Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Ngữ văn 9

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Ngữ văn 9


Đề bài

Phần I. (5 điểm) Cho đoạn thơ

Cho đoạn thơ sau:

“Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát…”

1. Nhận biết

Đoạn thơ trên năm trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó?

2. Thông hiểu

Hai câu thơ “Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát” sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

3. Vận dụng cao

Em hãy giới thiệu khoảng nửa trang giấy thi về tác phẩm này.

4. Vận dụng cao

Lòng hiếu thảo là một trong những đức tính tốt đẹp của con người. Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về đức tính trên.

Phần II. (5 điểm)

“Không hiểu vì sao mình gắt nữa. Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn”.

(Trích Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)

1. Nhận biết

Đoạn trích trên năm trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó?

2. Thông hiểu

Xét về cấu trúc ngữ pháp, câu “Lại một đợt bom” là kiểu câu gì? Việc nhà văn sử dụng những câu văn liên tiếp trong đoạn văn trên nhằm diễn tả điều gì?

3. Vận dụng cao

Bằng sự hiểu biết của em về tác phẩm trên đây, hãy viết đoạn văn nghị luận theo cách lập luận diễn dịch khoảng 10-12 câu trong đó có một câu ghép và một phép thế trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp ba nhân vật được nhắc đến trong đoạn văn trên.

Lời giải chi tiết

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu

Nội dung

1

1.

Phương pháp: căn cứ văn bản Nói với con

Cách giải:

- Tác phẩm: Nói với con.

- Tác giả: Y Phương

- Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác đầu 1980 là tâm sự của tác giả với đứa con gái đầu lòng, đó cũng là lời tâm sự với chính mình.

2.

Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học

Cách giải:

- Nghệ thuật ẩn dụ

- Tác dụng: thể hiện đời sống tinh thần phong phú và tình yêu lao động của người dân.

3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

1. Tác giả:

- Tên thật (tên đầy đủ): Tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày.

- Năm sinh, quê quán: Sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. (Y Phương nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại sở Văn Hóa – Thông tin tỉnh Cao Bằng. Từ năm 1993, ông là chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng).

- Phong cách sáng tác, đề tài quen thuộc: Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

2. Tác phẩm:

a. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:

- Năm 1980, khi con gái ông mới 1 tuổi, kinh tế cả nước còn nhiều khó khăn. Bài thơ là lời nói với con gái, cũng là lời nói với mình, nhắc nhở mình và thế hệ mai sau.

- Bài thơ được in trong tập “Thơ Việt Nam (1945 – 1985).

b. Ý nghĩa nhan đề (nếu có):

- Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mõi con người, bộc lộ niềm tự hào về sức sống bền bỉ của quê hương mình.

- Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra là tình cảm quê hương, từ những kỉe niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống.

- Cảm xúc, chủ đề của bài thơ được bộc lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng vẫn thấm thía.

c. Giá trị nội dung, nghệ thuật:

* Nội dung:

- Bìa thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.

- Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

* Nghệ thuật:

- Thể thơ tự do làm cho cảm xúc cụ thể, rõ ràng.

- Nhịp điệu lúc nhẹ nhàng bay bổng, khi khúc triết rành rọt, lúc mạnh mẽ âm vang => lời khuyên của cha thấm sâu vào con.

- Ngôn ngữ cụ thể mà giàu khái quát, bao hàm nhiều ý nghĩa, hình ảnh thơ độc đáo.

4.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

* Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần nghị luận: Lòng hiếu thảo.

* Bàn luận

- Lòng hiếu thảo là gì?

+ Đối xử và chăm sóc tốt cha mẹ của mình.

+ Hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu và thờ phụng sau khi họ qua đời.

- Biểu hiện của lòng hiếu thảo?

+ Người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính, vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an ổn.

- Vì sao sống phải có lòng hiếu thảo?

+ Ông bà cha mẹ là những người sinh thành và nuôi dưỡng ta khôn lớn, luôn dành cho ta những điều tốt đẹp nhất trên đời này.

+ Lòng hiếu thảo là  chuẩn mực trong đời sống văn hóa Việt Nam.

+ Người có lòng hiếu thảo được mọi người trân trọng, yêu mến.

+ Giá trị của một người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền quý mà nó được thể hiện qua chữ “hiếu”.

+ Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình.

- Trong xã hội còn nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi.

⇒ Những người như thế thật đáng chê trách.

- Bài học nhận thức và hành động

2

1.

Phương pháp: căn cứ bài Những ngôi sao xa xôi

Cách giải:

- Tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi

- Tác giả: Lê Minh Khuê

- Hoàn cảnh sáng tác: viết trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt.

2.

Phương pháp: phân tích, lý giải

Cách giải:

- Kiểu câu đặc biệt

- Sử dụng liên tiếp câu văn ngắn có tác dụng: diễn tả được sự dồn dập, căng thẳng của trận đánh cũng như tâm trạng nhân vật.

3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và ba cô gái thanh niên xung phong

 Hoàn cảnh sống và chiến đấu.
- Vẻ đẹp chung của ba cô gái:
+ Có lòng yêu nước sâu sắc, sống có lí tưởng cao đẹp.
+ Có lòng dũng cảm, không sợ gian khổ, hi sinh.
+ Có tâm hồn nhạy cảm, lạc quan, yêu đời.
+ Có tình đồng đội gắn bó, thắm thiết.

Nguồn: Sưu tầm