Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề số 8

Đề thi giữa kì 1 Văn 8 bộ sách kết nối tri thức đề số 8 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp


Đề thi

Phần I: Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu:

CHẠY GIẶC

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây

Một bàn cờ thế phút sa tay

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy

Mất ổ bầy chim dáo dác bay

Bến Nghé của tiền tan bọt nước

Ðồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng?

Nỡ để dân đen mắc nạn này!

Câu 1: Bài thơ Chạy giặc được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt                                        B. Thất ngôn trường thiên

C. Thất ngôn                                                    D. Thất ngôn bát cú

Câu 2: “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,”. “Súng Tây” là chỉ tiếng súng của ai?

     A. Thực dân Pháp      B. Đế quốc Mĩ                C. Thực dân Anh            D. Tất cả đều sai

Câu 3: Thời điểm khi diễn ra cuộc tàn sát của thực dân Pháp?

A. Tan học                                                       B. Tan chợ

C. Tan ca                                                         D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 4: Trong bài thơ Chạy giặc, hình ảnh nào lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam?

     A. Bầy chim               B. Dân đen                      C. Tan chợ                      D. Bàn cờ

Câu 5: Hai câu thơ nào sau đây trong hài Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện rõ nét nhất sự hoảng hốt, ngơ ngác, mất phương hướng của nhân dân khi giặc Pháp xâm lược?

A. “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây/Một bàn cờ thế phút sa tay”

B. “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy/Mất ổ đàn chim dáo dác bay”

C. “Bến Nghé của tiền tan bọt nước/Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”

D. “Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng/Nỡ để dân đen mắc nạn này?”

Câu 6: Nội dung chính của các câu thơ dưới đây là gì?

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.

Bỏ nhà lũ trẻ lơ thơ chạy,

Mất ổ bầy chim dáo dác bay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây

A. Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược.

B. Tình cảm của tác giả trước cảnh nước mất, nhà tan.

C. Cả hai đáp án trên đều đúng.

D. Cả hai đáp án trên đều sai.

Câu 7: Đáp án không phải nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Chạy giặc?

A. Các biện pháp tu từ: từ láy, phép đối.           B. Lập luận mạnh lạc, rõ ràng, dễ hiểu.

C. Hình ảnh thơ gợi hình gợi cảm.                    D. Ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu cảm xúc.

Câu 8:

“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ đàn chim dáo dác bay”

Hai câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

     A. Ẩn dụ                    B. Hoán dụ                     C. Nhân hóa                   D. Đảo ngữ

Câu 9: Bài thơ gửi đến chúng ta thông điệp gì?

Câu 10: Em hãy kể một việc làm thể hiện tinh thần yêu nước.

Phần II. Viết bài văn phân tích bài thơ “Chạy Tây” của Nguyễn Đình Chiểu

 

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.


Đáp án

Đáp án đề 8

1.D

2.A

3.B

4.C

5.B

6.A

7.B

8.D

 

I. Đọc hiểu

1.

Phương pháp:

Căn cứ thể thơ đã học.

Cách giải:

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú.

Chọn D.

2.

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu và phân tích.

Cách giải:

- Tiếng súng là: Thực dân Pháp.

Chọn A.

3.

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu và tìm ý.

Cách giải:

- Thời điểm: tan chợ.

Chọn B.

4.

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu và phân tích.

Cách giải:

- Hình ảnh tan chợ.

Chọn C.

5.

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu và tìm ý.

Cách giải:

- Câu thơ: “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy/Mất ổ đàn chim dáo dác bay”

Chọn B.

6.

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu và phân tích.

Cách giải:

- Nội dung: Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược.

Chọn A.

7.

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu và phân tích.

Cách giải:

- Điểm không phải nghệ thuật của bài: Lập luận mạnh lạc, rõ ràng, dễ hiểu.

Chọn B.

8.

Phương pháp:

Căn cứ nội dung bài đọc hiểu và

Cách giải:

- Biện pháp đảo ngữ: Bỏ nhà, mất ổ.

Chọn B.

9.

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

Thông điệp:

1. Lời kêu gọi tha thiết lòng yêu nước trong mỗi người để hành động chống kẻ thù xâm lược.

2. Cảnh trù phú, tươi đẹp, bình yên trước kia đã bị hủy diệt đến kiệt cùng, tan hoang.

3. Giặc đến tàn phá cuộc sống yên bình của nhân dân. Đất nước rơi vào cảnh khốn cùng.

4. Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân.

10.

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

- Gợi ý:

+ Sẵn sàng hi sinh bảo vệ đất nước.

+ Học tập tốt để xây dựng đất nước.

+ …

II. Làm văn

Phương pháp:

Phân tích, áp dụng phương thức biểu đạt tự sự kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt khác.…

Cách giải:

Về kỹ năng, hình thức:

- Học sinh viết đúng kiểu bài tự sự, biết kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt.

- Hành văn, diễn đạt trong sáng, kết cấu bài hoàn chỉnh, chặt chẽ. Không mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp.

Về nội dung:

 1. Mở bài

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác: Năm 1859, thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu viết bài Chạy giặc.

2. Thân bài

* Hai câu đề

- Từ chính xác, gợi tả, hình ảnh thực, sinh động: tan chợ, tiếng súng Tây, cờ thế, phút sa tay.

- Tiếng súng của giặc Pháp đột ngột nổ vang, phá tan cuộc sống yên bình của nhân dân ta và đẩy nước nhà đến chỗ nguy nan, thất bại hoàn toàn.

- Cảm xúc mở đầu bài thơ: bàng hoàng, tuyệt vọng.

* Hai câu thực

- Biện pháp ẩn dụ, đảo ngữ, những trạng từ gợi hình ảnh loạn li, tan tác của nhân dân ta: lơ xơ, dáo dác.

- Cách ngắt nhịp chẵn – lẻ của thơ Đường luật thể hiện lời than thở xót xa:

Bỏ nhà / lũ trẻ / lơ xơ chạy,

Mất ổ / đàn chim / dáo dác bay.

- Nỗi khổ của nhân dân ta trong cảnh chạy giặc.

*Hai câu luận

- Biện pháp đảo ngữ được tiếp tục sử dụng, hình ảnh gợi tả: quê hương thân yêu Bến Nghé, Đồng Nai, bị giặc thiêu huỷ, cướp bóc, của tiền tan bọt nước, tranh ngói nhuốm màu mây.

- Sự tố cáo tội ác của giặc vừa cụ thể vừa khái quát bằng giọng thơ u uất, căm hờn.

- Tội ác dã man của giặc xâm lược.

*Hai câu kết

- Ngôn ngữ châm biếm sắc cạnh (rày đâu vắng, nỡ để dân đen), oán thán triều đình nhà Nguyễn sợ giặc, bỏ mặc dân tình khổ ải.

- Nỗi cảm khái trước cảnh điêu linh của nhân dân.

3. Kết luận

- Giá trị hiện thực: tái hiện cảnh chạy giặc của người dân trong những ngày thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Nam Bộ.

- Giá trị tư tưởng, tình cảm: biểu lộ lòng yêu nước, thương dân tha thiết, lòng căm thù giặc xâm lược bạo tàn.

 

Bài giải tiếp theo