Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Cánh diều - Đề số 6
Đề thi giữa kì 2 Văn 8 bộ sách cánh diều đề số 6 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề thi
PHẦN I – ĐỌC HIỂU (5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và chọn phương án trả lời đúng:
Khi cha con Hồ Qúy Ly hiệp binh lại với nhau rồi thì lại phân ra làm ba đạo, hai đạo binh bộ thì đi hai bên bờ sông, còn một đạo binh thủy thì đi chính giữa; kéo lên đánh Hàm Tử Quan.
Chẳng dè quân Minh hay trước, đã phân binh ra phục sẵn mấy chỗ hiểm yếu mà chờ, cho nên khi quân Hồ vừa mới kéo tới nơi, thì quân Minh ba bên bốn bề khắc ki với nhau ào ra một lượt, đánh rát quá quân họ Hồ chịu không nổi, nên phải vỡ tan chạy ráo, hai đạo binh bộ thua rồi, lớp thì đầu giặc, lớp thì chạy nhào xuống sông mà chết rất nhiều. Hồ Nguyên Trừng cũng tử trận.
Còn đạo binh thủy tuy chạy thoát khỏi được, song những thuyền chở lương đều bị chìm mất hết nhiều.
Lúc bấy giờ, những quan tướng An Nam mà bị quân Minh bắt được, không chịu đầu nó thì nó giết đi; cái lòng độc ác của quân Minh đối đãi với An Nam ta, thiệt là cực kì tàn nhẫn.
Hồ Quý Ly dẫn cả đạo binh thuỷ chạy thẳng ra biển, rồi dò theo đường biển chạy về Thanh Hoá; nhưng mới vừa đến Mã Giang, lại gặp quân Minh chặn đánh, làm cho quân nhà Hồ tan tác như cua gãy càng. Cha con Hồ Quý Ly không dám vào Thanh Hoá, phải chạy thẳng vào Nghệ An mà trốn.
Trương Phụ cho người đi thám dọ, biết cha con họ Hồ đã chạy vào Nghệ An, bèn cho mời Mộc Thạnh đến mà nghị kế rằng: “Nay cha con Hồ Quý Ly đã thế cùng lực tận rồi, chúng nó vào Nghệ An mà trốn đó, thì thế nó đã cùng đường, chúng ta phải đồng tâm hiệp lực, phân binh thuỷ lục kéo vào, thì thế nào cũng bắt được, chứ nếu chúng ta mà dụ dự lôi thôi, dung dưỡng nó nhiều ngày, để cho nó nảy nhánh đâm chồi, thì ắt sanh hậu hoạn đó”. Mộc Thạnh cùng chư tướng thảy đều bái phục.
Rồi đó Trương Phụ và Mộc Thạnh thì dẫn đại binh đi đường bộ kéo vào. Lại khiến Liễu Thăng dẫn một đạo hải quân kéo đi đường thuỷ.
Quân Minh rần rộ kéo đi, đánh đến đâu thì chúng nó cứ bắt đàn bà con gái tới đó, lại cướp giật của dân, cách chúng nó ngược đãi người mình thiệt là nhiều bé khắc bạc
Còn Hồ Quý Ly, chạy vào vừa đến cửa Kì La, bị quân Minh bắt được, bọn Hồ Hán Thương... thì dắt hết gia quyến và con cháu nhà Hồ chạy vào trốn nơi núi Cao Vọng; lụi đụi chẳng ngày, rồi cũng bị quân Minh bắt sạch.
Lúc bấy giờ, những quan tướng của nhà Hồ, lớp ra đầu hàng, lớp bị bắt, còn lớp thì không chịu nhục, nên phải tự tử mà chết rất nhiều.
Nhà Hồ từ ngày soán đoạt ngôi Trần mà làm vua từ năm Canh Thìn (1400), qua đến năm Đinh Hợi (1407) thì mất nước; có hai đời vua, trị được có 7 năm.
(Nguyễn Chánh Sắt, Việt Nam Lê Thái Tổ, NXB Hồng Đức, 2015, tr. 130 – 132)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Nghị luận
D. Thuyết minh
Câu 2. Truyện được kể ở ngôi thứ mấy?
A. Thứ nhất
B. Thứ hai
C. Thứ 2 số ít
D. Thứ 3
Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích là:
A. Sự tàn ác của giặc Minh và nỗi thống khổ của nhân dân ta dưới ách xâm lược.
B. Quân Minh sang xâm lược nước ta, cha con Hồ Quý Ly hợp binh chống giặc nhưng cuối cùng thất bại.
C. Tinh thần chống giặc kiên cường, bất khuất của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Hồ Quý Ly.
D. Những trận chiến ác liệt giữa quân Minh xâm lược và quân ta dưới sự lãnh đạo của Hồ Quý Ly.
Câu 4. Nguyên nhân thua trận của quân Hồ Quý Ly được đoạn trích miêu tả:
A. Không có tinh thần hăng hái chiến đấu.
B. Lực lượng hơn quân giặc.
C. Bị trúng kế mai phục của quân Minh.
D. Vũ khí không tối tân bằng vũ khí của giặc.
Câu 5. Dựa vào nội dung của đoạn trích, hãy cho biết ý nào sau đây KHÔNG khái quát đúng bản chất của quân xâm lược nhà Minh?
A. Đối xử tàn tệ đối với nhân dân ta.
B. Lập lại kỉ cương cho nhà nước phong kiến của ta.
C. Truy diệt đến cùng cha con Hồ Quý Ly.
D. Thể hiện sự độc ác đối với quan tướng nhà Hồ.
Câu 6. Câu “Nhà Hồ từ ngày soán đoạt ngôi Trần mà làm vua từ năm Canh Thìn (1400), qua đến năm Đinh Hợi (1407) thì mất nước; có hai đời vua, trị được có 7 năm.” có ý nghĩa gì?
A. Bình luận, đánh giá về triều đại nhà Hồ ở nước ta.
B. Tóm lược về lịch sử thời phong kiến ở nước ta.
C. Tóm lược về triều đại nhà Hồ ở nước ta.
D. Rút ra bài học lịch sử qua triều đại nhà Hồ.
Câu 7. Xác định từ địa phương trong câu sau: Còn Hồ Quý Ly, khi chạy vào vừa đến cửa Kì La, bị quân Minh bắt được, bọn Hồ Hán Thương... thì dắt hết gia quyến và con cháu nhà Hồ chạy vào trốn nơi núi Cao Vọng; lụi đụi chẳng mấy ngày, rồi cũng bị quân Minh bắt sạch.
A. Lụi đụi
B. Gia quyến
C. Con cháu
D. Bắt sạch
Câu 8. “Dụ dự” có nghĩa là:
A. Chần chừ, không dứt khoát
B. Lo lắng, buồn chồn không yên.
C. Chui nấp một cách khổ sở.
D. Suy nghĩ nóng nảy, buồn bực.
Câu 9. Em hãy phân tích thái độ người kể chuyện.
Câu 10. Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng: Hồ Qúy Ly dẫn cả đạo binh thủy chạy thẳng ra biển, rồi dò theo đường biển chạy về Thanh Hóa; nhưng mới vừa đến Mã Giang, lại gặp quân Minh chặn đánh, làm cho quân nhà Hồ tan tác như cua gãy càng. Cha con Hồ Qúy Ly không dám vào Thanh Hóa, phải chạy thẳng vào Nghệ An mà trốn.
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (5 điểm)
Phân tích một bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” của tác giả Trần Nhân Tông.
|
Thôn hậu, thôn tiền đạm tự yên, Bán vô, bán hữu tịch dương biên. Mục đồng địch lý quy ngưu tận, Bạch lộ song song phi hạ điền. |
|
Dịch nghĩa
|
Trước thôn, sau thôn, khí trời mờ nhạt như khói Bóng chiều tà nửa không, nửa có. Trẻ chăn trâu thổi sao dẫn trâu về hết, Từng hàng cò trắng bay xuống ruộng. |
|
Bài thơ được sáng tác trong một dịp về thăm quê. Các vua đời Trần cho xây ở quê một hành cung gọi là cung Thiên Trường để thỉnh thoảng về nghỉ ngơi. Mỗi dịp về đó, các vua thường có thơ lưu lại, nay còn giữ được vài bài, trong đó có bài này.
Đáp án
PHẦN I – ĐỌC HIỂU
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
A |
D |
B |
C |
B |
A |
A |
A |
Câu 1 (0.5 điểm)
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Thuyết minh |
Phương pháp:
Dựa vào các phương thức biểu đạt đã học
Lời giải chi tiết:
Phương thức biểu đạt chính: tự sự
=> Đáp án: A
Câu 2 (0.5 điểm)
Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? A. Thứ nhất B. Thứ hai C. Thứ 2 số ít D. Thứ 3 |
Phương pháp:
Căn cứ nội dung bài ngôi kể
Lời giải chi tiết:
Ngôi thứ ba
=> Đáp án: D
Câu 3 (0.5 điểm)
Nội dung chính của đoạn trích là: A. Sự tàn ác của giặc Minh và nỗi thống khổ của nhân dân ta dưới ách xâm lược. B. Quân Minh sang xâm lược nước ta, cha con Hồ Quý Ly hợp binh chống giặc nhưng cuối cùng thất bại. C. Tinh thần chống giặc kiên cường, bất khuất của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Hồ Quý Ly. D. Những trận chiến ác liệt giữa quân Minh xâm lược và quân ta dưới sự lãnh đạo của Hồ Quý Ly. |
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Nội dung chính: Quân Minh sang xâm lược nước ta, cha con Hồ Qúy Ly hợp binh chống giặc nhưng cuối cùng thất bại
=> Đáp án: B
Câu 4 (0.5 điểm)
Nguyên nhân thua trận của quân Hồ Quý Ly được đoạn trích miêu tả: A. Không có tinh thần hăng hái chiến đấu. B. Lực lượng hơn quân giặc. C. Bị trúng kế mai phục của quân Minh. D. Vũ khí không tối tân bằng vũ khí của giặc. |
Phương pháp:
Căn cứ nội dung bài đọc hiểu và phân tích
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân: bị trúng kế mai phục của quân Minh
=> Đáp án: C
Câu 5 (0.5 điểm)
Dựa vào nội dung của đoạn trích, hãy cho biết ý nào sau đây KHÔNG khái quát đúng bản chất của quân xâm lược nhà Minh? A. Đối xử tàn tệ đối với nhân dân ta. B. Lập lại kỉ cương cho nhà nước phong kiến của ta. C. Truy diệt đến cùng cha con Hồ Quý Ly. D. Thể hiện sự độc ác đối với quan tướng nhà Hồ. |
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Lập lại kỉ cương cho nhà nước phong kiến của ta
=> Đáp án: B
Câu 6 (0.5 điểm)
Câu “Nhà Hồ từ ngày soán đoạt ngôi Trần mà làm vua từ năm Canh Thìn (1400), qua đến năm Đinh Hợi (1407) thì mất nước; có hai đời vua, trị được có 7 năm.” có ý nghĩa gì? A. Bình luận, đánh giá về triều đại nhà Hồ ở nước ta. B. Tóm lược về lịch sử thời phong kiến ở nước ta. C. Tóm lược về triều đại nhà Hồ ở nước ta. D. Rút ra bài học lịch sử qua triều đại nhà Hồ. |
Phương pháp:
Căn cứ nội dung bài đọc hiểu và phân tích
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa: bình luận, đánh giá về triều đại nhà Hồ ở nước ta
=> Đáp án: A
Câu 7 (0.5 điểm)
Xác định từ địa phương trong câu sau: Còn Hồ Quý Ly, khi chạy vào vừa đến cửa Kì La, bị quân Minh bắt được, bọn Hồ Hán Thương... thì dắt hết gia quyến và con cháu nhà Hồ chạy vào trốn nơi núi Cao Vọng; lụi đụi chẳng mấy ngày, rồi cũng bị quân Minh bắt sạch. A. Lụi đụi B. Gia quyến C. Con cháu D. Bắt sạch |
Phương pháp:
Căn cứ nội dung bài từ địa phương
Lời giải chi tiết:
Từ địa phương là lụi đụi
=> Đáp án: A
Câu 8 (0.5 điểm)
“Dụ dự” có nghĩa là: A. Chần chừ, không dứt khoát B. Lo lắng, buồn chồn không yên. C. Chui nấp một cách khổ sở. D. Suy nghĩ nóng nảy, buồn bực. |
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Dụ dự: chần chừ, không dứt khoát
=> Đáp án: A
Câu 9 (0.5 điểm)
Em hãy phân tích thái độ người kể chuyện. |
Phương pháp:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải chi tiết:
Thái độ:
- Căm ghét quân xâm lược nhà Minh
- Cảm thông với nỗi khổ của nhân dân ta
- Khách quan khi thuật lại thất bại của Hồ Qúy Ly
Câu 10 (0.5 điểm)
Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng: Hồ Qúy Ly dẫn cả đạo binh thủy chạy thẳng ra biển, rồi dò theo đường biển chạy về Thanh Hóa; nhưng mới vừa đến Mã Giang, lại gặp quân Minh chặn đánh, làm cho quân nhà Hồ tan tác như cua gãy càng. Cha con Hồ Qúy Ly không dám vào Thanh Hóa, phải chạy thẳng vào Nghệ An mà trốn. |
Phương pháp:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải chi tiết:
- Biện pháp so sánh: làm cho quân nhà Hồ tan tác như cua gãy càng.
- Tác dụng:
+ Giúp câu văn thêm sinh động, hấp dẫn
+ Lột tả được sự thất bại thảm hại của quân nhà Hồ
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (5 điểm)
Phân tích một bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” của tác giả Trần Nhân Tông.
Dịch nghĩa
Bài thơ được sáng tác trong một dịp về thăm quê. Các vua đời Trần cho xây ở quê một hành cung gọi là cung Thiên Trường để thỉnh thoảng về nghỉ ngơi. Mỗi dịp về đó, các vua thường có thơ lưu lại, nay còn giữ được vài bài, trong đó có bài này. |
Phương pháp:
Căn cứ các bài học về văn tự sự, kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt
Lời giải chi tiết:
1. Mở bài
- Giới thiệu bài thơ: "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra" hay “Thiên Trưởng văn vọng” là bài thơ mang tình quê thắm thiết của Trần Nhân Tông - một vị vua, nhà văn hóa tiêu biểu của Việt Nam.
- Đây cũng là tác phẩm in dấu vẻ đẹp yên bình của thôn quê Việt Nam.
2. Thân bài
a. Vẻ đẹp cảnh vật thiên nhiên trong bức tranh quê hương: hình ảnh cảnh chiều tà khi hoàng hôn đang dần buông xuống:
+ Thời gian: buổi chiều tà, sắp về tối
+ Không gian: trước xóm sau thôn
+ Cảnh vật: “bán vô bán hữu” – phong cảnh mờ ảo, vừa như lại vừa như không có, vừa thực, lại vừa không có thực gợi nên quang cảnh làng quê yên bình đang mờ trong sương khói, cảnh vừa có nét thực vừa có nét ảo
=> Bức tranh thiên nhiên độc đáo, mơ hồ như một bức tranh
b. Sự hòa quyện, đan xen giữa con người và thiên nhiên:
+ Hình ảnh về một chú bé mục đồng – trẻ chăn trâu đã gợi lên trong tác giả chính mình.
+ Đàn trâu trở về
+ Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng
=> Cảnh vật bình dị, gần gũi, quen thuộc với làng quê Việt Nam
- Nỗi buồn xót xa và nỗi lòng thầm kín của tác giả:
+ Âm thanh: sáo vắng – tiếng sao văng vẳng đâu đó nơi chốn làng quê
=> Tiếng sáo ấy hay chính tiếng lòng của tác giả, nó chứa đựng một nỗi buồn xót xa.
3. Kết bài
Khẳng định giá trị bài thơ: Bài thơ "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra" đã gợi nhắc trong lòng người đọc những xúc cảm tinh tế khi nhớ về quê hương.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề thi giữa kì 2 Văn 8 Cánh diều - Đề số 6 timdapan.com"