Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 7
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Đề thi
I. ĐỌC HIỂU (6đ)
Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới
ĐÁNH GIÁ VỀ NHÂN VẬT BÀ CÔ CỦA BÉ HỒNG
(Trần Trọng Đăng Đàn)
Những ngày thơ ấu là tác phẩm hồi kí viết về tuổi thơ cay đắng của nhà văn Nguyên Hồng. Đã là hồi kí thì tất cả những việc, những con người trong tác phẩm là có thật. Sự hư cấu nghệ thuật ở chừng mực nào đó chỉ như son phấn mà thôi. Cho nên cần phải thấy bà cô trong tác phẩm là bà cô thật, bà cô ruột của nhà văn Nguyên Hồng, chứ không phải là bà cô nhân vật văn học được tác giả hư cấu lên để làm nổi bật tình cảm, tính cách của nhân vật văn học bé Hồng
Nhân vật bà cô trong đoạn trích Trong lòng mẹ bị đánh giá là kẻ “giả dối”, “thâm hiểm”, “trơ trẽn”, là người có “tâm địa độc ác”, “sống tàn nhẫn”, “khô héo cả tình máu mủ ruột rà”. Có người còn gọi bà cô là “mụ ta”, là “hắn”... Tôi cứ nghĩ, nếu bà cô ruột thịt ấy của nhà văn Nguyên Hồng mà nghe những lời phán xét về mình thế, thì có lẽ sẽ tức, sẽ căm giận, ghét bỏ “thằng cháu”- nhà văn Nguyên Hồng lắm.
Hãy thật khách quan mà đọc đi đọc lại những lời thoại của bà cô, suy xét kỹ những cử chỉ hành động của bà cô trong đoạn trích, ta sẽ thấy, bà cô không phải hoàn toàn là người như bé Hồng nghĩ.
Thật ra bà cô “có những ý nghĩ cay độc” trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch...hay bà cô có những “rắp tâm tanh bẩn... chỉ là ý nghĩ của thằng bé Hồng - một đứa trẻ con rất yêu thương mẹ nó và căm thù tất cả những ai, tất cả những gì xâm hại đến tình cảm thiêng liêng ấy. Chuyện bé Hồng nhìn nhận bà cô như trên chỉ là theo cảm tính mà thôi. Con người ta khi đã không ưa ai thì thấy cái gì ở người đó cũng đáng ghét cả. Bà cô có thành kiến về mẹ bé Hồng, đó cũng là thành kiến của xã hội đối với “một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực”, chồng chết chưa đoạn tang mà đã “chửa đẻ với người khác”. Còn bé Hồng thì lại có thành kiến một cách nặng nề và quyết liệt đối với bà cô để bảo vệ mẹ mình.
Phải chăng từ trước đến nay vì quá thương bé Hồng, đồng cảm với bé Hồng nên chúng ta hoàn toàn đứng về phía bé Hồng mà nhìn nhận bà cô theo cách nhìn nhận của bé Hồng. Có lẽ, như thế là không công bằng, là quá khắt khe với bà cô, là quá thiên vị bé Hồng. Cho dù bà cô có thành kiến với mẹ bé Hồng và lận lúc nào cũng có ý nghĩ cay độc đi chăng nữa thì ta cũng phải thấy, bà cô có chỗ lóe sáng trong tâm hồn. Hãy suy xét, ngẫm nghĩ câu bà cô nói với bé Hồng: “Vậy mày đi hỏi cô Thông (...) chỗ ở của mợ mày rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả lẽ bán xới mãi được sao”. Câu nói ấy được bà cô nói một cách “nghiêm nghị”, thật từ đáy lòng, đầy cảm thông. Ở bà cô đâu phải đã “cạn kiệt tình máu mủ ruột rà.
Theo tôi, khi dẫn học sinh tìm hiểu Trong lòng mẹ chỉ nên tập trung phân tích tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng đối với mẹ mình. Hình ảnh người mẹ luôn ở trong trái tim bé Hồng. Bé Hồng luôn ở trong lòng mẹ cả lúc phải sống xa mẹ cũng như khi được “lăn vào trong lòng mẹ”. Tìm hiểu đoạn trích này, không nên và không cần đi sâu vào phân tích nhân vật bà cô mà dẫu có phân tích thì cũng đừng làm cho học sinh hiểu rằng bà cô là người “xấu xa tồi tệ”, “thâm hiểm mà trơ trẽn”, “ có tâm địa độc ác giả dỗi, tàn nhẫn”, “khô héo cả tình máu mủ ruột rà vì đó là bà cô đáng thưởng của nhà văn Nguyên Hồng đáng kính.
Nguyên Hồng là “nhà văn của phụ nữ và nhi đồng”, ông luôn thấm thía những cơ cực, tủi nhục mà phụ nữ và nhi đồng phải gánh chịu. Ông đã dành cho phụ nữ và nhi đồng tấm lòng chứa chan yêu thương và thái độ nâng niu trân trọng. Chẳng lẽ trong trái tim ông không có chỗ nhỏ dành cho bà cô ruột thịt của mình?
(Nhân vật nữ trong tác phẩm VH nhà trường, NXBGD 2006, trang 125)
Câu hỏi
Câu 1. Câu văn nào hướng đến đối tượng nghị luận trong văn bản?
A. Bà cô trong tác phẩm là bà cô thật, bà cô ruột của nhà văn Nguyên Hồng, chứ không phải là bà cô nhân vật văn học được tác giả hư cấu.
B. Bà cô trong tác phẩm là nhân vật văn học được tác giả hư cấu.
C. Đã là hồi ký thì tất cả những việc, những con người trong tác phẩm phải là có thật.
D. Những ngày thơ ấu là tác phẩm hồi ký viết về tuổi thơ cay đắng của nhà văn Nguyên Hồng.
Câu 2. Mục đích của đoạn văn bản số 2 là:
A. Khẳng định bà cô là người có “tâm địa độc ác”, “sống tàn nhẫn”.
B. Phủ định bà cô là người có “tâm địa độc ác”, “sống tàn nhẫn”.
C. Nhân vật bà cô trong đoạn trích Trong lòng mẹ bị đánh giá là kẻ “giả dối”, “thâm hiểm”, “trợ trên”.
D. Nhân vật bà cô trong đoạn trích Trong lòng mẹ bị đánh giá thiếu khách quan
Câu 3. Tác giả thuyết phục người đọc tin vào điều gì?
A. Nhân vật bà cô trong đoạn trích Trong lòng mẹ là cô ruột của nhà văn Nguyên Hồng và cần được đánh giá một cách khách quan.
B. Bà cô không phải hoàn toàn là người như bé Hồng nghĩ.
C. Con người ta khi đã không ưa ai thì thấy cái gì ở người đó cũng đáng ghét.
D. Ở bà cô đâu phải đã “cạn kiệt tình máu mủ ruột rà”.
Câu 4. Luận cứ nào chứng minh: Nhân vật bà cô trong đoạn trích Trong lòng mẹ bị đánh giá là kẻ “giả dối”, “thâm hiểm”, “trơ trẽn”...?
A. Chỉ là ý nghĩ của thằng bé Hồng - một đứa trẻ con rất yêu thương mẹ nó và căm thù tất cả những ai, tất cả những gì xâm hại đến tình cảm thiêng liêng ấy
B. Bà cô có thành kiến về mẹ bé Hồng, đó cũng là thành kiến của xã hội đối với “một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần.
C. Bà cô có chỗ lóe sáng trong tâm hồn. Nói một cách “nghiêm nghị”, thật từ đáy lòng, đầy cảm thông.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 5. Tác giả đã dùng những luận cứ nào để khẳng định nhà văn Nguyên Hồng không có ý định viết xấu, nói xấu về bà cô mình? Em có đồng ý với điều đó không (1đ)
Câu 6. Theo em, “khách quan” được hiểu như thế nào? Sau bài học này em thấy để đánh giá khách quan một con người, một sự việc thì cần có “cái nhìn” như thế nào? (1đ)
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4đ)
Câu 1. Quan sát 2 bức hình sau, đọc văn bản Trong lòng mẹ (văn bản là đối tượng bàn luận trong văn bản đọc trên) để trả lời câu a,b (1đ)
a. Bức hình 2 có mấy hình minh họa? Chúng có ý nghĩa gì?
b. Phát hiện sự liên quan của từng bức hình tới 1 nội dung của văn bản đọc
Câu 2. Hãy kể lại một lần chứng kiến (nghe kể/ qua truyền hình/ báo chí) cảnh người yếu thế bị bắt nạt/ xúc phạm khiến em bất bình hoặc đã bênh vực người bị mắng mỏ, xúc phạm đó (dài từ 1-1,5 trang giấy)
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
A |
C |
A |
D |
Câu 1. Câu văn nào hướng đến đối tượng nghị luận trong văn bản? A. Bà cô trong tác phẩm là bà cô thật, bà cô ruột của nhà văn Nguyên Hồng, chứ không phải là bà cô nhân vật văn học được tác giả hư cấu. B. Bà cô trong tác phẩm là nhân vật văn học được tác giả hư cấu. C. Đã là hồi ký thì tất cả những việc, những con người trong tác phẩm phải là có thật. D. Những ngày thơ ấu là tác phẩm hồi ký viết về tuổi thơ cay đắng của nhà văn Nguyên Hồng. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và các đáp án
Lời giải chi tiết:
Câu văn hướng đến đối tượng nghị luận trong văn bản: Bà cô trong tác phẩm là bà cô thật, bà cô ruột của nhà văn Nguyên Hồng, chứ không phải là bà cô nhân vật văn học được tác giả hư cấu.
→ Đáp án A
Câu 2. Mục đích của đoạn văn bản số 2 là: A. Khẳng định bà cô là người có “tâm địa độc ác”, “sống tàn nhẫn”. B. Phủ định bà cô là người có “tâm địa độc ác”, “sống tàn nhẫn”. C. Nhân vật bà cô trong đoạn trích Trong lòng mẹ bị đánh giá là kẻ “giả dối”, “thâm hiểm”, “trợ trên”. D. Nhân vật bà cô trong đoạn trích Trong lòng mẹ bị đánh giá thiếu khách quan |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn bản số 2
Lời giải chi tiết:
Mục đích của đoạn văn bản số 2 là: Nhân vật bà cô trong đoạn trích Trong lòng mẹ bị đánh giá là kẻ “giả dối”, “thâm hiểm”, “trợ trên”.
→ Đáp án C
Câu 3. Tác giả thuyết phục người đọc tin vào điều gì? A. Nhân vật bà cô trong đoạn trích Trong lòng mẹ là cô ruột của nhà văn Nguyên Hồng và cần được đánh giá một cách khách quan. B. Bà cô không phải hoàn toàn là người như bé Hồng nghĩ. C. Con người ta khi đã không ưa ai thì thấy cái gì ở người đó cũng đáng ghét. D. Ở bà cô đâu phải đã “cạn kiệt tình máu mủ ruột rà”. |
Phương pháp giải
Đọc kĩ văn bản và rút ra thông điệp, mục đích tác giả muốn gửi gắm
Lời giải chi tiết
Tác giả thuyết phục người đọc tin vào: Nhân vật bà cô trong đoạn trích Trong lòng mẹ là cô ruột của nhà văn Nguyên Hồng và cần được đánh giá một cách khách quan
→ Đáp án A
Câu 4. Luận cứ nào chứng minh: Nhân vật bà cô trong đoạn trích Trong lòng mẹ bị đánh giá là kẻ “giả dối”, “thâm hiểm”, “trơ trẽn”...? A. Chỉ là ý nghĩ của thằng bé Hồng - một đứa trẻ con rất yêu thương mẹ nó và căm thù tất cả những ai, tất cả những gì xâm hại đến tình cảm thiêng liêng ấy B. Bà cô có thành kiến về mẹ bé Hồng, đó cũng là thành kiến của xã hội đối với “một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần. C. Bà cô có chỗ lóe sáng trong tâm hồn. Nói một cách “nghiêm nghị”, thật từ đáy lòng, đầy cảm thông. D. Tất cả các ý trên |
Phương pháp giải
Đọc kĩ văn bản
Soi chiếu vào đáp án
Lời giải chi tiết
Luận cứ chứng minh: Nhân vật bà cô trong đoạn trích Trong lòng mẹ bị đánh giá là kẻ “giả dối”, “thâm hiểm”, “trơ trẽn”...:
→ Đáp án D
Câu 5. Tác giả đã dùng những luận cứ nào để khẳng định nhà văn Nguyên Hồng không có ý định viết xấu, nói xấu về bà cô mình? Em có đồng ý với điều đó không (1đ) |
Phương pháp giải
Đọc kĩ văn bản
Chú ý những luận cứ khẳng định nhà văn Nguyên Hồng không có ý định viết xấu, nói xấu về bà cô mình
Nêu quan điểm của bản thân
Lời giải chi tiết
- Những luận cứ:
+ Đã là hồi ký thì tất cả những việc, những con người trong tác phẩm phải là có thật. Sự hư cấu nghệ thuật ở chừng mực nào đó chỉ như son phấn mà thôi. Cho nên cần phải thấy bà cô trong tác phẩm là bà cô thật, bà cô ruột của nhà văn
+ Nếu bà cô ruột thịt ấy của nhà văn Nguyên Hồng mà nghe những lời phán xét về mình thế, thì có lẽ sẽ tức, sẽ căm giận , ghét bỏ “thằng cháu” – Nguyên Hồng lắm
+ Ông đã dành cho phụ nữ và nhi đồng tấm lòng chứa chan yêu thương và thái độ nâng niu trân trọng. Chẳng lẽ trong trái tim ông không có chỗ nhỏ dành cho bà cô ruột thịt của mình?
- Em có đồng ý không: Học sinh tự trả lời (lập luận phải phù hợp với ý kiến)
Câu 6. Theo em, “khách quan” được hiểu như thế nào? Sau bài học này em thấy để đánh giá khách quan một con người, một sự việc thì cần có “cái nhìn” như thế nào? (1đ) |
Phương pháp giải
Tìm hiểu khái niệm trên internet, sách báo
Nêu ý kiến của bản thân
Lời giải chi tiết
-“Khách quan”: Học sinh tự tra cứu, tìm kiếm thông tin (từ điển trên google) để làm rõ cách hiểu của mình
- Học sinh tự xác định “cái nhìn” của cá nhân (nhưng cần phải logic với cách hiểu từ “khách quan” ở trên. Gợi ý: cần có cái nhìn không thiên lệch. Chủ thể nhận xét, đánh giá cần biết xử lí thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (cả những thông tin trái chiều)
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (6đ)
Câu 1.
a. Bức hình 2 có mấy hình minh họa? Chúng có ý nghĩa gì?
b. Phát hiện sự liên quan của từng bức hình tới 1 nội dung của văn bản đọc
Phương pháp giải:
a. Quan sát kĩ bức hình 2
b. Đọc kĩ văn bản và liên hệ bức hình với văn bản
Lời giải chi tiết:
a. Có 5 bức hình minh họa. Chúng cùng biểu thị sự giúp đỡ người gặp cảnh ngộ bất hạnh (mỗi hình minh họa nhỏ là một cảnh bất hạnh khác nhau)
b. Bức 1: gợi cảnh mẹ bé Hồng bị bà cô chỉ trích, dè bỉu;
Bức 2: gợi cảnh nắm tay để đứng lên trong khó khăn…
Câu 2. Hãy kể lại một lần chứng kiến (nghe kể/ qua truyền hình/ báo chí) cảnh người yếu thế bị bắt nạt/ xúc phạm khiến em bất bình hoặc đã bênh vực người bị mắng mỏ, xúc phạm đó (dài từ 1-1,5 trang giấy)
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn
Lời giải chi tiết:
Kể lại một lần chứng kiến (nghe kể/ qua truyền hình/ báo chí) cảnh người yếu thế bị bắt nạt/ xúc phạm khiến em bất bình hoặc đã bênh vực người bị mắng mỏ, xúc phạm đó |
||
Phần chính |
Điểm |
Nội dung cụ thể |
Mở bài |
0,5 |
- Giới thiệu câu chuyện trực tiếp/ gián tiếp - Ấn tượng của em qua đánh giá hoặc cảm xúc |
Thân bài |
2,0 |
Gồm chuỗi sự việc được kể từ ngôi thứ nhất (từ 3 sự việc trở lên có mở đầu, diễn biến, kết thúc) - Kể tóm tắt sự việc: + Trạng thái, biểu hiện của kẻ bạo hành/ chỉ trích và người bị bắt nạt/ chỉ trích + Diễn tả suy nghĩ cảm xúc của bản thân khi chứng kiến (kết hợp kể, tả, biểu cảm) |
Kết bài |
0,25 |
- Ấn tượng cá nhân về sự việc: qua đúc rút của bản thân - Vai trò của sự yêu thương chia sẻ đối với người bất hạnh, gặp khó khăn bất ngờ trong cuộc sống |
Yêu cầu khác |
0,25 |
- Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (tự sự) - Kết hợp linh hoạt phương thức biểu cảm trong tự sự |
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 7 timdapan.com"