Đề thi giữa kì 1 Sinh 10 Kết nối tri thức - Đề số 4

Trong tế bào nhân thực, bào quan có vai trò hình thành thoi phân bào giúp các nhiễm sắc thể di chuyển khi tế bào phân chia là: A. Lysosome. B. Ty thể. C. Trung thể. D. Ribosome.


Đề bài

Phần trắc nghiệm (7 điểm):

Câu 1: Trong tế bào nhân thực, bào quan có vai trò hình thành thoi phân bào giúp các nhiễm sắc thể di chuyển khi tế bào phân chia là:

A. Lysosome.                         B. Ty thể.                          C. Trung thể.                     D. Ribosome.

Câu 2: Trong các hợp chất hữu cơ sau đây, hợp chất nào không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?

A. mRNA.                              B. DNA.                             C. Protein.                         D. Phospholipid.

Câu 3: Theo lý thuyết, suctose được xếp vào nhóm nào sau đây:

A. Đường đôi.                        B. Đường đơn.                   C. Đường đa.                     D.  Lipid phức tạp.

Câu 4: Điều nào sau đây là không đúng với quy định về an toàn trong phòng thí nghiệm:

A. Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm.

B. Không ngửi hóa chất.và không sử dụng các vật liệu nguy hiểm.

C. Đeo găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và thiết bị bảo vệ nếu cần thiết.

D. Sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ; lau dọn sạch sẽ chỗ làm việc.

Câu 5: Cấu trúc không gian xếp gấp nếp của phân tử protein được thể hiện ở bậc cấu trúc:

A. 3                                        B. 1                                    C. 2                                    D. 4

Câu 6: Trong quy trình nghiên cứu khoa học, bước kế tiếp sau khi quan sát và thu thập dữ liệu là:

A. Hình thành giả thuyết.                                                 B. Đặt câu hỏi.

C. Tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.                              D. Xử lí dữ liệu.

Câu 7: Nguồn năng lượng cung cấp cho thế giới sống chủ yếu đến từ:

A. Chất hữu cơ.                      B. Chất vô cơ.                   C. Vi sinh vật.                   D. Mặt trời.

Câu 8: Ở hầu hết các loài sinh vật, bốn nguyên tố đa lượng chiếm 96% khối lượng vật chất sống là

A.  C, H, O, P.                        B. Ca, H, O, N.                  C. C, H, O, N.                   D. C, H, O, Ca.

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm để phân biệt giữa tế bào động vật và tế bào thực vật:

A. Màng sinh chất tế bào động vật có cholesterol.

B. Tế bào thực vật có thành tế bào từ cellulose.

C. Tế bào động vật có thể thay đổi hình dạng.

D. Tế bào thực vật có không bào.

Câu 10: Thành tế bào của nhiều loài nấm và lớp vỏ của một số loài động vật như tôm, cua, nhện có cấu tạo từ:

A. Cellulose.                          B. Peptidoglycan.              C. Phospholipid.               D. Chitin.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống:

A. Là những nguyên tố chiếm tỉ lệ lớn hơn 0,01% tổng lượng chất khô của cơ thể.

B. Tham gia cấu tạo nên các phân tử sinh học của tế bào.

C. Các nguyên tố Ca, H, Fe, I, … là nguyên tố vi lượng.

D. Là thành phần cấu tạo nên các enzyme và các hợp chất quan trong của tế bào.

Câu 12: Thành phần cấu tạo nên Ribosome gồm có:

A. DNA và protein.                                                          B. mRNA và rRNA.

C. rRNA và protein.                                                         D. tRNA và protein.

Câu 13: Dựa vào nguyên tắc bổ sung giữa các nucleotide nằm trên hai mạch đơn của DNA, trình tự nucleotide trên đoạn mạch bổ sung với đoạn mạch đơn sau đây: - G – T – A – C – C – T – là:

A. – C – A – T – G – G – A –                                          B. – C – T – A – G – G – A –

B. – T – G – C – A – A – G –                                          D. – A – C – G – T – T – C –

Câu 14: Điều nào sau đây không phải là vai trò của bộ khung xương tế bào?

A. Tổng hợp protein.                                                        B. Nâng đỡ tế bào.           

C. Neo giữ các bào quan                                                  D. Hỗ trợ tế bào di chuyển.

 Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy trình bày những vai trò sinh học của nước đối với tế bào.

Câu 2 (1,0 điểm). Trong tế bào có hai loại bào quan đều có vai trò khử độc bảo vệ tế bào, đó là hai bào quan nào? Giải thích.


Đáp án

Phần trắc nghiệm (7 điểm):

1. C

2. D

3. A

4. B

5. C

6. B

7. D

8. C

9. A

10. D

11. D

12. C

13. A

14. A

Câu 1: 

Trong tế bào nhân thực, bào quan có vai trò hình thành thoi phân bào giúp các nhiễm sắc thể di chuyển khi tế bào phân chia là:

A. Lysosome.                         B. Ty thể.                          C. Trung thể.                     D. Ribosome.

Phương pháp giải:

Trong tế bào nhân thực, bào quan có vai trò hình thành thoi phân bào giúp các nhiễm sắc thể di chuyển khi tế bào phân chia là trung thể.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

Câu 2: 

Trong các hợp chất hữu cơ sau đây, hợp chất nào không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?

A. mRNA.                              B. DNA.                             C. Protein.                         D. Phospholipid.

Phương pháp giải:

Trong các hợp chất hữu cơ sau đây, hợp chất không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân là phospholipid, nói chung là lipid.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

Câu 3: 

Theo lý thuyết, suctose được xếp vào nhóm nào sau đây:

A. Đường đôi.                  B. Đường đơn.               C. Đường đa.                D.  Lipid phức tạp.

Phương pháp giải:

3 loại đường đôi phổ biến là sucrose, saccharose và lactose.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

Câu 4: 

Điều nào sau đây là không đúng với quy định về an toàn trong phòng thí nghiệm:

A. Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm.

B. Không ngửi hóa chất.và không sử dụng các vật liệu nguy hiểm.

C. Đeo găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và thiết bị bảo vệ nếu cần thiết.

D. Sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ; lau dọn sạch sẽ chỗ làm việc.

Phương pháp giải:

Điều nào không đúng với quy định về an toàn trong phòng thí nghiệm là đáp án B.

Em không được phép nếm hay ngửi hóa chất; cần nhận biết các vật liệu nguy hiểm như vật sắc nhọn, chất dễ cháy nổ để sử dụng một cách cẩn thận.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B.

Câu 5: 

Cấu trúc không gian xếp gấp nếp của phân tử protein được thể hiện ở bậc cấu trúc:

A. 3                                        B. 1                                    C. 2                                    D. 4

Phương pháp giải:

Cấu trúc không gian xếp gấp nếp của phân tử protein được thể hiện ở bậc cấu trúc 2.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

Câu 6: 

Trong quy trình nghiên cứu khoa học, bước kế tiếp sau khi quan sát và thu thập dữ liệu là:

A. Hình thành giả thuyết.                                                 B. Đặt câu hỏi.

C. Tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.                              D. Xử lí dữ liệu.

Phương pháp giải:

Trong quy trình nghiên cứu khoa học, bước kế tiếp sau khi quan sát và thu thập dữ liệu là đặt câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B.

Câu 7: 

Nguồn năng lượng cung cấp cho thế giới sống chủ yếu đến từ:

A. Chất hữu cơ.                      B. Chất vô cơ.                   C. Vi sinh vật.                   D. Mặt trời.

Phương pháp giải:

Nguồn năng lượng cung cấp cho thế giới sống chủ yếu đến từ ánh sáng Mặt trời.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

Câu 8: 

Ở hầu hết các loài sinh vật, bốn nguyên tố đa lượng chiếm 96% khối lượng vật chất sống là

A.  C, H, O, P.                        B. Ca, H, O, N.                  C. C, H, O, N.                   D. C, H, O, Ca.

Phương pháp giải:

Bốn nguyên tử hóa học chiếm khối lượng tới 96% trong cơ thể là C, H, O, N.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

Câu 9: 

Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm để phân biệt giữa tế bào động vật và tế bào thực vật:

A. Màng sinh chất tế bào động vật có cholesterol.

B. Tế bào thực vật có thành tế bào từ cellulose.

C. Tế bào động vật có thể thay đổi hình dạng.

D. Tế bào thực vật có không bào.

Phương pháp giải:

Đặc điểm không phải là đặc điểm để phân biệt giữa tế bào động vật và tế bào thực vật là đáp án A. Vì cả tế bào thực vật và tế bào động vật đều có màng sinh chất và các thành phần cấu tạo nên màng sinh chất là giống nhau.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

Câu 10: 

Thành tế bào của nhiều loài nấm và lớp vỏ của một số loài động vật như tôm, cua, nhện có cấu tạo từ:

A. Cellulose.                          B. Peptidoglycan.              C. Phospholipid.               D. Chitin.

Phương pháp giải:

Thành tế bào của nhiều loài nấm và lớp vỏ của một số loài động vật như tôm, cua, nhện có cấu tạo từ chitin.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

Câu 11: 

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống:

A. Là những nguyên tố chiếm tỉ lệ lớn hơn 0,01% tổng lượng chất khô của cơ thể.

B. Tham gia cấu tạo nên các phân tử sinh học của tế bào.

C. Các nguyên tố Ca, H, Fe, I, … là nguyên tố vi lượng.

D. Là thành phần cấu tạo nên các enzyme và các hợp chất quan trong của tế bào.

Phương pháp giải:

Phát biểu đúng là đáp án D.

A sai, vì nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% tổng lượng chất khô trong cơ thể.

B sai, vì vai trò tham gia cấu tạo nên các phân tử sinh học của tế bào là của các nguyên tố đa lượng.

C sai, vì nguyên tố H là nguyên tố đa lượng.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D.

Câu 12: 

Thành phần cấu tạo nên Ribosome gồm có:

A. DNA và protein.                                                          B. mRNA và rRNA.

C. rRNA và protein.                                                         D. tRNA và protein.

Phương pháp giải:

Thành phần cấu tạo nên Ribosome gồm có là rRNA kết hợp với protein.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

Câu 13: 

Dựa vào nguyên tắc bổ sung giữa các nucleotide nằm trên hai mạch đơn của DNA, trình tự nucleotide trên đoạn mạch bổ sung với đoạn mạch đơn sau đây: - G – T – A – C – C – T – là:

A. – C – A – T – G – G – A –                                          B. – C – T – A – G – G – A –

B. – T – G – C – A – A – G –                                          D. – A – C – G – T – T – C –

Phương pháp giải:

Dựa vào nguyên tắc bổ sung trong phân tử DNA: Các nucleotide giữa hai mạch đơn của DNA liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen theo nguyên tắc: A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogen; G liên kết với C bằng 3 liên kết hydrogen và ngược lại.

Mạch đơn đề bài cho là:           - G – T – A – C – C – T –

Mạch bổ sung sẽ có trình tự:   – C – A – T – G – G – A –

Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

Câu 14: 

Điều nào sau đây không phải là vai trò của bộ khung xương tế bào?

A. Tổng hợp protein.                                                        B. Nâng đỡ tế bào.           

C. Neo giữ các bào quan                                                  D. Hỗ trợ tế bào di chuyển.

Phương pháp giải:

Vai trò của bộ khung xương tế bào là nâng đỡ tế bào, là nơi neo giữ các bào quan và hỗ trợ tế bào di chuyển.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

 Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). 

Em hãy trình bày những vai trò sinh học của nước đối với tế bào.

Phương pháp giải:

Nắm vững kiến thức về vai trò sinh học của nước và trình bày những ý cơ bản.

Lời giải chi tiết:

Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với tế bào và cơ thể sống như:

  • Là thành phần chính cấu tạo nên tế bào.
  • Là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết.
  • Vừa là nguyên liệu vừa là môi trường cho nhiều phản ứng sinh hóa xảy ra trong tế bào để duy trì sự sống.
  • Nước đảm bảo sự cân bằng nhiệt độ của cơ thể …

 Câu 2 (1,0 điểm). 

Trong tế bào có hai loại bào quan đều có vai trò khử độc bảo vệ tế bào, đó là hai bào quan nào? Giải thích.

Phương pháp giải:

Hai loại bào quan đều có vai trò khử độc cho tế bào chính là pẽoysome và lysosome.

Lời giải chi tiết:

Trong tế bào động vật có 2 loại bào quan đều thực hiện chức năng khử độc, đó là lysosome và peroxysome.

Giải thích:

  • Lysosome: Có chức năng phân hủy các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi cũng như các bào quan đã già và các đại phân tử như protein, axit nucleotit, cacbohidrat và lipit.
  • Peroxysome: Có chức năng phân giải H2O2, lipid và các chất độc nhằm bảo vệ tế bào.