Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức - Đề số 7

Đề thi giữa kì 2 Văn 10 bộ sách kết nối tri thức đề số 7 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp


Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (4đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

BẦU TRỜI CỦA NGƯỜI CHA

Nguyễn Quang Thiều

Bữa cơm tối của người cha tàn tật thường kéo dài đến hai tiếng đồng hồ, My vừa cho cha ăn vừa dỗ dành ông như dỗ một đứa trẻ ốm yêu. [...] Thời gian đầu, cứ mỗi khi bón cơm cho cha My lại khóc. Người cha cũng khóc không thành tiếng.

Hai năm trở lại đây cô không khóc nữa. Thay vào đó, cô nhí nhảnh kể cho cha cô nghe những chuyện đại loại như cây hoa trà ông trồng giờ đang trổ nụ, những chậu xương rồng nhiều loại của ông mọc thêm rất nhiều nhánh, hay buổi sáng nào đó trong vườn nhà xuất hiện một con chim lạ, giọng con chim rất trong và mảnh như tơ nhện. Cô cứ kể những chuyện như thế cho tới khi người cha ăn xong thìa cơm cuối cùng. Đặt cái bát sang một bên, và lúc nào ngay sau đó cô cũng nói với người cha: “Ba đã hoàn thành nhiệm vụ. Con quyết định tặng huân chương cho ba”. Người cha cố ngước mắt nhìn con và cười. Và chỉ có cô mới biết là ông đang cười. [...]

Bóng tối của đêm thường bắt đầu ùa kín những góc nhà, rồi sau đó lan vào gầm giường và gầm bàn ghế. Cô đặt những ngón tay gầy và hơi lành lạnh của người cha trong bàn tay nhỏ nhắn của cô. My thấy những ngón tay của người cha ấm dần lên. My khẽ ngước mắt nhìn cha. Cô biết cha cỗ đang bước từng bước mê dại trong ý nghĩ lạ lùng về phía vòm trời kia. Rồi ông khóc. Và chỉ có My mới biết được cha mình đang khóc... My đỡ cha lên giường và bắt đầu bài xoa bóp chân tay cho cha theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Khoảng chín giờ tối cô buông màn cho cha. “Con chúc ba ngủ ngon”, cô nói và hôn lên trán người cha lúc nào cũng như lấp dấp mồ hôi. Khi cô quay ra cửa thì giật mình nhận ra có người đang đứng tựa vào một bên cánh cửa.

“Mẹ đây”, bóng người nói (...)

“Mẹ sẽ bỏ tiền ra thuê người chăm sóc cho ông ấy, con đừng lo”.

 “Chẳng ai có thể chăm sóc ba con bằng con cả - My nói và thở dài - không ai có thể hiểu được ba, ngay cả…”

Cô định nói: “Ngay cả chính mẹ”, nhưng cô lại thôi... Mãi lâu sau cô mới nói: “Mẹ về đi, hôm nay con mệt lắm”. “Cảm ơn mẹ”, My nói và lại bật cười khe khẽ. Cô đóng cửa và vội vã đi vào trong nhà.

Hơn một tháng trở lại đây, mẹ cô thường đến thăm cô vào buổi tối và... lúc nào cô cũng nói với mẹ cô câu cuối: “Con mệt lắm, mẹ về đi”, rồi bước ra mở cổng.

My lần từng bước trong bóng tối đến trước giá vẽ và ngồi xuống. Nhưng mỗi lần vẽ xong cô lại càng thấy thất vọng hơn. Và cũng đã bao nhiêu lần cô gục khóc trên giá vẽ. Cô khóc không phải vì sự thất bại trong nghệ thuật. Nói đúng hơn, chưa bao giờ cô đeo đuổi một thành công nào đó trong nghệ thuật. Cô chỉ vẽ như cô cần phải vẽ. Cô khóc về sự bất lực trong tình yêu của cô đối với người cha bệnh tật.

Cha cô vốn là một phi công lái máy bay quân sự trong chiến tranh. Sau giải

phóng ông chuyển sang lái máy bay dân sự. Sau mỗi chuyến bay trở về, ông say đắm kể cho mẹ con cô nghe về những vùng trời ông đã đi qua. Nhiều đêm, những câu chuyện của người cha đã đưa cô đến những vùng trời ấy trong giấc mơ.

Cô gặp những đứa bé trong suốt vừa bay vừa hát bên những bông hoa lạ.

“Hoa này là hoa gì, bạn nhỉ?”, cô hỏi.

“Hoa Anh My”, những đứa bé đồng thanh nói như hát.

“Ôi! Cùng tên với mình đấy - Cô thích thú kêu lên.

“Thế những con chim vàng óng kia là chim gì?”.

“Chim Tao Linh đấy”.

My định hỏi tiếp một câu thì chợt nghe một tiếng nổ. Những đứa bé vụt biến mất. My tỉnh giấc. Ngọn đèn ngủ vẫn tỏa ánh xanh nhạt trong nhà. Qua màn, My nhìn thấy ba mẹ cô đang ngồi quay ra cửa. Trên nền nhà có những mảnh cốc vỡ.

 “Tôi không chịu nổi cuộc sống như thế này nữa rồi”, mẹ cô tức tưởi nói.

“Anh chưa làm một điều gì xúc phạm đến em cả. Anh không hiểu vì sao lâu nay em luôn luôn cảm thấy khó chịu khi anh về” (...)

- Còn anh chỉ thấy mang về cho vợ con anh những thứ ngớ ngẩn, hão huyền, hết sức vô dụng”.

“Em im đi. Em khác xưa quá nhiều rồi đấy”.

“Tôi không khác gì xưa có chẳng qua anh không nhận ra sự thật của cuộc đời này mà thôi" Mẹ có nói và đứng phắt dậy đi sang phòng bên. Ba có lúc đầu và đốt thuốc hút.

Một buổi sáng ít ngày sau đó, người cha phờ phạc nói với cô: “Ba và mẹ đã quyết định chia tay nhau. Chắc con cũng tự biết trước điều này”. My nấc lên khi nghe người cha nói vậy, cô bỗng thấy hoảng sợ và cô đơn khủng khiếp.

Khi My vừa kết thúc năm học cuối cùng thì cha cô bị tai nạn giao thông và bị liệt nửa người. Biết bệnh tình của người cha khó có thể hồi phục. My quyết định ngừng xin việc làm. Cô mở lớp dạy vẽ và tiếng Anh cho bọn trẻ, con cùng phố để kiếm tiền sinh sống và tiện có thời gian chăm sóc cha. Khi bóng tối đã trùm kín căn phòng thì người cha thì thầm: “Vùng trời... vùng trời, cha muốn trở lại... vùng trời”. Những lúc ấy, giọng người cha lạ lùng và xa xăm. Cô cảm thấy rùng mình và thương cha vô hạn.

Một đêm trong căn phòng của cô đầy mùi thuốc vẽ, trong đầu cô lóe lên ý nghĩ mang lại cho người cha vùng trời của ông về trên toàn. Sau ý nghĩ ấy, cô lao vào giá vẽ. Cô vẽ trong sự hoảng sợ mộng mị và mơ hồ về người cha. Và suốt hơn một năm qua cô đã vẽ, đã thất vọng và đã khóc.

Đêm đêm, cô đứng lặng hàng tiếng đồng hồ bên cửa sổ nhìn mãi vào vùng trời có những ngôi sao bé bỏng, ướt át và đầy bí ẩn kia. Cô như thoáng nghe thấy tiếng nói thì thầm của những ngôi sao và những vầng mây bạc trong những đêm sáng trăng. Cô lao vào giá vẽ và vẽ cho đến khi tưởng chừng như kiệt sức. Để rồi sáng sau tỉnh giấc, cô lại khóc cho những mảng mầu lạnh lẽo và bất động.

Mấy ngày trước, vào một buổi sáng có nắng, cô mang chiếc valy dựng những đồ lặt vặt của người cha ra phơi.

Trong valy cô thấy cuốn nhật ký của người cha. Cô cầm cuốn nhật ký bước vào hiện nhà ngồi xuống và đọc.

“Đêm qua mình tỉnh giấc mà Lan (tên mẹ cô) không hay biết gì. Hình như chưa bao giờ Lan mất ngủ. Lan vẫn đẹp và đầy sức sống như ngày mới cưới. Và... Lan chưa bao giờ hiểu mình. Sao những đếm tỉnh giấc mình hay nghe thấy những tiếng gì đó mơ hồ gọi mình. Mình thấy cô đơn”.

“Mình đã sống một tuổi thơ đầy cô đơn và ốm yếu. Không quên nổi những chiều mưa mờ mịt bên bờ sông Hàn. Ba đi thuyền chưa về. Má cũng đi chợ xa bán cá. “Cái mình cần là hơi ấm của con người. Nhưng đời sống càng đầy đủ thì con người càng xa nhau. Cái mà những người đang sống quanh mình tìm kiếm là đồng tiền. Đồng tiền hết sức cần thiết. Nhưng vì nó mà con người lao vào như rồ dại, cắn xé lẫn nhau, nghi ngờ nhau và căm thù nhau”.

“Sao từ ngày cưới nhau đến giờ, Lan chưa một lần thức dậy trong đêm và thì thầm những điều gì đấy với mình. Lan giày vò mình vì những chuyện gia đình như sắm sửa, xây cất. Lan bực tức với những người giàu hơn và tỏ vẻ khinh bỉ những người đói kém. Mình đã từng đói khát và tủi nhục. Nhưng mình không thể sống được khi chỉ nghĩ đến cái dạ dày căng tròn và lầy nhầy”.

“Những lần bay qua những vùng trời vô tận, sao mình cứ ước được bước ra khỏi khoang lái. Tất cả những gì trong khoảng mênh mông của vũ trụ mà mình cảm nhận được lại làm cho mình yên tâm tin mình khi đi trên mặt đất. Những cơn mê làm mình hạnh phúc và muốn khóc. Mình thèm khát được ngồi im lặng trong hoàng hôn và vùi bàn tay trong mái tóc đẹp lạ lùng của Lan”

Đêm nay hình như trời trong hơn. Có lẽ cũng đã khuya. My áp mặt vào những song gỗ cửa sổ. Bỗng cô nghe thấy tiếng cha gọi. Cô vội vã đẩy cửa bước sang phòng người cha.(...)

Khi người cha trở lại giấc ngủ, cô đứng dậy tắt đèn và trở lại phòng mình. Cô bước trang nghiêm và quyết liệt đến bên giá vẽ. Cô nhìn xuống và nhìn ra cửa sổ. Những ngôi sao như đang bay về. Cô ngửi thấy hương Anh My, tiếng hót của bầy Tao Linh, tiếng ríu rít của bầy trẻ trong suốt như pha lê... Đến gần trưa hôm sau My mới tỉnh dậy. Cô mở mắt ngơ ngác. Nắng tràn ngập ô cửa sổ phòng cô. Cô nhìn vào bức tranh và kinh ngạc. Cô nhận thấy có bóng cha cô trong suốt đang bay trong đó. Cổ nhớ đến cha. Cô vội chạy sang phòng cha. Người cha nằm yên lặng. Gương mặt ông như đang trôi trong vô tận... Hình như cô nghe thấy người cha hổn hển hỏi: “Có bao giờ con nghe thấy mẹ khóc không?”. Đôi môi cô mấp máy như trả lời: “Mẹ sẽ khóc, ba ạ”.

Câu hỏi

Câu 1. Dòng nào nói đúng đặc điểm thể loại của văn bản trên?

A. Truyện ngắn: Nhân vật ít, sự việc diễn ra trong phạm vi hẹp, đầy mâu thuẫn.

B. Truyện ngắn: Nhân vật ít, dung lượng ngắn, sự việc diễn ra trong phạm vi hẹp.

C. Truyện vừa: Nhân vật đa dạng, sự việc diễn ra luôn vận động.

D. Truyện ngắn: Nhân vật ít, sự việc đơn giản, giàu ý nghĩa.

Câu 2. Dòng nào nói đúng về đề tài của tác phẩm?

A. Ứng xử.

B. Ước mơ.

C. Thế sự đời thường.

D. Gia đình.

Câu 3. Nhân vật chính, nội dung của truyện ngắn là:

A. Người cha và My; Ước mơ và nỗi đau của người cha bất hạnh bên cô con gái hiểu thảo.

B. Người cha; Người cha giàu yêu thương, mơ ước nhưng bất hạnh.

C. Người cha và mẹ; Người cha giàu yêu thương, mơ ước và cuộc hôn nhân đau khổ.

D. My. Người con gái yêu thương cha và mơ ước của mình.

Câu 4. Dòng nào sắp xếp các sự việc đúng trình tự kể?

A. My chăm sóc cha - Cha mẹ cãi nhau, li dị - Cha lái máy bay kế về vùng trời, đưa My đến giấc mơ - Cha bị tai nạn, My làm việc ở nhà để chăm cha - My về, ngủ quên tỉnh dậy, cha đã mất.

B. My chăm sóc cha - Nói chuyện với mẹ - My vẽ và khóc - Cha mẹ cãi nhau, li dị - Cha lái máy bay kể về vùng trời, đưa My đến giấc mơ - Cha bị tai nạn, My làm việc ở nhà để chăm cha - My đọc nhật kí của cha - My vẽ, ngủ quên tỉnh dậy cha đã mất.

C. Cha mẹ cãi nhau, li dị - Cha bị tai nạn, My làm việc ở nhà để chăm cha – My đọc nhật kí của cha - My vẽ, ngủ quên tỉnh dậy, cha đã mất.

D. Cha lái máy bay kể về vùng trời, đưa My đến giấc mơ - Cha bị tai nạn, My làm việc ở nhà để chăm cha - My đọc nhật kí của cha - My vẽ, ngủ quên tỉnh dậy, cha đã mất.

Câu 5. Truyện kể theo trình tự nào?

A. Trình tự thời gian.

B. Trình tự không gian.

C. Trình tự cảm xúc của nhân vật My.

D. Trình tự tuân theo ý đồ nghệ thuật của tác giả.

Câu 6. Dòng nào nói đúng việc sử dụng ngôi kể của tác phẩm:

A. Ngôi thứ ba.

B. Ngôi thứ nhất.

C. Ngôi thứ 3 và ngôi thứ nhất.

D. Hai người kể chuyện từ ngôi thứ nhất.

Câu 7. Vì sao, hai năm trở lại đây My không khóc nữa mà lại nhí nhảnh kể cho cha cô nghe những chuyện đại loại như cây hoa trà ông trồng?

A. Vì cô biết khóc lóc chẳng ích gì chỉ làm con người thêm yếu đuối mà thôi.

B. Vì cô muốn 2 cha con vui vẻ, muốn có cuộc sống lạc quan và đầy mơ ước.

C. Vì cô muốn cha sống lạc quan đầy lãng mạn.

D. Cả a & b.

Câu 8. Vì sao My điên cuồng vẽ, rồi lại khóc, trạng thái đó biểu hiện điều gì?

A. Vì My muốn mang lại cho người cha vùng trời của ông về trên toan.

B.Vì cô vẽ trong sự hoảng sợ mộng mị và mơ hồ về người cha; Vì những mảng mầu lạnh lẽo và bất động;

C. Vì My muốn mang lại cho người cha vùng trời của ông; Biểu hiện sự bất lực trước thực tại nghiệt ngã, tình yêu cha sâu sắc mãnh liệt...

D. Vì những mảng màu lạnh lẽo và bất động; Đau khổ, bất lực.

Câu 9. Cảm nhận của em về nhân vật người cha. Từ đó, hãy cho biết những yếu tố nào có khả năng nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng đẹp trong tâm hồn con người?

Câu 10. Em yêu thích điểm nào ở nhân vật My? Việc làm, suy nghĩ, ước mơ nào của My đã tác động tới cảm xúc, suy nghĩ của em?

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4đ)

Phân tích nhân vật My và từ đó thể hiện quan điểm/ thái độ của cá nhân đối với người sống giàu ước mơ và người sống thực tế

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.


Đáp án

 Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

B

D

A

B

D

C

D

C

 

Câu 1. Dòng nào nói đúng đặc điểm thể loại của văn bản trên?

A. Truyện ngắn: Nhân vật ít, sự việc diễn ra trong phạm vi hẹp, đầy mâu thuẫn.

B. Truyện ngắn: Nhân vật ít, dung lượng ngắn, sự việc diễn ra trong phạm vi hẹp.

C. Truyện vừa: Nhân vật đa dạng, sự việc diễn ra luôn vận động.

D. Truyện ngắn: Nhân vật ít, sự việc đơn giản, giàu ý nghĩa.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Nhớ lại dấu hiệu nhận biết các thể loại

Lời giải chi tiết:

Văn bản trên thuộc thể loại truyện ngắn: Nhân vật ít, dung lượng ngắn, sự việc diễn ra trong phạm vi hẹp.

→ Đáp án B

Câu 2. Dòng nào nói đúng về đề tài của tác phẩm?

A. Ứng xử.

B. Ước mơ.

C. Thế sự đời thường.

D. Gia đình.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Chú ý hệ thống nhân vật, các chi tiết tiêu biểu

Lời giải chi tiết:

Đề tài của tác phẩm: đề tài gia đình (tình cảm cha con)

→ Đáp án D

Câu 3. Nhân vật chính, nội dung của truyện ngắn là:

A. Người cha và My; Ước mơ và nỗi đau của người cha bất hạnh bên cô con gái hiểu thảo.

B. Người cha; Người cha giàu yêu thương, mơ ước nhưng bất hạnh.

C. Người cha và mẹ; Người cha giàu yêu thương, mơ ước và cuộc hôn nhân đau khổ.

D. My. Người con gái yêu thương cha và mơ ước của mình.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

 Nhân vật chính của truyện ngắn: Người cha và My

Nội dung của truyện ngắn: Ước mơ và nỗi đau của người cha bất hạnh bên cô con gái hiểu thảo.

→ Đáp án A

Câu 4. Dòng nào sắp xếp các sự việc đúng trình tự kể?

A. My chăm sóc cha - Cha mẹ cãi nhau, li dị - Cha lái máy bay kế về vùng trời, đưa My đến giấc mơ - Cha bị tai nạn, My làm việc ở nhà để chăm cha - My về, ngủ quên tỉnh dậy, cha đã mất.

B. My chăm sóc cha - Nói chuyện với mẹ - My vẽ và khóc - Cha mẹ cãi nhau, li dị - Cha lái máy bay kể về vùng trời, đưa My đến giấc mơ - Cha bị tai nạn, My làm việc ở nhà để chăm cha - My đọc nhật kí của cha - My vẽ, ngủ quên tỉnh dậy cha đã mất.

C. Cha mẹ cãi nhau, li dị - Cha bị tai nạn, My làm việc ở nhà để chăm cha – My đọc nhật kí của cha - My vẽ, ngủ quên tỉnh dậy, cha đã mất.

D. Cha lái máy bay kể về vùng trời, đưa My đến giấc mơ - Cha bị tai nạn, My làm việc ở nhà để chăm cha - My đọc nhật kí của cha - My vẽ, ngủ quên tỉnh dậy, cha đã mất.

Phương pháp giải

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết

Trình tự kể của văn bản: My chăm sóc cha - Nói chuyện với mẹ - My vẽ và khóc - Cha mẹ cãi nhau, li dị - Cha lái máy bay kể về vùng trời, đưa My đến giấc mơ - Cha bị tai nạn, My làm việc ở nhà để chăm cha - My đọc nhật kí của cha - My vẽ, ngủ quên tỉnh dậy cha đã mất.

→ Đáp án B

Câu 5. Truyện kể theo trình tự nào?

A. Trình tự thời gian.

B. Trình tự không gian.

C. Trình tự cảm xúc của nhân vật My.

D. Trình tự tuân theo ý đồ nghệ thuật của tác giả.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Truyện kể theo trình tự: tuân theo ý đồ nghệ thuật của tác giả

→ Đáp án D

Câu 6. Dòng nào nói đúng việc sử dụng ngôi kể của tác phẩm:

A. Ngôi thứ ba.

B. Ngôi thứ nhất.

C. Ngôi thứ 3 và ngôi thứ nhất.

D. Hai người kể chuyện từ ngôi thứ nhất.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để xác định ngôi kể

Lời giải chi tiết:

Văn bản được kể theo 2 ngôi: Ngôi thứ 3 và ngôi thứ nhất

+ Ngôi thứ 3: tác giả (trong phần đầu)

+ Ngôi thứ 1: khi đọc cuốn nhật kí

→ Đáp án C

Câu 7. Vì sao, hai năm trở lại đây My không khóc nữa mà lại nhí nhảnh kể cho cha cô nghe những chuyện đại loại như cây hoa trà ông trồng?

A. Vì cô biết khóc lóc chẳng ích gì chỉ làm con người thêm yếu đuối mà thôi.

B. Vì cô muốn 2 cha con vui vẻ, muốn có cuộc sống lạc quan và đầy mơ ước.

C. Vì cô muốn cha sống lạc quan đầy lãng mạn.

D. Cả a & b.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Hai năm trở lại đây My không khóc nữa mà lại nhí nhảnh kể cho cha cô nghe những chuyện đại loại như cây hoa trà ông trồng vì:

+ Vì cô biết khóc lóc chẳng ích gì chỉ làm con người thêm yếu đuối mà thôi

+Vì cô muốn 2 cha con vui vẻ, muốn có cuộc sống lạc quan và đầy mơ ước

→ Đáp án D

Câu 8. Vì sao My điên cuồng vẽ, rồi lại khóc, trạng thái đó biểu hiện điều gì?

A. Vì My muốn mang lại cho người cha vùng trời của ông về trên toan.

B.Vì cô vẽ trong sự hoảng sợ mộng mị và mơ hồ về người cha; Vì những mảng mầu lạnh lẽo và bất động;

C. Vì My muốn mang lại cho người cha vùng trời của ông; Biểu hiện sự bất lực trước thực tại nghiệt ngã, tình yêu cha sâu sắc mãnh liệt...

D. Vì những mảng màu lạnh lẽo và bất động; Đau khổ, bất lực.

Phương pháp giải

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết

My điên cuồng vẽ, rồi lại khóc, trạng thái đó biểu hiện: My muốn mang lại cho người cha vùng trời của ông; Biểu hiện sự bất lực trước thực tại nghiệt ngã, tình yêu cha sâu sắc mãnh liệt...

→ Đáp án C

Câu 9. Cảm nhận của em về nhân vật người cha. Từ đó, hãy cho biết những yếu tố nào có khả năng nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng đẹp trong tâm hồn con người?

Phương pháp giải:

Nêu ý kiến của bản thân

Lời giải chi tiết:

- Xác định được những đặc điểm cơ bản của người cha và có dẫn chứng phù hợp

+ Giàu mơ ước, luôn khát khao được yêu thương

+ Yêu thương, nuôi dưỡng ước mơ của con đúng mực

+ Là người chịu nhiều bất hạnh

- Xác định những yếu tố nào có khả năng nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng đẹp: tôn trọng ý kiến riêng của HS nhưng phải phù hợp với văn hóa của dân tộc và định hướng thẩm mỹ từ tác phẩm “Bầu trời của người cha”

Câu 10. Em yêu thích điểm nào ở nhân vật My? Việc làm, suy nghĩ, ước mơ nào của My đã tác động tới cảm xúc, suy nghĩ của em?

Phương pháp giải:

 Nêu ý kiến của bản thân

Lời giải chi tiết:

- Là câu hỏi mở: HS chủ động thể hiện chính kiến cá nhân nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải phù hợp, thuyết phục

- Cách hiểu và lý giải cần có căn cứ từ tác phẩm, tránh suy diễn, gượng ép bất hợp lý

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4đ)

Phân tích nhân vật My và từ đó thể hiện quan điểm/ thái độ của cá nhân đối với người sống giàu ước mơ và người sống thực tế

Phương pháp giải:

 Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn

Lời giải chi tiết:

Phân tích nhân vật My

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật

- Giới thiệu đặc điểm và vị trí nhân vật trong tác phẩm

Thân bài

2,5

- Phân tích 2-3 đặc điểm nổi bật của nhân vật (chọn dẫn chứng tiêu biểu phù hợp với ý kiến)

+ Giàu yêu thương, hiếu thảo

+ Giàu khát khao, ước mơ và kiên trì thực hiện ước mơ

+ Nhanh nhạy, hoạt bát, biết lo toan…

- Nhận xét nghệ thuật khắc họa nhân vật (lời nói, suy nghĩ, việc làm ước mơ, khát khao..)

- Thể hiện quan điểm về lối sống: thể hiện rõ sự lựa chọn: 1 trong 2 hoặc phối hợp (hài hòa trong từng hoàn cảnh)

Kết bài

0,5

- Đánh giá nhân vật

- Sự tác động của nhân vật tới cảm xúc, suy nghĩ

Yêu cầu khác

0,5

- Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại

- Dẫn chứng tiêu biểu phù hợp với lý lẽ, ý kiến