Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề số 9
Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới
Đề thi
I. Đọc hiểu (6đ)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi phía dưới:
CỤC NƯỚC ĐÁ VÀ DÒNG CHẢY
Mưa, mưa đá! Một cục nước đá to lông lốc rơi bộp xuống. Thích quá, dòng chảy tay dang rộng, miệng nói lớn:
- A! Vui lắm mà! Cục nước đá hòa nhập ngay với chúng tôi.
Không được. – Cục đá lạnh lùng đáp – các anh đục ngầu bẩn thỉu thế kia, ta trong trắng to đẹp nhường này, bạn bè hòa nhập với các anh sao được?
Dòng chảy chưa kịp trả lời thì cục nước đá đã buông tiếp những lời đầy kiêu ngạo:
- Bảo cho các anh biết rằng: Biển cả, trời xanh mới là nơi hòa nhập dung thân của ta.
- Hầy dà! Ở một mình không được đâu, hòa nhập với chúng tôi đi.
Nói xong dòng chảy cười xòa rồi ào ra sông ra biển. Còn lại một mình buồn thiu, cục nước đá khóc, lúc sau thì tan ướt ở một góc sân.
(Trích 109 truyện ngụ ngôn Việt Nam hiện đại, NXB Hồng Đức, trang 144).
Câu hỏi
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại/ tiểu loại nào ?
A. Văn bản thơ.
B. Văn bản truyện.
C. Văn bản thông tin.
D. Văn bản tản văn.
Câu 2: Dòng nào nêu đúng các sự việc chính trong truyện?
A. Cục nước đá rơi - Dòng nước rủ nhập vào - Cục nước tan ở góc sân.
B. Dòng nước chảy qua rủ nhập vào - Cục nước từ chối, tan ở góc sân.
C. Mưa - Dòng nước chảy qua rủ nhập vào - Cục nước từ chối - Cục nước đá tan.
D. Mưa - Cục nước đá rơi - Dòng nước rủ nhập vào - Cục nước từ chối - Cục nước khóc, tan ở góc sân.
Câu 3: Xác định tình huống giàu kịch tính của truyện ngụ ngôn trên?
A. Cục nước đá chuẩn bị tan, được rủ nhập vào một dòng nước.
B. Dòng nước chảy gần cục nước đá.
C. Cục nước đá không chịu nhập vào dòng nước.
D. Cục nước đá muốn nhập vào biển cả, rừng xanh rộng lớn.
Câu 4: Dòng nào dưới đây là lời độc thoại của nhân vật trong truyện?
A. Cục đá lạnh lùng đáp.
B. Biển cả, trời xanh mới là nơi hòa nhập dung thân của ta.
C. Thích quá, dòng chảy tay dang rộng, miệng nói lớn.
D. Một mình buồn thiu, cục nước đá khóc, lúc sau thì tan ướt ở một góc sân.
Câu 5: Vì sao cục nước đá không muốn hòa nhập vào dòng nước chảy?
A. Chê dòng nước bẩn thỉu.
B. Muốn hòa nhập vào biển cả, rừng xanh.
C. Chê dòng nước bẩn thỉu và tự cho nơi xứng đáng với mình là biển rộng...
D. Chê dòng nước bẩn thỉu và mong muốn chờ nhập với biển rộng, rừng xanh,
Câu 6: Câu nói của dòng nước “Hầy dà! Ở một mình không được đâu, hòa nhập với chúng tôi đi” chứa đựng lời khuyên gì với cục nước đá?
A. Cảnh báo việc cục nước đá sẽ bị tan chảy.
B. Không sớm hòa nhập thì sẽ bị tan chảy và không còn tồn tại.
C. Mong cục nước đá hòa nhập sớm, được ra biển lớn trước khi bị tan chảy.
D. Hòa nhập sớm thì còn tồn tại và sẽ có cơ hội ra với biển lớn.
Câu 7: Mong muốn hoà nhập ngay với biển cả, rừng xanh của cục nước đá thể
hiện điều gì?
A. Thiếu hiểu biết về quá trình trưởng thành, đạt mục tiêu của mỗi con người.
B. Quá kiêu căng, hiểu thắng.
C. Quá tự tin vào năng lực bản thân.
D. Tất cả đáp án trên.
Câu 8: Mối quan hệ giữa cục nước đá - dòng chảy thể hiện mối quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ giữa bộ phận và toàn thể.
B. Quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng.
C. Quan hệ nguyên nhân-kết quả.
D. Quan hệ giữa cá nhân với cội nguồn.
Câu 9: Cục nước đá tan ướt góc sân có phải kết cục xứng đáng với nó không? Lý giải dựa trên căn cứ từ văn bản đọc (trả lời 6-8 dòng) (1đ)
Câu 10: Chia sẻ về điều em tâm đắc nhất khi đọc câu chuyện trên (trả lời 4-6 dòng) (1đ)
II. TẬP LÀM VĂN
1. Quan sát 2 bức ảnh sau và trả lời câu hỏi:
Xác định bức ảnh gợi liên tưởng đến văn bản đọc, làm rõ sự liên tưởng, liên quan đó (4-6 dòng) (1đ)
2. Em hãy kể lại một câu chuyện về một nhân vật hoặc sự kiện liên quan đến quá trình nghiên cứu sáng tạo cho cộng đồng thuộc lĩnh vực em yêu thích, với chủ đề “ Sống cống hiến” (dài từ 1 -1,5 trang)
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Đáp án
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1 (0.25đ) |
Câu 2 (0.25đ) |
Câu 3 (0.25đ) |
Câu 4 (0.25đ) |
Câu 5 (0.25đ) |
Câu 6 (0.25đ) |
Câu 7 (0.25đ) |
Câu 8 (0.25đ) |
B |
D |
A |
C |
C |
D |
D |
B |
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại/ tiểu loại nào ? A. Văn bản thơ. B. Văn bản truyện. C. Văn bản thông tin. D. Văn bản tản văn. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Nhớ lại kiến thức về thể loại
Lời giải chi tiết:
Văn bản trên thuộc thể loại truyện (truyện ngụ ngôn)
→ Đáp án: B
Câu 2: Dòng nào nêu đúng các sự việc chính trong truyện? A. Cục nước đá rơi - Dòng nước rủ nhập vào - Cục nước tan ở góc sân. B. Dòng nước chảy qua rủ nhập vào - Cục nước từ chối, tan ở góc sân. C. Mưa - Dòng nước chảy qua rủ nhập vào - Cục nước từ chối - Cục nước đá tan. D. Mưa - Cục nước đá rơi - Dòng nước rủ nhập vào - Cục nước từ chối - Cục nước khóc, tan ở góc sân. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản và sắp xếp các sự việc chính
Lời giải chi tiết:
Các sự việc chính: Mưa - Cục nước đá rơi - Dòng nước rủ nhập vào - Cục nước từ chối - Cục nước khóc, tan ở góc sân.
→ Đáp án: D
Câu 3: Xác định tình huống giàu kịch tính của truyện ngụ ngôn trên? A. Cục nước đá chuẩn bị tan, được rủ nhập vào một dòng nước. B. Dòng nước chảy gần cục nước đá. C. Cục nước đá không chịu nhập vào dòng nước. D. Cục nước đá muốn nhập vào biển cả, rừng xanh rộng lớn. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Chú ý chi tiết khiến nhân vật bộc lộ tính cách, tình cảm
Lời giải chi tiết:
Tình huống giàu kịch tính của truyện: Cục nước đá chuẩn bị tan, được rủ nhập vào một dòng nước
→ Đáp án: A
Câu 4: Dòng nào dưới đây là lời độc thoại của nhân vật trong truyện? A. Cục đá lạnh lùng đáp. B. Biển cả, trời xanh mới là nơi hòa nhập dung thân của ta. C. Thích quá, dòng chảy tay dang rộng, miệng nói lớn. D. Một mình buồn thiu, cục nước đá khóc, lúc sau thì tan ướt ở một góc sân. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Nhớ lại kiến thức về lời độc thoại
Lời giải chi tiết:
Lời độc thoại của nhân vật: Thích quá, dòng chảy tay dang rộng, miệng nói lớn
→ Đáp án: C
Câu 5: Vì sao cục nước đá không muốn hòa nhập vào dòng nước chảy? A. Chê dòng nước bẩn thỉu. B. Muốn hòa nhập vào biển cả, rừng xanh. C. Chê dòng nước bẩn thỉu và tự cho nơi xứng đáng với mình là biển rộng... D. Chê dòng nước bẩn thỉu và mong muốn chờ nhập với biển rộng, rừng xanh |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Cục nước đá không muốn hòa nhập vào dòng nước chảy vì Chê dòng nước bẩn thỉu và tự cho nơi xứng đáng với mình là biển rộng
→ Đáp án: C
Câu 6: Câu nói của dòng nước “Hầy dà! Ở một mình không được đâu, hòa nhập với chúng tôi đi” chứa đựng lời khuyên gì với cục nước đá? A. Cảnh báo việc cục nước đá sẽ bị tan chảy. B. Không sớm hòa nhập thì sẽ bị tan chảy và không còn tồn tại. C. Mong cục nước đá hòa nhập sớm, được ra biển lớn trước khi bị tan chảy. D. Hòa nhập sớm thì còn tồn tại và sẽ có cơ hội ra với biển lớn. |
Phương pháp:
Đọc kĩ câu nói
Phân tích ý nghĩa câu nói
Lời giải chi tiết:
Câu nói chứa đựng lời khuyên: Hòa nhập sớm thì còn tồn tại và sẽ có cơ hội ra với biển lớn
→ Đáp án: D
Câu 7: Mong muốn hoà nhập ngay với biển cả, rừng xanh của cục nước đá thể hiện điều gì? A. Thiếu hiểu biết về quá trình trưởng thành, đạt mục tiêu của mỗi con người. B. Quá kiêu căng, hiểu thắng. C. Quá tự tin vào năng lực bản thân. D. Tất cả đáp án trên. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Mong muốn hoà nhập ngay với biển cả, rừng xanh của cục nước đá thể hiện sự thiếu hiểu biết về quá trình trưởng thành, đạt mục tiêu của mỗi con người, sự kiêu căng, hiếu thắng và đặc biệt là quá tự tin vào năng lực bản thân
→ Đáp án: D
Câu 8: Mối quan hệ giữa cục nước đá - dòng chảy thể hiện mối quan hệ nào sau đây? A. Quan hệ giữa bộ phận và toàn thể. B. Quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. C. Quan hệ nguyên nhân-kết quả. D. Quan hệ giữa cá nhân với cội nguồn. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản, chú ý mối quan hệ của 2 tuyến nhân vật
Lời giải chi tiết:
Mối quan hệ ấy thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng
→ Đáp án: B
Câu 9: Cục nước đá tan ướt góc sân có phải kết cục xứng đáng với nó không? Lý giải dựa trên căn cứ từ văn bản đọc (trả lời 6-8 dòng) (1đ)
Phương pháp
Đọc kĩ văn bản và nêu ý kiến bản thân về cái kết
Lời giải chi tiết
- HS kết nối với các sự việc, chi tiết để lý giải (cục nước không chịu hòa nhập dòng nước, chê, từ chối…, muốn được ra biển cả…)
- Nhận xét hậu quả đến với cục nước đá từ những chi tiết trên (hợp lý/ không hợp lý…)
- Liên kết các thông tin trên để trả lời/ thể hiện ý kiến cá nhân cho mạch lạc
Câu 10: Chia sẻ về điều em tâm đắc nhất khi đọc câu chuyện trên (trả lời 4-6 dòng) (1đ)
Phương pháp
Dựa vào quan điểm cá nhân
Lời giải chi tiết
- Bài học về sự thích nghi, hòa nhập
- Bài học về thói kiêu căng, khinh thường người khác
- Bài học về nguồn cội, về kĩ năng làm việc nhóm…
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
1. Quan sát 2 bức ảnh sau và trả lời câu hỏi: Xác định bức ảnh gợi liên tưởng đến văn bản đọc, làm rõ sự liên tưởng, liên quan đó (4-6 dòng) (1đ) 2. Em hãy kể lại một câu chuyện về một nhân vật hoặc sự kiện liên quan đến quá trình nghiên cứu sáng tạo cho cộng đồng thuộc lĩnh vực em yêu thích, với chủ đề “ Sống cống hiến” (dài từ 1 -1,5 trang) |
Phương pháp:
Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học
Lời giải chi tiết:
1. Học sinh tự thể hiện sự cảm nhận, liên tưởng của bản thân, tùy ý chọn ảnh
Gợi ý: Bức họa 2: sự hòa nhập, gắn kết sẽ giúp mỗi cá nhân tạo ra sức mạnh nhóm/ cộng đồng, đương đầu với thử thách…
2. HS tự lựa chọn giới thiệu câu chuyện về một nhân vật hoặc sự kiện trong đời sống
Giới thiệu câu chuyện về nhân vật/ sự kiện có ý nghĩa với cộng đồng |
||
Phần chính |
Điểm |
Nội dung cụ thể |
Mở bài |
0,5 |
- Nêu sự việc/ nhân vật liên quan đến lĩnh vực cụ thể - Nêu tình huống/ hoàn cảnh tiếp cận nhân vật/ sự việc |
Thân bài |
2,5 |
- Tái hiện bối cảnh xuất hiện nhân vật/ sự việc - Kể sự việc liên quan đến nhân vật/ sự việc + Bắt đầu sự việc + Diễn biến cụ thể + Kết thúc: tác động tới cộng đồng ở thời điểm hiện tại |
Kết bài |
0,5 |
- Ý nghĩa của sự việc với cộng đồng - Tác động đến nhận thức, hành động người kể |
Yêu cầu khác |
0,5 |
- Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (Tự sự) - Chú ý ngôi kể/ người kể/ ngôn ngữ kể phù hợp với văn hóa; kết hợp kể, tả, biểu cảm, bình luận |
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Cánh diều - Đề số 9 timdapan.com"