăng, dầu, khí gas, than , gỗ, …) là những ví dụ về phản ứng thu nhiệt vì cần phải khơi mào.

D. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong phòng thí nghiệm, có thể nhận biết một phản ứng thu nhiệt hoặc tỏa nhiệt bằng cách đo nhiệt độ của phản ứng bằng một nhiệt kế.

B. Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng thu nhiệt.

C. Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng tỏa nhiệt.

D. Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ giảm đi nếu phản ứng thu nhiệt

Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 bar (với chất khí), nồng độ 1 mol.L-1(đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298K.

B. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với nhiệt độ 298K.

C. Áp suất 760mmHg là áp suất ở điều kiện chuẩn.

D. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 atm, nhiệt độ 0oC.

Câu 9. Biết rằng ở điều kiện chuẩn, 1 mol ethanol cháy tỏa ra một lượng nhiệt là 1,37.103 kJ. Nếu đốt cháy hoàn toàn 15,1 gam ethanol, năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt bởi phản ứng là

A. 0,450 kJ.

B. 2,25.103 kJ.

C. 4,50.102 kJ.

D.1,37.103 kJ.

Câu 10. Chọn câu trả lời đúng.

Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền

A. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với hydrogen.

B. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với oxygen.

C. được xác định từ nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố đó.

D. bằng 0.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học là lượng nhiệt kèm theo phản ứng đó ở áp suất 1 atm và 25oC.

B. Nhiệt (tỏa ra hay thu vào) kèm theo một phản ứng được thực hiện ở 1 bar và 298K là biên sthieen enthalpy chuẩn của phản ứng đó.

C. Một phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh nóng lên là phản ứng thu nhiệt.

D.Một phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh lạnh đi là do các phản ứng này thu nhiệt  và lấy đi nhiệt từ môi trường.

Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tốc độ phản ứng hóa học là đại lượng mô tả mức độ nhanh hay chậm của chất phản ứng được sử dụng hoặc sản phẩm được tạo thành.

B. Tốc độ của phản ứng hóa học là hiệu số nồng độ của một chất trong hỗn hợp phản ứng tại hai thời điểm khác nhau.

C. Tốc độ của phản ứng hóa học có thể có giá trị âm hoặc dương.

D. Trong cùng một phản ứng hóa học, tốc độ tiêu thụ các chất phản ứng khác nhau sẽ như nhau nếu chúng được lấy với cùng một nồng độ.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Tốc độ của phản ứng hóa học khong thể xác định được từ sự thay đổi nồng độ chất sản phẩm tạo thành theo thời gian.

B. Theo công thức tính tốc độ trung bình của phản ứng hóa học trong một khoảng thời gian nhất định là không thay đổi trong khoảng thời gian ấy.

C. Dấu (-) trong biểu thức tính tốc độ trung bình theo biến thiên nồng độ chất phản ứng là để đảm bảo cho giá trị của tốc độ phản ứng không âm.

D. Tốc độ trung bình của một phản ứng trong một khoảng thời gian nhất định được biểu thị bằng biến thiên nồng độ chất phản ứng hoặc sản phẩm tạo thành chia cho khoảng thời gian đó.

Câu 14. Khi cho một đại lượng xác định chất phản ứng vào bình để cho phản ứng hóa học xảy ra, tốc độ phản ứng sẽ

A. không đổi cho đến khi kết thúc.

B. tăng dần cho đến khi kết thúc.

C. chậm dần cho đến khi kết thúc.

D. tuân theo định luật tác dụng khối lượng.

Câu 15. Phản ứng 3H2 + N2 → 2NH3 có tốc độ mất đi của H2 so với tốc độ hình thành NH3 như thế nào?

A. Bằng 1/2.

B. Bằng 3/2.

C. Bằng 2/3.

D.Bằng 1/3.

Câu 16. Chất xúc tác là chất

A. làm tăng tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng

B. làm tăng tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng.

C. làm giảm tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng.

D. làm giảm tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng.

Câu 17. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen là

A. ns2np4.

B. ns2np5.

C. ns2np3.

D. ns2np6.

Câu 18. Trong tự nhiên, halogen tồn tại ở dạng

A. đơn chất.

B. muối halogenua.

C. oxit.

D.cả đơn chất và hợp chất.

Câu 19. Đơn chất halogen tồn tại thể lỏng ở điều kiện thường là

A. F2.

B. Cl2.

C. Br­2.

D. I2.

Câu 20. Liên kết trong các phân tử đơn chất halogen thuộc liên kết

A. cho – nhận.

B. ion.

C. cộng hóa trị phân cực.

D. cộng hóa trị không phân cực.

Câu 21. Ứng dụng nào sau đây không phải của Cl2?

A. Xử lý nước bể bơi.

B. Sát trùng vết thương trong y tế.

C. Sản xuất nhựa PVC.

D. Sản xuất bột tẩy trắng.

Câu 22. Halogen nào dùng trong sản xuất nhựa Teflon?

A. Chlorine.

B. Iodine.

C. Fluorine.

D.Bromine.

Câu 23. Đặc điểm của halogen là

A. nguyên tử chỉ nhận thêm 1 electron trong các phản ứng hóa học.

B. tạo liên kết cộng hóa trị với nguyên tử hydrogen.

C. nguyên tử có số oxi hóa -1 trong tất cả các hợp chất.

D. nguyên tử có 5 electron hóa trị.

Câu 24. Dung dịch AgNO3 không tác dụng với dung dịch

A. NaI.

B. NaF.

C. NaCl

D. NaBr.

Câu 25. Cho 15,8 gam KMnO4 tác dụng hết với dung dịch HCl đậm đặc. Giả sử hiệu suất phản ứng là 100% thì thể tích (đktc) khí Cl2 thu được là

A. 5,6 lít.

B. 0,56 lít.

C. 2,8 lít.

D. 0,28 lít.

Câu 26. Nguyên tố halogen dùng làm gia vị, cần thiết cho tuyến giáp và phòng ngừa khuyết tật trí tuệ là

A. chlorine.

B. iodine.

C. bromine.

D. fluorine.

Câu 27. Điều kiện nào sau đây không phải điều kiện chuẩn?

A. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25oC hay 298K.

B. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 298K.

C. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25oC.

D. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25K.

Câu 28. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Dung dịch hydrofluoric acid có khả năng ăn mòn thủy tinh.

B. NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc, nóng thu được hydrogen chloride.

C. Hydrogen chloride tan nhiều trong nước.

D. Lực acid trong dãy hydrohalic acid giảm dần từ HF đến HI.

Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1. Cho phương trình nhiệt hóa học sau:

SO2(g) + 1/2 O2(g) → SO3(g)             \({\Delta _r}H_{298}^0\)= -98,5 kJ

a, Tính lượng nhiệt giải phóng ra khi chuyển 74,6 gam SO2 thành SO3.

b, Giá trị \({\Delta _r}H_{298}^0\)của phản ứng: SO3(g) → SO2(g) + 1/2O2(g) là bao nhiêu?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 2. Nghiền mịn 10 gam một mẫu đá vôi trong tự nhiên, hòa tan trong lượng dư dung dịch HCl thu được 4 gam khí carbonic. Tính hàm lượng calcium carbonate trong mẫu đá vôi.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Phương pháp giải:

 

 

Lời giải chi tiết:

 

 

Đáp án

Phần trắc nghiệm (7 điểm)

 

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Số oxi hóa của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là điện tích của nguyên tử đó với giả thiết đó là hợp chất ion.

B. Trong hợp chất, oxygen có số oxi hóa bằng -2, trừ một số trường hợp ngoại lệ.

C. Số oxi hóa của hydrogen trong các hydride kim loại bằng +1.

D. Các nguyên tố phi kim có số oxi hóa thay đổi tùy thuộc vào hợp chất chứa chúng.

Phương pháp giải:

Trong hợp chất, số oxi hóa của hydrogen là +1 trừ một số trường hợp ngoại lệ như NaH, CaH2

Lời giải chi tiết:

Đáp án B.

Câu 2. Số oxi hóa của carbon và oxygen trong C2O42- lần lượt là

A. +3, -2

B. -3, +2.

C. +3, +2.

D.-3, -2.

Phương pháp giải:

Áp dụng quy tắc xác định số oxi hóa.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

Câu 3. Cho các chất sau: Mn, MnO2, MnCl2 KMnO4. Số oxi hóa của nguyên tố Mn trong các hợp chất lần lượt là

A. 2, -2, -4, +8.

B. 0, +4, +2, +7.

C. 0, +4, -2, +7.

D. 0, +2, -4, -7.

Phương pháp giải:

Áp dụng quy tắc xác định số oxi hóa.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B.

Câu 4. Phản ứng nào sau đây không có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố Mn?

A. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.

B. Mn + O2 → MnO2.

C. 2HCl + MnO → MnCl2 + H2O.

D. 6KI + 2KMnO4 + 4H2O → 3I2 + 2MnO2 + 8KOH.

Phương pháp giải:

2HCl + MnO → MnCl2 + H2O: phản ứng trao đổi.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

Câu 5. Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4 (thuốc tím) màu tím nhạt dần rồi mất màu (biết sản phẩm tạo thành là MnSO4, H2SO4 và H2O). Nguyên nhân là do

A. SO2 đã oxi hóa KMnO4 thành MnO2.

B. SO2 đã khử KMnO4 thành Mn+2.

C. KMnO4 đã khử SO2 thành S+6.

D. H2O đã oxi hóa KMnO4 thành Mn+2.

Phương pháp giải:

Chất khử là chất nhường electron.

Chất oxi hóa là chất nhận electron.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tất cả các phản ứng mà chất tham gia có chứa nguyên tố oxygen đều tỏa nhiệt.

B. Lượng nhiệt mà phản ứng hấp thụ hay giải phóng không phụ thuộc vào điều kiện thực hiện phản ứng và thể tồn tại của chất trong phản ứng.

C. Sự cháy của nhiên liệu (xăng, dầu, khí gas, than , gỗ, …) là những ví dụ về phản ứng thu nhiệt vì cần phải khơi mào.

D. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.

Phương pháp giải:

Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong phòng thí nghiệm, có thể nhận biết một phản ứng thu nhiệt hoặc tỏa nhiệt bằng cách đo nhiệt độ của phản ứng bằng một nhiệt kế.

B. Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng thu nhiệt.

C. Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng tỏa nhiệt.

D. Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ giảm đi nếu phản ứng thu nhiệt

Phương pháp giải:

Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng nếu phản ứng tỏa nhiệt.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 bar (với chất khí), nồng độ 1 mol.L-1(đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298K.

B. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với nhiệt độ 298K.

C. Áp suất 760mmHg là áp suất ở điều kiện chuẩn.

D. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 atm, nhiệt độ 0oC.

Phương pháp giải:

Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 bar (với chất khí), nồng độ 1 mol.L-1(đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298K.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

Câu 9. Biết rằng ở điều kiện chuẩn, 1 mol ethanol cháy tỏa ra một lượng nhiệt là 1,37.103 kJ. Nếu đốt cháy hoàn toàn 15,1 gam ethanol, năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt bởi phản ứng là

A. 0,450 kJ.

B. 2,25.103 kJ.

C. 4,50.102 kJ.

D.1,37.103 kJ.

Phương pháp giải:

nethanol = 15,1/46 mol.

→ Năng lượng nhiệt được phải phóng khi đốt cháy hoàn toàn 15,1 gam ethanol là

15,1/46 . 1,37.103 = 450 kJ.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

Câu 10. Chọn câu trả lời đúng.

Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền

A. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với hydrogen.

B. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với oxygen.

C. được xác định từ nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố đó.

D. bằng 0.

Phương pháp giải:

Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền bằng 0.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học là lượng nhiệt kèm theo phản ứng đó ở áp suất 1 atm và 25oC.

B. Nhiệt (tỏa ra hay thu vào) kèm theo một phản ứng được thực hiện ở 1 bar và 298K là biên sthieen enthalpy chuẩn của phản ứng đó.

C. Một phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh nóng lên là phản ứng thu nhiệt.

D.Một phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh lạnh đi là do các phản ứng này thu nhiệt  và lấy đi nhiệt từ môi trường.

Phương pháp giải:

Nhiệt (tỏa ra hay thu vào) kèm theo một phản ứng được thực hiện ở 1 bar và 298K là biên sthieen enthalpy chuẩn của phản ứng đó.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B.

Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tốc độ phản ứng hóa học là đại lượng mô tả mức độ nhanh hay chậm của chất phản ứng được sử dụng hoặc sản phẩm được tạo thành.

B. Tốc độ của phản ứng hóa học là hiệu số nồng độ của một chất trong hỗn hợp phản ứng tại hai thời điểm khác nhau.

C. Tốc độ của phản ứng hóa học có thể có giá trị âm hoặc dương.

D. Trong cùng một phản ứng hóa học, tốc độ tiêu thụ các chất phản ứng khác nhau sẽ như nhau nếu chúng được lấy với cùng một nồng độ.

Phương pháp giải:

Tốc độ phản ứng hóa học là đại lượng mô tả mức độ nhanh hay chậm của chất phản ứng được sử dụng hoặc sản phẩm được tạo thành.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Tốc độ của phản ứng hóa học không thể xác định được từ sự thay đổi nồng độ chất sản phẩm tạo thành theo thời gian.

B. Theo công thức tính tốc độ trung bình của phản ứng hóa học trong một khoảng thời gian nhất định là không thay đổi trong khoảng thời gian ấy.

C. Dấu (-) trong biểu thức tính tốc độ trung bình theo biến thiên nồng độ chất phản ứng là để đảm bảo cho giá trị của tốc độ phản ứng không âm.

D. Tốc độ trung bình của một phản ứng trong một khoảng thời gian nhất định được biểu thị bằng biến thiên nồng độ chất phản ứng hoặc sản phẩm tạo thành chia cho khoảng thời gian đó.

Phương pháp giải:

Tốc độ của phản ứng hóa học có thể xác định được từ sự thay đổi nồng độ chất sản phẩm tạo thành theo thời gian.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

Câu 14. Khi cho một đại lượng xác định chất phản ứng vào bình để cho phản ứng hóa học xảy ra, tốc độ phản ứng sẽ

A. không đổi cho đến khi kết thúc.

B. tăng dần cho đến khi kết thúc.

C. chậm dần cho đến khi kết thúc.

D. tuân theo định luật tác dụng khối lượng.

Phương pháp giải:

Khi cho một đại lượng xác định chất phản ứng vào bình để cho phản ứng hóa học xảy ra, tốc độ phản ứng sẽ giảm dần cho đến khi kết thúc.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

Câu 15. Phản ứng 3H2 + N2 → 2NH3 có tốc độ mất đi của H2 so với tốc độ hình thành NH3 như thế nào?

A. Bằng 1/2.

B. Bằng 3/2.

C. Bằng 2/3.

D.Bằng 1/3.

Phương pháp giải:

Tốc độ phản ứng bằng 1/3 tốc độ mất đi của H2 và bằng 1/2  tốc độ hình thành của NH3.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B.

Câu 16. Chất xúc tác là chất

A. làm tăng tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng

B. làm tăng tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng.

C. làm giảm tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng.

D. làm giảm tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng.

Phương pháp giải:

Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng

Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

Câu 17. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen là

A. ns2np4.

B. ns2np5.

C. ns2np3.

D. ns2np6.

Phương pháp giải:

Các nguyên tố halogen thuộc nhóm VIIA → có 7 elelectron lớp ngoài cùng.

→ Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns2np5.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B.

Câu 18. Trong tự nhiên, halogen tồn tại ở dạng

A. đơn chất.

B. muối halogenua.

C. oxit.

D.cả đơn chất và hợp chất.

Phương pháp giải:

Trong tự nhiên, halogen chỉ tồn tại ở dạng hợp chất, phần lớn ở dạng muối halide.

Lời giải chi tiết

Đáp án B.

Câu 19. Đơn chất halogen tồn tại thể lỏng ở điều kiện thường là

A. F2.

B. Cl2.

C. Br­2.

D. I2.

Phương pháp giải:

Trạng thái của đơn chất halogen:

+ F2 : khí

+ Cl2: khí

+ Br2: lỏng

+ I2: rắn

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

Câu 20. Liên kết trong các phân tử đơn chất halogen thuộc liên kết

A. cho – nhận.

B. ion.

C. cộng hóa trị phân cực.

D. cộng hóa trị không phân cực.

Phương pháp giải:

Liên kết trong các phân tử đơn chất halogen thuộc loại liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

Câu 21. Ứng dụng nào sau đây không phải của Cl2?

A. Xử lý nước bể bơi.

B. Sát trùng vết thương trong y tế.

C. Sản xuất nhựa PVC.

D. Sản xuất bột tẩy trắng.

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

Câu 22. Halogen nào dùng trong sản xuất nhựa Teflon?

A. Chlorine.

B. Iodine.

C. Fluorine.

D.Bromine.

Phương pháp giải:

Fluorine được dùng trong sản xuất nhựa Teflon.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

Câu 23. Đặc điểm của halogen là

A. nguyên tử chỉ nhận thêm 1 electron trong các phản ứng hóa học.

B. tạo liên kết cộng hóa trị với nguyên tử hydrogen.

C. nguyên tử có số oxi hóa -1 trong tất cả các hợp chất.

D. nguyên tử có 5 electron hóa trị.

Phương pháp giải:

Liên kết giữa halogen với hydrogen là liên kết cộng hóa trị.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B.

Câu 24. Dung dịch AgNO3 không tác dụng với dung dịch

A. NaI.

B. NaF.

C. NaCl

D. NaBr.

Phương pháp giải:

AgNO3 + NaF → không phản ứng.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B.

Câu 25. Cho 15,8 gam KMnO4 tác dụng hết với dung dịch HCl đậm đặc. Giả sử hiệu suất phản ứng là 100% thì thể tích (đktc) khí Cl2 thu được là

A. 5,6 lít.

B. 0,56 lít.

C. 2,8 lít.

D. 0,28 lít.

Phương pháp giải:

- Viết PTHH

- Tính số mol của KMnO4

- Dựa vào PTHH suy ra số mol của Cl2.

nKMnO4 = 15,8 : 158 = 0,1 mol

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

  0,1       →                                               0,25

→ nCl2 = 0,25 mol → VCl2 = 0,25.22,4 = 5,6 lít.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

Câu 26. Nguyên tố halogen dùng làm gia vị, cần thiết cho tuyến giáp và phòng ngừa khuyết tật trí tuệ là

A. chlorine.

B. iodine.

C. bromine.

D. fluorine.

Phương pháp giải:

Nguyên tố halogen dùng làm gia vị, cần thiết cho tuyến giáp và phòng ngừa khuyết tật trí tuệ là iodine.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B.

Câu 27. Điều kiện nào sau đây không phải điều kiện chuẩn?

A. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25oC hay 298K.

B. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 298K.

C. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25oC.

D. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25K.

Phương pháp giải:

Điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar (đối với chất khí) nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và ở nhiệt độ không đổi, thường chọn nhiệt độ 25oC (hay 298K).

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

Câu 28. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Dung dịch hydrofluoric acid có khả năng ăn mòn thủy tinh.

B. NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc, nóng thu được hydrogen chloride.

C. Hydrogen chloride tan nhiều trong nước.

D. Lực acid trong dãy hydrohalic acid giảm dần từ HF đến HI.

Phương pháp giải:           

Lực acid trong dãy hydrohalic acid tăng dần từ hydrofluoric acid (yếu) đến hydroiodic acid (rất mạnh).

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1: Cho phương trình nhiệt hóa học sau:

SO2(g) + 1/2 O2(g) → SO3(g)             \({\Delta _r}H_{298}^0\)= -98,5 kJ

a, Tính lượng nhiệt giải phóng ra khi chuyển 74,6 gam SO2 thành SO3.

b, Giá trị \({\Delta _r}H_{298}^0\)của phản ứng: SO3(g) → SO2(g) + 1/2O2(g) là bao nhiêu?

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết liên quan đến enthalpy tạo thành.

Lời giải chi tiết:

a, Ta có; nSO2 = 74,6/64 = 373/320 mol.

Dựa vào phương trình, ta có: 1 mol SO2 chuyển thành SO3 giải phóng ra -98,5 kJ.

→  373/320 mol SO2 chuyển thành 373/320.(-98,5) = -114,8 kJ.

Vậy khi chuyển 74,6 gam SO2 thành SO3 giải phóng ra -114,8 kJ.

b,  Ta có:

+ Với phản ứng: SO2(g) + 1/2 O2(g) → SO3(g)

 \(\begin{array}{l}{\Delta _r}H_{298}^0(1) = {\Delta _f}H_{298}^0(S{O_3}) - {\Delta _f}H_{298}^0(S{O_2}) - \frac{1}{2}{\Delta _f}H_{298}^0({O_2})\\ = {\Delta _f}H_{298}^0(S{O_3}) - {\Delta _f}H_{298}^0(S{O_2}) - \frac{1}{2}.0 = {\Delta _f}H_{298}^0(S{O_3}) - {\Delta _f}H_{298}^0(S{O_2})\\ =  - 98,5kJ\end{array}\)

+ Với phản ứng: SO3(g) → SO2(g) + 1/2O2(g)

\(\begin{array}{l}{\Delta _r}H_{298}^0(2) = {\Delta _f}H_{298}^0(S{O_2}) + \frac{1}{2}{\Delta _f}H_{298}^0({O_2}) - {\Delta _f}H_{298}^0(S{O_3})\\ = {\Delta _f}H_{298}^0(S{O_2}) + \frac{1}{2}.0 - {\Delta _f}H_{298}^0(S{O_3}) = {\Delta _f}H_{298}^0(S{O_2}) - {\Delta _f}H_{298}^0(S{O_3})\\ =  - {\Delta _r}H_{298}^0(1) = 98,5kJ\end{array}\)

Câu 2: Nghiền mịn 10 gam một mẫu đá vôi trong tự nhiên, hòa tan trong lượng dư dung dịch HCl thu được 4 gam khí carbonic. Tính hàm lượng calcium carbonate trong mẫu đá vôi.

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ta có: nCO2 = 4/44 = 1/11 mol

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

1/11                 <----             1/11

nCaCO3 = 1/11 (mol)

mCaCO3 = 1/11. 100 = 100/11 (gam)

Hàm lượng calcium carbonate trong mẫu đá vôi là

100/11 : 10 . 100% = 90,9%.

 

 

Phương pháp giải:

 

 

Lời giải chi tiết: