Đề thi giữa kì 1 Hóa 11 Chân trời sáng tạo - Đề số 4

Sự chuyển dịch cân bằng là A. phản ứng trực tiếp theo chiều nghịch. B. phản ứng trực tiếp theo chiều thuận. C. chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác.


Đề thi

Câu 1: Sự chuyển dịch cân bằng là

A. phản ứng trực tiếp theo chiều nghịch.

B. phản ứng trực tiếp theo chiều thuận.

C. chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác.

D. phản ứng tiếp tục xảy ra cả chiều thuận và chiều nghịch

Câu 2: Xét các hệ cân bằng sau đây trong một bình kín:

(1) 2NaHCO3 (r) ⇄ Na2CO3 (r) + H2O (k) + CO2 (k);

(2) CO2 (k) + CaO (r) ⇄ CaCO3 (r);

(3) C (r) + CO2 (k) ⇄ 2CO (k);

(4) CO (k) + H2O (k) ⇄ CO2 (k) + H2 (k).

Khi thêm CO2 vào hệ thì có bao nhiêu cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận?

A. 1.                            B. 3.                C. 2.                D. 4

Câu 3: Cho cân bằng hóa học sau: 2NO2 (khí màu nâu) ⇄ N2O4 (khí không màu) (∆H <0)

Cho khí NO2 vào một ống nghiệm đậy nắp kín ở 300C. Đợi một thời gian để các khí trong ống đạt trạng thái cân bằng. Sau đó, đem ngâm ống nghiệm này trong chậu nước đá 00C, thì sẽ có hiện tượng gì kể từ lúc đem ngâm nước đá?

A. Màu nâu trong ống không đổi.

B. Màu nâu trong ống nhạt dần.

C. Khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt, nên màu nâu trong ống không đổi.

D. Màu nâu trong ống đậm dần.

Câu 4:  Cho các chất: Cho các chất: NaOH, HCl, HNO3, NaNO3, saccharose (C12H22O11), ethanol

(C2H5OH), glycerol (C3H5(OH)3), KAl(SO4)2.12H2O. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất tạo được

dung dịch dẫn điện?

A. 5                             B. 3                             C. 6                             D. 2

Câu 5: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?

A. HCl.                       B. CH3COONa.          C. KNO3.                    D. C2H5OH.

Câu 6: Cho phương trình: \(C{H_3}COOH + {H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} N{H_4}^ +  + O{H^ - }\)

Trong phản ứng nghịch, theo thuyết Bronsted – Lowry chất nào là acid?

A. CH3COOH.            B. H2O.                       C. CH3COO-               D. H3O+

Câu 7: Để xác định nồng độ của một dung dịch NaOH, người ta đã tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0,1 M. Để chuẩn độ 10 mL dung dịch NaOH này cần 12 mL dung dịch HCl. Nồng độ của dung dịch NaOH trên là

A. 0,1.                         B. 1,2.                         C. 0,12.                       D. 0,012.

Câu 8: Phân tử nitrogen có cấu tạo là

A. N=N                       B. N≡N                       C. N-N                        D. N⟶N

Câu 9: Cho các phát biểu về nitrogen như sau:

(a) Trong hợp chất, các số oxi hóa thường gặp của nguyên tử nitrogen là -3, 0, +4, +5.

(b) Khí nitrogen kém hoạt động hóa học ở nhiệt độ thường.

(c) Nitrogen là phi kim tương đối hoạt động ở nhiệt độ cao.

(d) Trong tự nhiên, nitrogen chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.

(e) Nitrogen là chất khí, không màu, tan ít trong nước.

Số phát biểu đúng là

A. 3.                            B. 2.                           C. 5.                            D. 4.

Câu 10: Phản ứng nào sau đây nitrogen thể hiện tính khử?

A. N2 + O2 ⟶ 2NO                            B. N2 + 3H2 ⇄ NH3

C. N2 + 6Li ⟶ 2Li3N                         D. N2 + 3Ca ⟶ Ca3N2

Câu 11: Khi nói về muối ammonium, phát biểu không đúng là

A. Muối ammonium dễ tan trong nước.                     B. Muối ammonium trong nước là chất điện li mạnh.

C. Muối ammonium kém bền với nhiệt.                    D. Dung dịch muối ammonium có tính base.

Câu 12: Dung dịch ammonia trong nước có chứa thành phần chất tan là

A. NH4 + , NH3.           B. NH4 + , NH3, H+ .               C. NH4 + , OH- .                    D. NH4 + , NH3, OH- .

Câu 13: Nitric acid tinh khiết

A. Là chất lỏng màu vàng, bốc khói mạnh trong không khí ẩm

B. Là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm

C. Là chất lỏng màu lục nhạt, bốc khói mạnh trong không khí ẩm

D. Là chất lỏng nâu đỏ, bốc khói mạnh trong không khí

Câu 14: Ứng dụng của nitric acid là

A. Bảo quản thực phẩm

B. Làm chất làm lạnh

C. Kích thích trái cây nhanh chín

D. Chế tạo thuốc nổ

Câu 15: Cho phương trình sau: Fe + HNO3 \( \to \) Fe(NO3)3 + NO2 + H2O. Tổng hệ số cân bằng của phản ứng trên là

A. 10                           B. 12                           C. 14                           D. 16

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Vỏ trứng có chứa calcium ở dạng CaCO3. Để xác định hàm lượng CaCO3 trong vỏ trứng, trong phòng thí nghiệm người ta có thể làm như sau:

Lấy 1,0 g vỏ trứng khô, đã được làm sạch, hòa tan hoàn toàn trong 50 mL dung dịch HCl 0,4 M. Lọc dung dịch sau phản ứng thu được 50 mL dung dịch A. Lấy 10 mL dung dịch A chuẩn độ với dung dịch NaOH 0,1 M thấy hết 5,6 mL. Xác định hàm lượng cacium trong vỏ trứng (giả thiết các tạp chất khác trong vỏ trứng không phản ứng với HCl).

Câu 2: Cho phương trình hoá học của phản ứng:

N2O4(l) + 2N2H4(l) → 3N2(g) + 4H2O(g)

Biết enthalpy tạo thành chuẩn của các chất được trình bày trong bảng sau:

Chất

N2O4(l)

N2H4(l)

H2O(g)

\({\Delta _{\rm{f}}}{\rm{H}}_{298}^0\)(kJ/mol)

-19,56

50,63

-241,82

a) Tính nhiệt đốt cháy 1 kg hỗn hợp lỏng gồm N2O4 và N2H4.

b) Tại sao hỗn hợp lỏng (N2O4 và N2H4) được dùng làm nhiên liệu tên lửa?


Đáp án

Phần trắc nghiệm

1C

2C

3B

4A

5B

6D

7D

8B

9A

10A

11D

12D

13A

14D

15C

 

 

Câu 1: Sự chuyển dịch cân bằng là

A. phản ứng trực tiếp theo chiều nghịch.

B. phản ứng trực tiếp theo chiều thuận.

C. chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác.

D. phản ứng tiếp tục xảy ra cả chiều thuận và chiều nghịch

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức về cân bằng hóa học

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 2: Xét các hệ cân bằng sau đây trong một bình kín:

(1) 2NaHCO3 (r) ⇄ Na2CO3 (r) + H2O (k) + CO2 (k);

(2) CO2 (k) + CaO (r) ⇄ CaCO3 (r);

(3) C (r) + CO2 (k) ⇄ 2CO (k);

(4) CO (k) + H2O (k) ⇄ CO2 (k) + H2 (k).

Khi thêm CO2 vào hệ thì có bao nhiêu cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận?

A. 1.                B. 3.                C. 2.                D. 4

Phương pháp giải

Áp dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: "Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân

bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó."

Lời giải chi tiết

Khi thêm CO2 vào các hệ cân bằng thì các cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nồng độ CO2.

 (1) 2NaHCO3 (r) ⇄ Na2CO3 (r) + H2O (k) + CO2 (k)

⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch

(2) CO2 (k) + CaO (r) ⇄ CaCO3 (r)

⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận

(3) C (r) + CO2 (k) ⇄ 2CO (k)

⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận

(4) CO (k) + H2O (k) ⇄ CO2 (k) + H2 (k)

⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch

Vậy có 2 cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là (2) và (3).

Đáp án C

Câu 3: Cho cân bằng hóa học sau: 2NO2 (khí màu nâu) ⇄ N2O4 (khí không màu) (∆H <0)

Cho khí NO2 vào một ống nghiệm đậy nắp kín ở 300C. Đợi một thời gian để các khí trong ống đạt trạng thái cân bằng. Sau đó, đem ngâm ống nghiệm này trong chậu nước đá 00C, thì sẽ có hiện tượng gì kể từ lúc đem ngâm nước đá?

A. Màu nâu trong ống không đổi.

B. Màu nâu trong ống nhạt dần.

C. Khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt, nên màu nâu trong ống không đổi.

D. Màu nâu trong ống đậm dần.

Phương pháp giải

Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.

Lưu ý: Đối với nhiệt độ ghi nhớ câu "tăng - thu; giảm - tỏa" tức là:

+ Khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt (∆H>0)

+ Khi giảm nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều tỏa nhiệt (∆H<0)

Lời giải chi tiết

Khi giảm nhiệt độ (từ 300C xuống 00C) cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều tỏa nhiệt

⟹ Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

⟹ Từ khí NO2 màu nâu chuyển thành N2O4 không màu do vậy màu nâu trong ống nhạt dần.

Đáp án B

Câu 4:  Cho các chất: Cho các chất: NaOH, HCl, HNO3, NaNO3, saccharose (C12H22O11), ethanol

(C2H5OH), glycerol (C3H5(OH)3), KAl(SO4)2.12H2O. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất tạo được

dung dịch dẫn điện?

A. 5                 B. 3                 C. 6                 D. 2

Phương pháp giải

Dung dịch dẫn điện là dung dịch có khả năng phân li ra ion trong nước.

Lời giải chi tiết

NaOH, HCl, HNO3, NaNO3, KAl(SO4)2.12H2O là dung dịch dẫn điện

Đáp án A

Câu 5: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?

A. HCl.           B. CH3COONa.                      C. KNO3.                    D. C2H5OH.

Phương pháp giải

Chất làm quỳ tím chuyển màu xanh có môi trường base

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 6: Cho phương trình: \(C{H_3}COOH + {H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} CH3CO{O^ - } + {H_3}{O^ + }\)

Trong phản ứng nghịch, theo thuyết Bronsted – Lowry chất nào là acid?

A. CH3COOH.            B. H2O.                       C. CH3COO-               D. H3O+

Phương pháp giải

Thuyết Bronsted – Lowry acid là chất có khả năng nhường proton H+

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 7: Để xác định nồng độ của một dung dịch NaOH, người ta đã tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0,1 M. Để chuẩn độ 10 mL dung dịch NaOH này cần 12 mL dung dịch HCl. Nồng độ của dung dịch NaOH trên là

A. 0,1.                         B. 1,2.                         C. 0,12.                       D. 0,012.

Phương pháp giải

Dựa vào nguyên tắc chuẩn độ

Lời giải chi tiết

CHCl.VHCl=CNaOH.VNaOH => \({C_{NaOH}} = \frac{{{C_{HCl}}.{V_{HCl}}}}{{{V_{NaOH}}}} = \frac{{12.0,1}}{{10}} = 0,12M\)

Đáp án D

Câu 8: Phân tử nitrogen có cấu tạo là

A. N=N                       B. N≡N                       C. N-N                        D. N⟶N

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 9: Cho các phát biểu về nitrogen như sau:

(a) Trong hợp chất, các số oxi hóa thường gặp của nguyên tử nitrogen là -3, 0, +4, +5.

(b) Khí nitrogen kém hoạt động hóa học ở nhiệt độ thường.

(c) Nitrogen là phi kim tương đối hoạt động ở nhiệt độ cao.

(d) Trong tự nhiên, nitrogen chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.

(e) Nitrogen là chất khí, không màu, tan ít trong nước.

Số phát biểu đúng là

A. 3.                            B. 2.                            C. 5.                            D. 4.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức của đơn chất nitrogen

Lời giải chi tiết

(a) Sai vì số oxi hóa của nitrogen: -3, 0, +1, +2, +4, + 5

(b) đúng

(c) đúng

(d) sai nitrogen tồn tại cả hợp chất và đơn chất trong tự nhiên

(e) đúng

Đáp án A

Câu 10: Phản ứng nào sau đây nitrogen thể hiện tính khử?

A. N2 + O2 ⟶ 2NO                B. N2 + 3H2 ⇄ NH3

C. N2 + 6Li ⟶ 2Li3N             D. N2 + 3Ca ⟶ Ca3N2

Phương pháp giải

Nitrogen thể hiện tính khử khi tăng số oxi hóa

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 11: Khi nói về muối ammonium, phát biểu không đúng là

A. Muối ammonium dễ tan trong nước.                     B. Muối ammonium trong nước là chất điện li mạnh.

C. Muối ammonium kém bền với nhiệt.                    D. Dung dịch muối ammonium có tính base.

Phương pháp giải

Muối NH4+ dễ tan trong nước, kém bền với nhiệt, tất cả đều tan

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 12: Dung dịch ammonia trong nước có chứa thành phần chất tan là

A. NH4 + , NH3.                      B. NH4 + , NH3, H+ .

C. NH4 + , OH- .                      D. NH4 + , NH3, OH- .

Phương pháp giải

\(N{H_3} + {H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} N{H_4}^ +  + O{H^ - }\)

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 13: Nitric acid tinh khiết

A. Là chất lỏng màu vàng, bốc khói mạnh trong không khí ẩm

B. Là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm

C. Là chất lỏng màu lục nhạt, bốc khói mạnh trong không khí ẩm

D. Là chất lỏng nâu đỏ, bốc khói mạnh trong không khí

Phương pháp giải

Dựa vào tính chất vật lí của HNO3

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 14: Ứng dụng của nitric acid là

A. Bảo quản thực phẩm

B. Làm chất làm lạnh

C. Kích thích trái cây nhanh chín

D. Chế tạo thuốc nổ

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 15: Cho phương trình sau: Fe + HNO3 \( \to \) Fe(NO3)3 + NO2 + H2O. Tổng hệ số cân bằng của phản ứng trên là

A. 10                           B. 12                           C. 14                           D. 16

Phương pháp giải

Dựa vào phương pháp cân bằng electron

Lời giải chi tiết

\(\begin{array}{l}F{e^o} \to F{e^{ + 3}}|x1e\\{N^{ + 5}} + 1e \to {N^{ + 4}}|x3e\\Fe + 6HN{O_3} \to Fe{(N{O_3})_3} + 3N{O_2} + 3{H_2}O\end{array}\)

Đáp án C

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Vỏ trứng có chứa calcium ở dạng CaCO3. Để xác định hàm lượng CaCO3 trong vỏ trứng, trong phòng thí nghiệm người ta có thể làm như sau:

Lấy 1,0 g vỏ trứng khô, đã được làm sạch, hòa tan hoàn toàn trong 50 mL dung dịch HCl 0,4 M. Lọc dung dịch sau phản ứng thu được 50 mL dung dịch A. Lấy 10 mL dung dịch A chuẩn độ với dung dịch NaOH 0,1 M thấy hết 5,6 mL. Xác định hàm lượng cacium trong vỏ trứng (giả thiết các tạp chất khác trong vỏ trứng không phản ứng với HCl).

Lời giải chi tiết:

Số mol HCl tác dụng với NaOH là

NaOH         +            HCl         -->  NaCl              + H2O

5,6.10-4 -->               5,6.10-4 mol

=> Số mol HCl có trong 50ml dung dịch A là: \(5,{6.10^{ - 4}}.\frac{{50}}{{10}} = 2,{8.10^{ - 3}}mol\)

=> Số mol HCl phản ứng với CaCO3 là: 0,05.0,4 – 2,8.10-3 = 0,0172 mol

CaCO3 + 2HCl --> CaCl2 + CO2 + H2O

8,6.10-3 <-- 0,0172 mol

%m CaCO3 = \(\frac{{8,{{6.10}^{ - 3}}.100}}{1}.100\%  = 86\% \)

Câu 2: Cho phương trình hoá học của phản ứng:

N2O4(l) + 2N2H4(l) → 3N2(g) + 4H2O(g)

Biết enthalpy tạo thành chuẩn của các chất được trình bày trong bảng sau:

Chất

N2O4(l)

N2H4(l)

H2O(g)

\({\Delta _{\rm{f}}}{\rm{H}}_{298}^0\)(kJ/mol)

-19,56

50,63

-241,82

a) Tính nhiệt đốt cháy 1 kg hỗn hợp lỏng gồm N2O4 và N2H4.

b) Tại sao hỗn hợp lỏng (N2O4 và N2H4) được dùng làm nhiên liệu tên lửa?

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{l}{\rm{a) }}{{\rm{N}}_{\rm{2}}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}\left( {\rm{l}} \right){\rm{  +  2}}{{\rm{N}}_{\rm{2}}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}}\left( {\rm{l}} \right){\rm{ }} \to {\rm{ 3}}{{\rm{N}}_{\rm{2}}}\left( {\rm{g}} \right){\rm{  +  4}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\left( {\rm{g}} \right)\\{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}} = 4 \times {\Delta _{\rm{f}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}}({{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}) - [{\Delta _{\rm{f}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}}({{\rm{N}}_{\rm{2}}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}) + 2 \times {\Delta _{\rm{f}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}}({{\rm{N}}_{\rm{2}}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}})]\\{\rm{            =  }}4 \times ( - 241,82) - [( - 19,56) + 2 \times 50,63]{\rm{  =   }} - 1048,98{\rm{ (kJ)}}\end{array}\)

Trong 1 kg hỗn hợp (tỉ lệ 1 mol N2O4 và  2mol N2H4), ta có: \({{\rm{n}}_{{\rm{hh}}}} = \frac{{1000}}{{92 + 2 \times 32}} = \frac{{250}}{{39}}{\rm{ (mol)}}\)

Theo phương trình hóa học, nhiệt tỏa ra khi đốt cháy 1 mol N2O4 và  2 mol N2H4 là 1048,98 kJ.

=> Nhiệt tỏa ra khi đốt cháy 1 kg hỗn hợp lỏng gồm N2O4 và N2H4:

\(1048,98 \times \frac{{250}}{{39}} \approx 6724,23{\rm{ (kJ)}}\)

b) Quá trình đốt cháy hỗn hợp lỏng (N2O4 và N2H4) tỏa nhiệt mạnh và giải phóng một lượng lớn khí nên hợp lỏng (N2O4 và N2H4) được dùng làm nhiên liệu tên lửa.