Đề thi giữa kì 1 Văn 11 Cánh diều - Đề số 4

Đề thi giữa kì 1 Văn 11 bộ sách cánh diều đề số 4 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp


Đề thi

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 11; Năm học 2022 - 2023

Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề

I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt

Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng

Và Anh chết trong khi đang đứng bắn

Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.

Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng

Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn

Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm

Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công

Anh tên gì hỡi Anh yêu quý

Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng

Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ

Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong

Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ

Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường.

( Trích  Dáng đứng Việt Nam, Thơ Lê Anh Xuân. NXB Giáo Dục,1981)

  Chọn đáp án đúng nhất

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Miêu tả

Câu 2. Chủ đề của văn bản là gì?

A. Vẻ đẹp người lính

B. Nỗi buồn chiến tranh

C. Tình yêu đôi lứa

D. Khát vọng tự do

Câu 3. Hình tượng nhân vật trung tâm trong văn bản là ai?

A. Anh giải phóng quân  

B. Người lính biển

C. Cô thanh niên xung phong

D. Anh bộ đội

Câu 4. Hình ảnh nào sau đây ca ngợi vẻ đẹp của anh giải phóng quân?

A. Súng nổ tiến công

B. Đang đứng bắn

C. Bức thành đồng

D. Đứng lặng im

Câu 5. Ngôn ngữ trong bài thơ có đặc điểm gì?

A. Tính truyền cảm   

B. Tính cá thể

C. Tính hình tượng

D. Tất cả đều đúng

Câu 6. Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu thơ: “Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng”?

A. Làm nổi bật dáng đứng hiên ngang trước hòn tên mũi đạn của người chiến sĩ giải phóng quân.

B. Nổi bật tình yêu đất nước, sẵn sàng hi sinh bản thân để giữ gìn độc lập, tự do cho tổ quốc.

C. Nổi bật sự hi sinh của người chiến sĩ giải phóng quân trên đường băng Tân Sơn Nhất.

D. Làm nổi bật tư thế hiên ngang, bất khuất và lòng ngưỡng mộ người chiến sĩ giải phóng quân.

Câu 7. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa hai câu thơ sau: “Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất / Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”

A. Từ dáng đứng hiên ngang của anh, hi vọng tổ quốc sẽ đổi thay, sẽ có một mùa xuân mới tốt đẹp.

B. Đó là dáng đứng hiên ngang, bất khuất, sự hi sinh ấy đem lại độc lập tự do cho nhân dân.

C. Từ dáng đứng của “anh” đã mở ra một chân trời mới, một tương lai tươi đẹp cho dân tộc Việt Nam.

D. Sự hi sinh anh dũng của người chiến sĩ giải phóng quân đem lại niềm tin tất thắng, đất nước Việt Nam sẽ hòa bình, tràn ngập sắc xuân.

Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:

Câu 8. “Dáng đứng Việt Nam” mang ý nghĩa biểu tượng gì về phẩm chất của người Việt Nam?

Câu 9. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị qua bài thơ?

Câu 10. Bài thơ đã gợi cho anh/chị tình cảm gì đối với sự hy sinh của người chiến sĩ

Giải phóng quân? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng).    

II. VIẾT: (4,0 điểm)

Cảm nhận vẻ đẹp hào hoa của hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,

Kìa em xiêm áo tự bao giờ.

Khèn lên man điệu nàng e ấp,

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.

 

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?

Có nhớ dáng người trên độc mộc,

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?

(Trích: “Tây Tiến” – Quang Dũng)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.


Đáp án

Đáp án đề 4

 Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

(0.5đ)

Câu 2 (0.5đ)

Câu 3

(0.5đ)

Câu 4

(0.5đ)

Câu 5

(0.5đ)

Câu 6

(0.5đ)

Câu 7

(0.5đ)

B

A

A

C

D

D

D

 

Câu 1 (0.5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Miêu tả

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Xác định phương thức biểu đạt chính

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: Biểu cảm

→ Đáp án B

Câu 2 (0.5 điểm)

Chủ đề của văn bản là gì?

A. Vẻ đẹp người lính

B. Nỗi buồn chiến tranh

C. Tình yêu đôi lứa

D. Khát vọng tự do

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Xác định chủ đề văn bản.

Lời giải chi tiết:

Chủ đề của văn bản là: Vẻ đẹp người lính

→ Đáp án B

Câu 3 (0.5 điểm)

Hình tượng nhân vật trung tâm trong văn bản là ai?

A. Anh giải phóng quân  

B. Người lính biển

C. Cô thanh niên xung phong

D. Anh bộ đội

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn

Xác định hình tượng nhân vật trung tâm.

Lời giải chi tiết:

Hình tượng nhân vật trung tâm trong văn bản là: Anh giải phóng quân

→ Đáp án A

Câu 4 (0.5 điểm)

Hình ảnh nào sau đây ca ngợi vẻ đẹp của anh giải phóng quân?

A. Súng nổ tiến công

B. Đang đứng bắn

C. Bức thành đồng

D. Đứng lặng im

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh ca ngợi vẻ đẹp của anh giải phóng quân: Bức thành đồng

→ Đáp án C

Câu 5 (0.5 điểm)

Ngôn ngữ trong bài thơ có đặc điểm gì?

A. Tính truyền cảm   

B. Tính cá thể

C. Tính hình tượng

D. Tất cả đều đúng

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.

 Lời giải chi tiết:

Ngôn ngữ trong bài thơ có đặc điểm: Thể hiện tính truyền cảm, tính cá thể, tính hình tuợng.

  → Đáp án D

Câu 6 (0.5 điểm)

Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu thơ: “Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng”?

A. Làm nổi bật dáng đứng hiên ngang trước hòn tên mũi đạn của người chiến sĩ giải phóng quân.

B. Nổi bật tình yêu đất nước, sẵn sàng hi sinh bản thân để giữ gìn độc lập, tự do cho tổ quốc.

C. Nổi bật sự hi sinh của người chiến sĩ giải phóng quân trên đường băng Tân Sơn Nhất.

D. Làm nổi bật tư thế hiên ngang, bất khuất và lòng ngưỡng mộ người chiến sĩ giải phóng quân.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu thơ: “Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng”: Nổi bật tình yêu đất nước, sẵn sàng hi sinh bản thân để giữ gìn độc lập, tự do cho tổ quốc.

→ Đáp án B

Câu 7 (0.5 điểm)

Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa hai câu thơ sau: “Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất / Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”

A. Từ dáng đứng hiên ngang của anh, hi vọng tổ quốc sẽ đổi thay, sẽ có một mùa xuân mới tốt đẹp.

B. Đó là dáng đứng hiên ngang, bất khuất, sự hi sinh ấy đem lại độc lập tự do cho nhân dân.

C. Từ dáng đứng của “anh” đã mở ra một chân trời mới, một tương lai tươi đẹp cho dân tộc Việt Nam.

D. Sự hi sinh anh dũng của người chiến sĩ giải phóng quân đem lại niềm tin tất thắng, đất nước Việt Nam sẽ hòa bình, tràn ngập sắc xuân.

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa của hai câu thơ: “Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất / Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân” thể hiện sự hi sinh anh dũng của người chiến sĩ giải phóng quân đem lại niềm tin tất thắng, đất nước Việt Nam sẽ hòa bình, tràn ngập sắc xuân.

→ Đáp án D

Câu 8 ( 0.5 điểm)

“Dáng đứng Việt Nam” mang ý nghĩa biểu tượng gì về phẩm chất của người Việt Nam?

 Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Dáng đứng Việt Nam” mang ý nghĩa biểu tượng về phẩm chất của người Việt Nam là: tinh thần hiên ngang, bất khuất, kiên cường, anh dũng trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

Câu 9: (1.0 điểm)

Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị qua bài thơ?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- HS nêu quan điểm của bản thân

Gợi ý thông điệp:

- Sống có trách nhiệm

- Sống có lí tưởng

- Trân trọng và biết ơn những thế hệ đi trước.

Câu 10: (1.0 diểm)

Bài thơ đã gợi cho anh/chị tình cảm gì đối với sự hy sinh của người chiến sĩ

Giải phóng quân? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng).

 Phương pháp giải:

HS vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- HS nêu quan điểm của bản thân

Gợi ý:

- Đề cao, ca ngợi tinh thần chiến đấu, sự hy sinh của anh chiến sĩ giải phóng quân

- Lòng biết ơn đối với sự hy sinh kiên cường của anh chiến sĩ.

- Ngưỡng mộ, khâm phục sức mạnh nghị lực, ý chí, kiên cường, tinh thần yêu nước của anh chiến sĩ.

- Thấu hiểu sự gian nan, vất vả, hiểm nguy mà anh chiến sĩ đã trải qua một cách dũng cảm, đầy hiên ngang.

- Sự hy sinh của anh chiến sĩ giải phóng quân là tấm gương, phẩm chất cao đẹp khiến kẻ thù tâm phục khẩu phục.

II. VIẾT (4đ)

Cảm nhận vẻ đẹp hào hoa của hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,

Kìa em xiêm áo tự bao giờ.

Khèn lên man điệu nàng e ấp,

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.

 

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?

Có nhớ dáng người trên độc mộc,

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?

(Trích: “Tây Tiến” – Quang Dũng)

 

 

Phương pháp giải:

 Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn

Lời giải chi tiết:

Viết bài Nghị luận phân tích “ Tình cảm của tác giả đối với làng quê và mảnh đất quê hương”

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

-  Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ       

- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận

Thân bài

2,5

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý:

 Vẻ đẹp hào hoa của hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ:         

a. Giải thích khái niệm : Vẻ đẹp hào hoa         

- Nghĩa gốc: Hào hoa chỉ vẻ lịch lãm, sang trọng, phóng khoáng trong cách sống, cách cư xử…     

- Trong bài thơ “Tây Tiến”, vẻ đẹp hào hoa là vẻ đẹp của tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn, mềm mại, bay bổng, mơ mộng; khẳng định cái tôi tràn đầy tình cảm, cảm xúc. Vẻ đẹp hào hoa nâng đỡ tinh thần người lính

vượt lên mọi thử thách trong máu lửa của chiến tranh gian khổ để hướng đến ngày mai chiến thắng.    

 Phân tích:   

* Vẻ đẹp hào hoa của người lính Tây Tiến được biểu hiện qua nỗi nhớ về tình quân dân với cảnh đêm liên hoan văn nghệ mang màu sắc phương xa, xứ lạ.

- Với nét vẽ khoẻ khoắn, mê say, Quang Dũng dẫn người đọc vào một đêm liên hoan văn nghệ đầy hấp dẫn nơi xứ lạ.       

+ Đêm liên hoan trở thành đêm hội tưng bừng với hình ảnh “đuốc hoa” rực rỡ, gợi những liên tưởng thi vị, tình tứ, mang đến niềm vui rạo rực, náo nức lòng người.      

+ Cụm từ “bừng lên” như nốt nhấn tươi sáng cho cả câu thơ, đó là ấn tượng về ánh sáng chói lòa, đột ngột của lửa, của đuốc làm ấm nóng cả núi rừng.   

- Hình ảnh trung tâm của đêm hội là “đuốc hoa”, là những thiếu nữ miền sơn cước: Kìa em xiêm áo tự bao giờ.     

+ Sự kết hợp của từ Kìa và cụm từ nghi vấn tự bao giờ bộc lộ cảm giác vừa ngỡ ngàng, thú vị vừa ngưỡng mộ, trìu mến của người lính Tây Tiến. 

+ Người xem hội, người tham gia liên hoan ngất ngây trong tiếng khèn, trong man điệu mang đậm chất núi rừng vừa bí ẩn, quyến rũ, vừa tình tứ, e thẹn nhưng cũng mãnh liệt, tha thiết của những thiếu nữ miền Tây.

- Cảnh vật, con người như ngả nghiêng, ngây ngất trong những giây phút bình yên hiếm hoi của thời chiến.

- Dư âm của chiến tranh tàn khốc bị đẩy lùi chỉ còn những tâm hồn lãng mạn trong tiếng nhạc, hồn thơ. Đây là một kỉ niệm đẹp, khó phai mờ trong lòng những người lính Tây Tiến nói chung và trong lòng Quang Dũng nói riêng.        

* Vẻ đẹp hào hoa của người lính Tây Tiến được biểu hiện qua kí  ức khó phai về khung cảnh thiên nhiên và con người miền Tây trữ tình, thơ mộng.

- Người đi Châu Mộc chiều sương ấy là người lính Tây Tiến, họ như đang dẫn người đọc đến với thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ, lặng tờ mang một sắc màu huyền thoại. Cảnh thơ mộng, trữ tình được nhà thơ diễn tả qua các chi tiết chiều sương giăng mắc mênh mang mờ ảo, dòng sông trôi lặng tờ đậm sắc màu cổ tích, dáng người mềm mại, uyển chuyển lướt trên con thuyền độc mộc, hoa đôi bờ đong đưa theo dòng thác lũ.   

 

- Cảnh không vô tri vô giác, mà trong gió trong cây, như có linh hồn của vạn vật: Có thấy hồn lau nẻo bến bờ. Hồn lau trong thơ Quang Dũng cũng là hồn lau của li biệt, phảng phất chút buồn nhưng không xao xác, lãng  quên mà đầy nhớ nhung, lưu luyến.

- Hình ảnh bóng dáng con người Tây Bắc hiện lên trong khung cảnh huyền ảo, mờ xa. Dáng người mềm mại, bé nhỏ nhưng lại cứng cỏi kiên cường.

- Hoa trên dòng thác lũ đong đưa tình tứ như níu giữ cái nhìn say mê của những “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy”. Bóng người, bóng hoa như họa thêm vẻ đẹp cho nhau tạo ấn tượng giàu cảm xúc về cảnh và người miền Tây.

- Chất nhạc trong đoạn thơ ngân nga như tiếng hát cất lên từ tâm hồn ngất ngây, mê say, lãng mạn của cái tôi trữ tình giàu cảm xúc dẫn người đọc

vào thế giới của cái đẹp, của cõi mơ, cõi nhạc.   

 Đánh giá, mở rộng:

- Với cảm hứng lãng mạn, đoạn thơ đưa người đọc trở về với những phút giây bình yên, hiếm có của thời chiến tranh, về thế giới cổ tích với dòng sông huyền thoại... Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng ấy của thiên nhiên và con người Tây Bắc được cảm nhận qua tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của người lính Tây Tiến.

Hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến vừa kết tinh được vẻ đẹp chung của hình tượng người lính trong những trang thơ chống Pháp: có lí tưởng cao cả, đầy ý chí và nghị lực vượt lên mọi khó khăn, vừa chứa đựng vẻ đẹp riêng trong trang thơ Quang Dũng: vẻ đẹp hào hoa. Vẻ đẹp ấy được khắc họa bằng cảm xúc lãng mạn, bay bổng cùng các thủ pháp đặc trưng của bút pháp lãng mạn. Quang Dũng đã góp phần làm phong phú diện mạo thẩm mĩ của chân dung người lính vệ quốc trong thơ ca Việt Nam thời chống Pháp. Bên cạnh hình tượng người lính xuất thân từ nông dân chất phác, bình dị, hồn hậu, là người lính của đất Hà thành mang tầm hồn hào hoa, lãng mạn.

 

Kết bài

0,5

- Khẳng định lại vấn đề

Yêu cầu khác

0,5

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.