Đề thi giữa kì 1 Sinh 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 3
Chất nào sau đây tan được trong nước? A. Vitamin C. B. Steroid. C. Vitamin A. D. Phospholipid.
Đề bài
Phần trắc nghiệm (7 điểm):
Câu 1: Chất nào sau đây tan được trong nước?
A. Vitamin C. B. Steroid. C. Vitamin A. D. Phospholipid.
Câu 2: Trong thành phần nucleotide cấu tạo nên phân tử RNA không có:
A. Đường ribose. B. Đường deoxyribose.
C. Gốc phosphate. D. Nhóm base.
Câu 3: Vai trò của phân tử RNA thông tin là:
A. Làm khuôn cho quá trình dịch mã.
B. Thành phần chủ yếu cấu tạo nên Ribosome.
C. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.
D. Vận chuyển amino acid đến ribosome để dịch mã.
Câu 4: Ngành nghề nào sau đây không thuộc nhóm ngành sinh học cơ bản?
A. Dược học. B. Y học. C. Công nghệ thực phẩm D. Pháp y.
Câu 5: Cho các ý sau:
(1) Carbon là các nguyên tố đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ.
(2) Có 2 loại nguyên tố: nguyến tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
(3) Các nguyên tố chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học.
(4) Có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống.
Trong các ý trên, có mấy ý đúng về nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 6: Khả năng làm dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết của tế bào và cơ thể của nước là do:
A. Nước có tính phân cực. B. Nước có lực liên kết mạnh.
C. Nước có thể hấp thụ nhiệt. D. Nước có thể sinh nhiệt.
Câu 7: Trong cơ thể người, tế bào nào có lưới nội chất trơn phát triển nhất?
A. Hồng cầu. B. Gan C. Bạch cầu. D. Thần kinh.
Câu 8: Tại sao chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau?
A. Cung cấp cho cơ thể đầy đủ các nguyên tố đa lượng cần thiết
B. Cung cấp cho cơ thể đầy đủ 20 loại axit amin
C. Giúp cho quá trình tiêu hóa tốt hơn
D. Cung cấp cho cơ thể đầy đủ các nguyên tố vi lượng cần thiết
Câu 9: Hai phân tử đường đơn liên kết nhau tạo phân tử đường đôi bằng loại liên kết nào sau đây?
A. Liên kết hydrogen. B. Liên kết phosphodiester.
C. Liên kết peptide. D. Liên kết glycosidic.
Câu 10: Nguyên tố nào có khả năng kết hợp với các nguyên tố khác để tạo ra rất nhiều chất hữu cơ khác nhau?
A. Hydrogen (H). B. Nitrogen (N). C. Carbon (C). D. Oxygen (O).
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không chính xác khi nói về lipid?
A. Phospholipid thuộc nhóm lipid phức tạp.
B. Dầu là chất dự trữ năng lượng lâu dài trong hầu hết thực vật và động vật.
C. Lipid không có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
D. Các loại hormone điều hòa sinh sản ở động vật như estrogen, testosterone đều có bản chất là lipid.
Câu 12: Cấp tổ chức nào sau đây không phải là cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống?
A. Cơ thể B. Quần xã C. Hệ cơ quan D. Hệ sinh thái
Câu 13: Một phân tử DNA có khối lượng phân tử là 9.105 đvC (đơn vị Carbon). Theo lý thuyết, số lượng nucleotide của phân tử DNA này là? (biết mỗi nucleotide có khối lượng là 300 đvC).
A. 2400. B. 1200. C. 1500. D. 3000.
Câu 14: Sự khác nhau của hai nhóm vi khuẩn Gram âm và Gram dương là ở đặc điểm:
A. thành peptidoglycan B. Màng sinh chất
C. tế bào chất D. vật chất di truyền
Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy chú thích các thành phần cấu tạo của vi khuẩn theo thứ tự trong hình dưới đây và nêu vai trò của từng thành phần đó.
Câu 2 (1,0 điểm). Một bạn học sinh nói: “Cấu trúc bậc 1 của phân tử protein là quan trọng nhất vì nó quyết định tính đặc thù và chức năng của phân tử protein”. Em có đồng tình với ý kiến này không? Giải thích.
Đáp án
Phần trắc nghiệm (7 điểm):
1. C |
2. B |
3. A |
4. C |
5. B |
6. A |
7. B |
8. B |
9. D |
10. C |
11. B |
12. C |
13. D |
14. A |
Câu 1:
Chất nào sau đây tan được trong nước? A. Vitamin C. B. Steroid. C. Vitamin A. D. Phospholipid. |
Phương pháp:
Trong tế bào, các loại chất tan được chia thành hai nhóm là chất tan trong nước và chất tan trong lipid.
Các chất tan được trong nước là các chất phân cực, nhỏ, ion …
Các chất tan trong dầu thường có bản chất là lipid như Steroid, phospholipid hay các vitamin như A, D, E, K.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
Câu 2:
Trong thành phần nucleotide cấu tạo nên phân tử RNA không có: A. Đường ribose. B. Đường deoxyribose. C. Gốc phosphate. D. Nhóm base. |
Phương pháp:
Mỗi nucleotide cấu tạo nên RNA đều có cấu tạo 3 phần: 1 phân tử đường ribose (C5H10O5), 1 gốc phosphate và một nhóm base thuộc 4 loại A, U, G, C.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
Câu 3:
Vai trò của phân tử RNA thông tin là: A. Làm khuôn cho quá trình dịch mã. B. Thành phần chủ yếu cấu tạo nên Ribosome. C. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. D. Vận chuyển amino acid đến ribosome để dịch mã. |
Phương pháp:
mRNA hay RNA thông tin có vai trò mang thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất, làm khuôn cho quá trình dịch mã tạo ra phân tử protein.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
Câu 4:
Ngành nghề nào sau đây không thuộc nhóm ngành sinh học cơ bản? A. Dược học. B. Y học. C. Công nghệ thực phẩm D. Pháp y. |
Phương pháp:
Có 3 nhóm ngành nghề liên quan đến Sinh học cơ bản là: dược học, y học và pháp y.
Công nghệ thực phẩm thuộc nhóm ngành ứng dụng Sinh học.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
Câu 5:
Cho các ý sau: (1) Carbon là các nguyên tố đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ. (2) Có 2 loại nguyên tố: nguyến tố đa lượng và nguyên tố vi lượng. (3) Các nguyên tố chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học. (4) Có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống. Trong các ý trên, có mấy ý đúng về nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống? A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 |
Phương pháp:
Các ý đúng là 1, 2, 4.
Ý 3 sai vì ngoài vai trò tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học, các nguyên tố còn đóng vai trò cấu trúc nên tế bào và cơ thể, tham gia vào cấu trúc enzyme, …
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
Câu 6:
Khả năng làm dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết của tế bào và cơ thể của nước là do: A. Nước có tính phân cực. B. Nước có lực liên kết mạnh. C. Nước có thể hấp thụ nhiệt. D. Nước có thể sinh nhiệt. |
Phương pháp:
Nhờ có tính phân cực, nước có thể hình thành các liên kết với các chất tan khác nên dễ dàng hòa tan hầu hết các chất trong tế bào. Vì vậy, nước được gọi là “dung môi của sự sống”.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
Câu 7:
Trong cơ thể người, tế bào nào có lưới nội chất trơn phát triển nhất? A. Hồng cầu. B. Gan C. Bạch cầu. D. Thần kinh. |
Phương pháp:
Lưới nội trơn có vai trò chính là giải độc cho tế bào, phân giải và dự trữ carbonhydrate, triglyceride … Chính vì vậy nên lưới nội chất trơn thường có nhiều nhất ở các tế bào gan.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
Câu 8:
Tại sao chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau? A. Cung cấp cho cơ thể đầy đủ các nguyên tố đa lượng cần thiết B. Cung cấp cho cơ thể đầy đủ 20 loại axit amin C. Giúp cho quá trình tiêu hóa tốt hơn D. Cung cấp cho cơ thể đầy đủ các nguyên tố vi lượng cần thiết |
Phương pháp:
Chúng ta nên ăn protein từ các nguồn thực phẩm khác nhau để cung cấp cho cơ thể nguồn nguyên liệu là amino acid để tổng hợp nên chính protein của cơ thể.
Một số loại amino acid không thay thế mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, bất buộc phải lấy từ nguồn thức ăn bên ngoài như: alanin, methionine …
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
Câu 9:
Hai phân tử đường đơn liên kết nhau tạo phân tử đường đôi bằng loại liên kết nào sau đây? A. Liên kết hydrogen. B. Liên kết phosphodiester. C. Liên kết peptide. D. Liên kết glycosidic. |
Phương pháp:
Liên kết glycosidic là liên kết được hình thành giữa hai phân tử đường hoặc giữa một phân tử đường và một phân tử đường khác.
Vì vậy mà các phân tử đường đôi hay đường đa đều được tạo thành từ các phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glycosidic.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
Câu 10:
Nguyên tố nào có khả năng kết hợp với các nguyên tố khác để tạo ra rất nhiều chất hữu cơ khác nhau? A. Hydrogen (H). B. Nitrogen (N). C. Carbon (C). D. Oxygen (O). |
Phương pháp:
Nguyên tố Carbon đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể sống.
Carbon có 4 electron lớp ngoài cùng nên cso thể hình thành liên kết với các nguyên tử khác để tạo thành mạch carbon, là cơ sở hình thành vô số hợp chất hữu cơ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây là không chính xác khi nói về lipid? A. Phospholipid thuộc nhóm lipid phức tạp. B. Dầu là chất dự trữ năng lượng lâu dài trong hầu hết thực vật và động vật. C. Lipid không có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. D. Các loại hormone điều hòa sinh sản ở động vật như estrogen, testosterone đều có bản chất là lipid. |
Phương pháp:
Phát biểu không chính xác là đáp án B.
Dầu là nguồn dự trữ năng lượng lâu dài trong cơ thể thực vật và một số loài cá.
Còn nguồn dự trữ năng lượng chính trong cơ thể động vật là mỡ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B.
Câu 12:
Cấp tổ chức nào sau đây không phải là cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống? A. Cơ thể B. Quần xã C. Hệ cơ quan D. Hệ sinh thái |
Phương pháp:
Các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống bao gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
Câu 13:
Một phân tử DNA có khối lượng phân tử là 9.105 đvC (đơn vị Carbon). Theo lý thuyết, số lượng nucleotide của phân tử DNA này là? (biết mỗi nucleotide có khối lượng là 300 đvC). A. 2400. B. 1200. C. 1500. D. 3000. |
Phương pháp:
Theo đề bài, mỗi nucleotide có khối lượng là 300 đvC mà khối lượng của DNA là 9.105 đvC.
ð Số lượng nucleotide của phân tử DNA là: 9.105 : 300 = 3000 (nucleotide).
Lời giải chi tiết:
Đáp án D.
Câu 14:
Sự khác nhau của hai nhóm vi khuẩn Gram âm và Gram dương là ở đặc điểm: A. thành peptidoglycan B. Màng sinh chất C. tế bào chất D. vật chất di truyền |
Phương pháp:
Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt hai nhóm vi khuẩn Gram âm và Gram dương là lớp thành tế bào từ peptidoglycan.
Vi khuẩn Gram âm có lớp thành peptidoglycan mỏng hơn so với vi khuẩn Gram dương, nhưng bù lại, vi khuẩn Gram âm có thêm lớp màng ngoài giúp chúng bám chặt vào bề mặt tế bào khác.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
Em hãy chú thích các thành phần cấu tạo của vi khuẩn theo thứ tự trong hình dưới đây và nêu vai trò của từng thành phần đó. |
Phương pháp:
Dựa vào kiến thức đã học ở bài Tế bào nhân sơ, em có thể dễ dàng điền tên cấu trúc phù hợp với từng số từ 1 đến 5 và nên khái quát vai trò của từng thành phần đó.
Lời giải chi tiết:
Tên các thành phần tương ứng với số thứ tự trong hình là:
1 – tế bào chất, có vai trò là nơi diễn ra các phản ứng sinh hóa đảm bảo duy trì hoạt động sống của tế bào.
2 – màng sinh chất, có vai trò kiểm soát quá trình vận chuyển các chất ra vào tế bào.
3 – roi, có vai trò giúp tế bào vi khuẩn định hướng và di chuyển.
4 – thành tế bào, có tác dụng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.
5 – lông, giúp tế bào vi khuẩn di chuyển.
Câu 2 (1,0 điểm).
Một bạn học sinh nói: “Cấu trúc bậc 1 của phân tử protein là quan trọng nhất vì nó quyết định tính đặc thù và chức năng của phân tử protein”. Em có đồng tình với ý kiến này không? Giải thích. |
Phương pháp:
Dựa vào những kiến thức em đã học về cấu trúc của phân tử protein để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Em đồng ý với ý kiến trên. Vì cấu trúc bậc 1 của protein là chuỗi polypeptide mang trình tự các amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptide.
Mà thành phần, trình tự amino acid trong chuỗi polypeptide là đặc trưng cho từng phân tử protein và đặc trưng cho loài nên cấu trúc bậc 1 có tính đặc thù và quyết định chức năng của phân tử protein đó.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề thi giữa kì 1 Sinh 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 3 timdapan.com"