Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 8
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 8
Đề bài
Câu 1. Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước, ta thu được một hỗn hợp rượu nước có thể tích:
A. Bằng 100cm3 B. Nhỏ hơn 100cm3
C. Lớn hơn 100cm3 D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100cm3
Câu 2. Thế năng hấp dẫn của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Khối lượng.
B. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất.
C. Trọng lượng riêng.
D. Khối lượng và vận tốc của vật.
Câu 3. Đơn vị công cơ học là:
A. Jun (J) B. Niu tơn (N)
C. Oat (W) D. Paxcan (Pa)
Câu 4. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh hơn thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng?
A. Nhiệt độ. B. Thể tích.
C. Nhiệt năng. D. Khối lượng.
Câu 5. Công thức nào sau đây là công thức tính công suất?
A. A = \(\dfrac{F}{s}\). B. A = F.s
C. P = \(\dfrac{A}{t}\) D. P = A.t
Câu 6. Một chiếc ô tô đang chuyển động, đi được đoạn đường 27km trong 30 phút. Công suất của ô tô là 12kW. Lực kéo của động cơ là:
A. 80N. B. 800N.
C. 8000N. D.1200N
Câu 7: Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?
A. Mặt Trời truyền nhiệt xuống Trái Đất.
B. Sự truyền nhiệt từ đầu đang bị nung nóng đến đầu không bị nung nóng của một thanh sắt.
C. Dây tóc bóng đèn đang sáng truyền nhiệt ra khoảng không gian trong bóng đèn.
D. Bếp lò truyền nhiệt tới người đang gác bếp lò.
Câu 8: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra:
A. Chỉ ở chất lỏng.
B. Chỉ ở chất khí.
C. Chỉ ở chất khí và chất lỏng.
D. Ở cả chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Câu 9: Chỉ ra kết luận nào không đúng trong các kết luận sau:
A. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
B. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
C. Nhiệt độ của vật càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.
D. Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật cũng chuyển động càng nhanh.
Câu 10: Trong các cách sắp sếp vật liệu dẫn nhiệt từ kém hơn đến tốt hơn sau đây, cách nào đúng?
A. Không khí, thủy tinh, nước, đồng
B. Đồng, thủy tinh, nước, không khí
C. Không khí, nước, thủy tinh, đồng
D. Thủy tinh, không khí, nước, đồng
Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cấu tạo của các chất ?
A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử , nguyên tử
B. Các phân tử nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng
C. Giữa các phân tử nguyên tử luôn có khoảng cách
D. Giữa các phân tử nguyên tử không có khoảng cách
Câu 12. Thả một miếng sắt nung nóng vào cốc nước lạnh thì :
A. Nhiệt năng của miếng sắt tăng.
B. Nhiệt năng của miếng sắt giảm.
C. Nhiệt năng của miếng sắt không thay đổi.
D. Nhiệt năng của nước giảm.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,00 điểm)
Câu 13: (2,0đ)
a. Phát biểu định luật về công?
b. Để đưa một vật có trọng lượng 420N lên cao theo phương thẳng đứng bằng ròng rọc động, người ta phải kéo một đầu dây đi một đoạn 8m. Bỏ qua ma sát. Tính công nâng vật lên.
Câu 14: (1,5đ)
a. Nhiệt năng là gì ?
b. Có mấy cách thay đổi nhiệt năng?
Câu 15: (1,5đ) Động cơ của xe máy Yamaha Sirius có công suất 6,4KW. Tính lực đẩy trung bình của động cơ khi xe máy chạy với tốc độ 60km/h ?
Câu 16: (2,0đ)Một cái ấm bằng nhôm có khối lượng 0,3kg chứa 2lít nước ở 200C. Muốn đun sôi ấm nước này cần nhiệt lượng bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là: 880J/kg.k và 4200J/kg.k
Lời giải chi tiết
I. Trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
ĐA | B | B | A | D | C | B |
Câu | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
ĐA | B | C | D | C | D | B |
II. Tự luận
Câu 13:
a. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại
b.
* Tóm tắt:
P= 420 N
S= 8m
A=?
* Giải
Áp dụng định luật về công, ta có: h= 8:2=4 (m)
Công nâng vật lên, ta có: A=F.s=P.h=420.4=1680 (J)
Câu 14:
a) Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
b) Có 2 cách thay đổi nhiệt năng: Thực hiện công và truyền nhiệt
Câu 15:
* Tóm tắt:
P= 6,4 KW=6400W
v= 60km/h=16,67(m/s)
F=?
* Giải
Lực kéo trung bình của động cơ xe máy,ta có:
P=A/t=(F.s)/t =F.v
=>F=P/v=6400/16,67=384 (N)
Câu 16:
Tóm tắt :
m1 = 0,3kg
c1 = 880 J/kg.k
V = 2l => m2 = 2kg
c2 = 4200 J/kg.k
t1 = 200C
t2 = 1000C
Q = ?
Giải:
- Nhiệt lượng ấm nhôm thu vào khi tăng nhiệt độ từ 200Cđến 1000C:
Q1= m1 c1 (t2 - t1) = 0,3.880. (100 – 20) = 21120 (J)
- Nhiệt lượng 2 lít nước thu vào khi tăng nhiệt độ từ 200Cđến 1000C:
Q1= m2 c2 (t2 - t1) = 2.4200. (100 – 20) = 672000 (J)
- Nhiệt lượng ấm nước thu vào khi tăng nhiệt độ từ 200Cđến 1000C:
Q= Q1 + Q2 = 21120 + 672000 = 693120 (J)
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 8 timdapan.com"