Đề thi học kì 1 môn sử lớp 9 năm 2020 - 2021 Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn

Giải chi tiết đề thi học kì 1 môn sử lớp 9 năm 2020- 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn với cách giải nhanh và chú ý quan trọng


Đề bài

ĐỀ BÀI

Câu 1 (3,0 điểm)

Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN.

Câu 2 (3,0 điểm).

Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết:

 

(Hình 22.SGK Lịch sử 9, NXB Bộ GD&ĐT)

a.Ảnh trên nói về sự kiện nào?

b. Nêu hoàn cảnh, nội dung quyết định và hệ quả của sự kiện đó.

Câu 3 (4,0 điểm)

a.Nêu những nét chính về cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài quân sự ở CuBa từ năm 1945 đến năm 1959.

b. Trình bày hiểu biết của em về mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh đạo Phi-đen Ca-xtơ-rô, nhân dân CuBa với Đảng, Chính phủ và nhân dân ta.

Lời giải chi tiết

 

Câu 1

Phương pháp: Dựa vào SGK Lịch sử lớp 9 trang 23,24

Cách giải:

* Hoàn cảnh ra đời:

- Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

- Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm: Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

 Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.

* Mục tiêu hoạt động:

Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

Câu 2

Phương pháp: Dựa vào nội dung của Hội nghị Ianta

Cách giải:

a. Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Hội nghị Ianta được triệu tập, với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc: Mỹ (Ph. Rudơven), Anh (U. Sớcsin), Liên Xô (Xtalin).

b.

*Hoàn cảnh

- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra với các nước Đồng minh. Đó là:

+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

+ Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

=> Từ ngày 4 đến 11/2/1945, Hội nghị Ianta được triệu tập, với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc: Mỹ (Ph. Rudơven), Anh (U. Sớcsin), Liên Xô (Xtalin).



*Nội dung hội nghị

Hội nghị đã đi đến những quyết định quan trọng:

- Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

- Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á.

Ở châu Âu: Liên Xô chiếm đóng Đông Âu, Đông Đức, Đông Béclin; Mĩ, Anh, Pháp chiếm Tây Âu, Tây Đức, Tây Béclin.

Ở châu Á:

Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến ở châu Á: giữ nguyên trạng Mông Cổ, khôi phục quyền lợi của nước Nga đã mất trong chiến tranh Nga – Nhật 1904 – 1905 (bao gồm việc trả đảo miền Nam Xa-kha-lin, 4 đảo thuộc quần đảo Cu-rin).

Nhật Bản: do quân đội Mĩ chiến đóng.

Bán đảo Triều Tiên: Mĩ chiếm đóng phía Nam, Liên Xô chiếm đóng phía Bắc.

Trung Quốc trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ.

Các vùng còn lại ở châu Á: Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây cũ.


Theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam (ở Đức, từ ngày 17/7 đến 2/8/1945) việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16, quân Trung Hoa Dân quốc ở phía Bắc.

*Hệ quả:

Những quyết định của hội nghị I-an-ta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là “Trật tự hai cực I-an-ta” do Liên Xô và Mĩ đứng đầu.



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến