Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Chân trời sáng tạo - Đề số 7

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử. B. Số khối của hạt nhân bằng tổng số proton và số neutron.


Đề thi

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử.

B. Số khối của hạt nhân bằng tổng số proton và số neutron.

C. Trong nguyên tử, số đơn vị điện tích hạt nhân bằng số proton và bằng số neutron.

D. Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.

Câu 2: Cho các kí hiệu nguyên tử sau: \(_{19}^{39}X\)và \(_{19}^{40}Y\). Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. X và Y là 2 nguyên tử đồng vị.                                   B. X và Y đều có 19 neutron

C. X và Y có cùng số electron.                                         D. X và Y có số khối khác nhau.

Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ba nguyên tử: \(_{13}^{26}X\), \(_{26}^{55}Y\) và \(_{1{\kern 1pt} 2}^{26}Z\)?

A. X và Z có cùng số khối.

B. X, Z là hai đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.

C. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

D. X và Y cùng số neutron.

Câu 4: Cho nguyên tử các nguyên tố sau: \({}_{\rm{8}}^{{\rm{16}}}{\rm{A}}\), \({}_{\rm{6}}^{{\rm{12}}}{\rm{M}}\), \({}_{{\rm{17}}}^{{\rm{35}}}{\rm{X}}\), \({}_{{\rm{17}}}^{{\rm{37}}}{\rm{Y}}\), \({}_{{\rm{11}}}^{{\rm{23}}}{\rm{Z}}\)và \({}_{{\rm{12}}}^{{\rm{24}}}{\rm{T}}\).

(1) Nguyên tử X và Y có tính chất hóa học giống nhau vì có cùng điện tích hạt nhân.

(2) Nguyên tử Z và T là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.

(3) Nguyên tử A và M là đồng vị của nhau do có số proton bằng số neutron.

(4) Nguyên tử X và Y là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.

Số phát biểu đúng:

A. 1                                        B. 2                                    C. 3                                    D. 4

Câu 5: Oxygen có ba đồng vị (\(_8^{16}O\), \(_8^{17}O\) và \(_8^{18}O\)), cacbon có hai đồng vị (\(_6^{12}C\) và \(_6^{13}C\)). Số loại phân tử CO2 có thể được tạo thành là

A. 6.                                       B. 9.                                   C. 12.                                 D. 18.

Câu 6: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tố X là

A. Si (Z=14).                          B. O (Z=8).                        C. Al (Z=13).                    D. Cl (Z=17).

Câu 7: Cho nguyên tử R có tổng số hạt cơ bản là 46, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Cấu hình electron nguyên tử của R là

A. [Ne]3s23p3.                        B. [Ne]3s23p5.                   C. [Ar]3d14s2.                   D. [Ar]4s2.

Câu 8: Hợp chất khí với H của R có dạng RH4, công thức oxide cao nhất của R có dạng:

A. R2O5.                                 B. RO2.                              C. R2O3.                             D. R2O7.

Câu 9: Nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau đây có công thức oxide cao nhất ứng với công thức R2O5?

A. Mg.                                    B. Al.                                 C. Si.                                 D. P.

Câu 10: Cho các nguyên tố \({}_{{\rm{20}}}{\rm{Ca,}}\,{}_{{\rm{12}}}{\rm{Mg,}}\,{}_{{\rm{13}}}{\rm{Al,}}{}_{{\rm{14}}}{\rm{Si,}}\,{}_{{\rm{15}}}{\rm{P}}\). Các nguyên tố thuộc cùng chu kì là

    A. Mg, Al, Si                       B. Mg, Al, Ca              C. Mg, Al, Si, P                 D. Mg, Al, Si và Ca

II. Tự luận

Câu 1: Nguyên tố Boron (B) trong tự nhiên có hai đồng vị bền là 10B và 11B. Biết nguyên tử khối trung bình của B là 10,81.

a) Xác định % số nguyên tử của mỗi đồng vị trong tự nhiên.

b) Boric acid (H3BO3) được sử dụng làm thuốc sát trùng (thuốc nhỏ mắt, bôi da). Xác định % khối lượng của đồng vị 11B có trong Boric acid (biết M = 61,83 gam/mol).

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 6,645 gam hỗn hợp muối chloride của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp nhau vào nước được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 18,655 gam kết tủa. Xác định 2 kim loại kiềm.

 

 


Đáp án

Phần trắc nghiệm

1C

2A

3A

4A

5C

6A

7A

8B

9D

10C

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử.

B. Số khối của hạt nhân bằng tổng số proton và số neutron.

C. Trong nguyên tử, số đơn vị điện tích hạt nhân bằng số proton và bằng số neutron.

D. Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.

Phương pháp giải

Trong nguyên tử, số đơn vị điện tích hạt nhân bằng số proton và bằng số electron

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 2: Cho các kí hiệu nguyên tử sau: \(_{19}^{39}X\)và \(_{19}^{40}Y\). Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. X và Y là 2 nguyên tử đồng vị.                                   B. X và Y đều có 19 neutron

C. X và Y có cùng số electron.                                         D. X và Y có số khối khác nhau.

Phương pháp giải

Cả 2 nguyên tử X, Y đều có 19 proton nên X và Y là 2 đồng vị của nhau

Lời giải chi tiết

đáp án A

Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ba nguyên tử: \(_{13}^{26}X\), \(_{26}^{55}Y\) và \(_{1{\kern 1pt} 2}^{26}Z\)?

A. X và Z có cùng số khối.

B. X, Z là hai đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.

C. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

D. X và Y cùng số neutron.

Phương pháp giải

Dựa vào kí hiệu của ba nguyên tử ta thấy: X và Z có cùng số khối

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 4: Cho nguyên tử các nguyên tố sau: \({}_{\rm{8}}^{{\rm{16}}}{\rm{A}}\), \({}_{\rm{6}}^{{\rm{12}}}{\rm{M}}\), \({}_{{\rm{17}}}^{{\rm{35}}}{\rm{X}}\), \({}_{{\rm{17}}}^{{\rm{37}}}{\rm{Y}}\), \({}_{{\rm{11}}}^{{\rm{23}}}{\rm{Z}}\)và \({}_{{\rm{12}}}^{{\rm{24}}}{\rm{T}}\).

(1) Nguyên tử X và Y có tính chất hóa học giống nhau vì có cùng điện tích hạt nhân.

(2) Nguyên tử Z và T là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.

(3) Nguyên tử A và M là đồng vị của nhau do có số proton bằng số neutron.

(4) Nguyên tử X và Y là đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.

Số phát biểu đúng:

A. 1                                        B. 2                                    C. 3                                    D. 4

Phương pháp giải

(1) đúng vì X và Y có cùng số proton

(2) sai vì Z và T khác số proton

(3) sai vì A và M khác số proton

(4) đúng vì X và Y có cùng số proton

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 5: Oxygen có ba đồng vị (\(_8^{16}O\), \(_8^{17}O\) và \(_8^{18}O\)), cacbon có hai đồng vị (\(_6^{12}C\) và \(_6^{13}C\)). Số loại phân tử CO2 có thể được tạo thành là

A. 6.                                       B. 9.                                   C. 12.                                 D. 18.

Phương pháp giải

1 đồng vị carbon có thể liên kết với 2 dồng vị oxygen giống hoặc khác nhau => có 6 phân tử tạo thành

Lời giải chi tiết

2 đồng vị carbon tạo 12 phân tử CO2 với 3 đồng vị oxygen

Đáp án C

Câu 6: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tố X là

A. Si (Z=14).                          B. O (Z=8).                        C. Al (Z=13).                    D. Cl (Z=17).

Phương pháp giải

Dựa vào số electron trong phân lớp p là 8 => cấu hình X là: 1s22s22p63s23p2

Lời giải chi tiết

X có 14 electron => Đáp án A

Câu 7: Cho nguyên tử R có tổng số hạt cơ bản là 46, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Cấu hình electron nguyên tử của R là

A. [Ne]3s23p3.                        B. [Ne]3s23p5.                   C. [Ar]3d14s2.                   D. [Ar]4s2.

Phương pháp giải

(1) P + E + N = 46

(2) P + E = N + 14

=> N = 16; E = P = 15 (P)

Lời giải chi tiết

Cấu hình của S: 1s22s22p63s23p3

Đáp án A

Câu 8: Hợp chất khí với H của R có dạng RH4, công thức oxide cao nhất của R có dạng:

A. R2O5.                                 B. RO2.                              C. R2O3.                             D. R2O7.

Phương pháp giải

R có hóa trị 4 với H nên R có hóa trị 4 với O

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 9: Nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau đây có công thức oxide cao nhất ứng với công thức R2O5?

A. Mg.                                    B. Al.                                 C. Si.                                 D. P.

Phương pháp giải

R có hóa trị 5 với oxygen

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 10: Cho các nguyên tố \({}_{{\rm{20}}}{\rm{Ca,}}\,{}_{{\rm{12}}}{\rm{Mg,}}\,{}_{{\rm{13}}}{\rm{Al,}}{}_{{\rm{14}}}{\rm{Si,}}\,{}_{{\rm{15}}}{\rm{P}}\). Các nguyên tố thuộc cùng chu kì là

    A. Mg, Al, Si                       B. Mg, Al, Ca              C. Mg, Al, Si, P                 D. Mg, Al, Si và Ca

Phương pháp giải

Viết cấu hình của các nguyên tố. Các nguyên tố thuộc cùng chu kì nếu có số lớp electron bằng nhau

Lời giải chi tiết

Mg, Al, Si, P cùng chu kì 3

Đáp án C

Câu 1: Nguyên tố Boron (B) trong tự nhiên có hai đồng vị bền là 10B và 11B. Biết nguyên tử khối trung bình của B là 10,81.

a) Xác định % số nguyên tử của mỗi đồng vị trong tự nhiên.

b) Boric acid (H3BO3) được sử dụng làm thuốc sát trùng (thuốc nhỏ mắt, bôi da). Xác định % khối lượng của đồng vị 11B có trong Boric acid (biết M = 61,83 gam/mol).

Lời giải chi tiết

a) 10B = a%; 11B = b%; \({\mathop A\limits^{\_\_} _B} = 10,81\)

\(\left\{ \begin{array}{l}{\rm{a  +  b  =  100}}\\{\mathop {\rm{A}}\limits^{{\rm{\_\_\_}}} _{\rm{B}}} = \frac{{{\rm{10a  +  11b}}}}{{100}}{\rm{  =  10,81}}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\rm{a  +  b  =  100}}\\{\rm{10a  +  11b =  10,81}}{\rm{.100}}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\rm{a  = 19}}\\{\rm{b  = 81}}\end{array} \right.\)

Vậy % số nguyên tử đồng vị \({}_{}^{{\rm{10}}}{\rm{B}}\,\)là 19%

         % số nguyên tử đồng vị \({}_{}^{{\rm{11}}}{\rm{B}}\,\)là 81%

b) \({\rm{\% }}{{\rm{m}}_{^{{\rm{11}}}{\rm{B/}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{B}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}}}{\rm{  = }}\frac{{{\rm{11}}{\rm{.1}}{\rm{.81\% }}}}{{61,83}} = 14,41\% \)

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 6,645 gam hỗn hợp muối chloride của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp nhau vào nước được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 18,655 gam kết tủa. Xác định 2 kim loại kiềm.

Lời giải chi tiết

nAgCl = \(\frac{{18,655}}{{143,5}}\) =0,13 (mol)

Kí hiệu hai kim loại kiềm là M, có nguyên tử khối trung bình là \(\mathop {\rm{M}}\limits^{{\rm{\_\_\_}}} \)

\(\mathop {\rm{M}}\limits^{{\rm{\_\_\_}}} \)Cl  + AgNO3 AgCl  + \(\mathop {\rm{M}}\limits^{{\rm{\_\_\_}}} \)NO3

0,13              ←            0,13                   (mol)

=>(\(\mathop {\rm{M}}\limits^{{\rm{\_\_\_}}} \)+35,5).0,13 = 6,645 =>\(\mathop {\rm{M}}\limits^{{\rm{\_\_\_}}} \) = 15,62

 Vậy hai kim loại kiềm là lithium (Li)( M=7) và sodium (Na) (M=23).