Đề kiểm tra học kì 2 lịch sử 11 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 11
Đề bài
Câu 1. Các nước phát xít sau khi hình thành liên minh (phe Trục) có hành động gì?
A. Tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi trên thế giới.
B. Đầu tư vốn và nhiều nơi trên thế giới.
C. Tăng cường trang bị vũ khí cho quân đội chuẩn bị chiến tranh.
D. Ra sức đầu tư phát triển vũ khí mới để chuẩn bị chiến tranh.
Câu 2. Phát xít I-ta-li-a năm 1935 đã xâm lược nước nào ở châu Phi?
A. Ai Cập. B. Ma-rốc.
C. Angiêri. D. Ê-ti-ô-pi-a.
Câu 3. Sau khi xé bỏ hòa ước Vécxai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu gì?
A. Chuẩn bị xâm lược các nước Tây Âu.
B. Chuẩn bị đánh bại Liên Xô.
C. Thành lập một nước “Đại Đức” bao gồm toàn bộ dân cư Đức sống ở Châu Âu.
D. Chuẩn bị chiến tranh ở châu Á.
Câu 4. Thái độ của các nước tư bản đối với Liên Xô trước khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ như thế nào?
A. Liên kết với Liên Xô.
B. Hợp tác chặt chẽ với Liên Xô.
C. Thù ghét Liên Xô.
D. Thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.
Câu 5. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đức đánh chiếm Ba Lan bằng chiến lược gì?
A. Đánh nhanh thắng nhanh.
B. Chiến tranh chớp nhoáng.
C. Đánh lâu dài.
D. Đánh chắc, tiến chắc.
Câu 6. Đức tiến công Liên Xô vào thời gian nào?
A. Tháng 5/1941. B. Tháng 6/1941.
C. Tháng 7/1941. D. Tháng 8/1941.
Câu 7. Mĩ - Anh mở Mặt trận thứ hai bằng cuộc đổ bộ tại?
A. Noóc-măng-đi B. Bỉ
C. Hà Lan D. Lúc - xăm - bua
Câu 8. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ được mở đầu bằng sự kiện nào?
A. Đức tấn công Tiệp Khắc.
B. Đức tấn công Ba Lan.
C. Đức tham gia hội nghị Muy-ních.
D. Đức tấn công Pháp.
Câu 9. Chiến thắng Xta-lin-grát có ý nghĩa gì?
A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.
B. Tạo bước ngoặt của chiến tranh thế giới.
C. Đây là thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử chiến tranh của Liên Xô.
D. Phát xít Đức phải đầu hàng phe Đồng minh.
Câu 10. Trong những tháng đầu năm 1941, quân Đức tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô là do?
A. Vũ khí của Đức hiện đại.
B. Lực lượng quân Đức mạnh.
C. Liên Xô không kịp đối phó.
D. Ưu thế về vũ khí, kinh nghiệm chiến đầu và yếu tố bất ngờ.
Câu 11. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp khi thực hiện xâm lược Việt Nam không thực hiện được chủ yếu là do đâu?
A. Lực lượng quân Pháp ít.
B. Quân dân Việt Nam chống trả quyết liệt.
C. Điều kiện sinh hoạt thiếu thốn.
D. Khí hậu không phù hợp.
Câu 12. Anh hùng dân tộc nào được nhân dân Việt Nam suy tôn là “Bình Tây Đại nguyên soái”?
A. Trương Định. B. Trương Quyền.
C. Nguyễn Trung Trực. D. Đội Cấn.
Câu 13. Điểm giống nhau trong hai lần đánh thành Hà Nội của thực dân Pháp là gì?
A. Vu cáo triều đình Huế.
B. Cho quân tự do đi lại.
C. Gửi tối hậu thư trước khi đánh thành.
D. Cướp bóc.
Câu 14. Đội nghĩa dũng đánh đồn Chợ Rẫy (Gia Định) dưới sự chỉ huy của
A. Trần Thiện Chính. B. Đỗ Trinh Thoại.
C. Dương Bình Tâm. D. Trương Định.
Câu 15. Đốt các dãy phố dọc sông Vị Hoàng phía ngoài thành để chặn giặc là nhân dân tỉnh
A. Nam Định. B. Hưng Yên.
C. Thái Bình. D. Hà Nội.
Câu 16. Tại trận Cầu Giấy lần 1 (1873), tướng giặc bị tiêu diệt là
A. Gác- ni-ê B. Ri-vi-e
C. Hác-măng D. Đuy- puy
Câu 17. Người bất chấp “lệnh bãi binh” của triều đình tiếp tục chống Pháp ở Nam Kì là
A. Nguyễn Hữu Huân.
B. Nguyễn Trung Trực.
C. Nguyễn Tri Phương.
D. Trương Định.
Câu 18. Nguyên cớ trực tiếp để thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là do?
A. Vương triều Tây Sơn sụp đổ.
B. Vua Tự Đức mất.
C. Lực lương giáo dân ủng hộ.
D. Nhà Nguyễn cấm đạo Thiên chúa.
Câu 19. Người liên lạc với Pu-côm-bô (Cam-pu-chia) để tổ chức kháng chiến là
A. Trương Định. B. Trương Quyền.
C. Phan Tôn. D. Nguyễn Hữu Huân.
Câu 20. Địa danh gây thiệt hại nặng nề cho Pháp trong hai lần kéo quân ra Bắc Kì là
A. Cầu Giấy B. Ô Thanh Hà
C. Thành Hà Nội D. Sơn Tây
Câu 21. Thái độ nhân dân và sĩ phu yêu nước sau khi nhà Nguyễn kí các Hiệp ước là gì?
A. Chấp nhận sự đô hộ của Pháp.
B. Không hợp tác với triều đình, quyết tâm chống Pháp đến cùng (đánh cả triều đình lẫn Tây).
C. Nao núng, hoảng sợ, nhụt chí đấu tranh.
D. Đồng ý với quyết định của triều đình.
Câu 22. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” bước đầu bị thất bại sau lần Pháp tấn công ở đâu?
A. Gia Định. B. Đà Nẵng.
C. Ba tỉnh miền Đông. D. Ba tỉnh miền Tây.
Câu 23. Quân triều đình nhanh chóng thất thủ năm 1873 tại Bắc Kì vì
A. triều đình ra lệnh đầu hàng.
B. chống cự yếu ớt.
C. đã thực hiện chiến thuật phòng thủ, dựa vào thành đợi giặc chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến.
D. Lo đàn áp nhân dân.
Câu 24. Sau khi Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kì (1867), triều đình nhà Nguyễn đã
A. tìm cách xoa dịu nhân dân
B. mặc nhiên thừa nhận là vùng đất của Pháp
C. thương lượng với Pháp xin chuộc
D. chuẩn bị chờ thời cơ
Câu 25. Thủ đoạn của thực dân Pháp trong quá trình xâm lược Việt Nam là gì?
A. Vừa đánh vừa hòa.
B. Dùng sức quân sự.
C. Lấn dần từng bước.
D. Chinh phục từng gói nhỏ.
Câu 26. Lực lượng đông đảo nhất trong phong trào chống Pháp ở Nam Kì là:
A. Công nhân. B. Địa chủ.
C. Tư sản. D. Nông dân.
Câu 27. Chiến thắng Mát-xcơ-va có ý nghĩa như thế nào?
A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.
B. Làm tổn thất nặng nề quân Đức tạo bước ngoặt chiến tranh.
C. Làm phá sản chiến lược chiến tranh chớp nhoáng của Hítle.
D. Quân Đức chuyển sang thế bị động.
Câu 28. Đội quân 300 người từ ngoài Bắc vào Nam xin vua ra mặt trận đánh giặc là của
A. Lê Huy. B. Phạm Văn Nghị.
C. Trần Thiện Chính. D. Dương Bình Tâm.
Câu 29. Phong trào đấu tranh phản đối Hiệp ước 1874 nổ ra mạnh mẽ nhất ở
A. Nghệ An, Hà Tĩnh. B. Nam Định.
C. Hưng Yên, Phủ Lí. D. Ninh Bình.
Câu 30. Nguyên nhân thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là gì?
A. Giúp Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn.
B. Mở rộng thị trường, tìm kiếm nguyên liệu.
C. Khai hóa văn minh cho triều Nguyễn.
D. Truyền đạo.
Câu 31. Người chỉ huy quân đội triều đình chống lại thực dân Pháp ở Gia Định là
A. Trương Định. B. Nguyễn Tri Phương.
C. Nguyễn Hữu Huân. D. Võ Duy Dương.
Câu 32. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của phong trào kháng chiến ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì từ sau năm 1867 là do?
A. Nguyễn Hữu Huân bị bắt.
B. Nguyễn Trung Trực bị hành hình.
C. Quân giặc mạnh, vũ khí hiện đại.
D. Phong trào kháng chiến của nhân dân không sôi nổi.
PHẦN II: TỰ LUẬN
Tại sao mở đầu cuộc tấn công xâm lược Việt Nam năm 1858, thực dân Pháp lại chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 |
A |
9 |
B |
17 |
D |
25 |
D |
2 |
D |
10 |
D |
18 |
D |
26 |
D |
3 |
C |
11 |
B |
19 |
B |
27 |
C |
4 |
D |
12 |
A |
20 |
A |
28 |
B |
5 |
B |
13 |
C |
21 |
B |
29 |
A |
6 |
B |
14 |
C |
22 |
B |
30 |
B |
7 |
A |
15 |
A |
23 |
C |
31 |
B |
8 |
B |
16 |
A |
24 |
B |
32 |
C |
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 90.
Cách giải:
Sau khi phe Trục được hình thành vào những năm 30 của thế kỉ XX, khối này đã tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
Chọn: A
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 90.
Cách giải:
Phát xít I-ta-li-a đã tiến hành xâm lược Ê-ti-ô-pi-a vào năm 1935.
Chọn: D
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 90.
Cách giải:
Sau khi xé bỏ hòa ước Vécxai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu thành lập một nước “Đại Đức” bao gồm toàn bộ cư dân Đức sống ở châu Âu.
Chọn: C
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 91.
Cách giải:
Trước những hành động của phe phát xít, giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để cùng chống phát xít. Trái lại, họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít nhằm đẩy chiến tranh về phía Liên Xô.
Chọn: D
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 93.
Cách giải:
Với ưu thế tuyệt đối về quân sự, quân Đức áp dụng chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng” và chiếm được Ba Lan sau gần 1 tháng.
Chọn: B
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 95.
Cách giải:
Rạng sáng ngày 22-6-1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô.
Chọn: B
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 99.
Cách giải:
Mùa hè năm 1944, Mĩ - Anh và quân Đồng minh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng cuộc đổ bộ tại Noóc-măng-đi (miền Bắc Pháp).
Chọn: A
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 93
Cách giải:
Rạng sáng ngày 1-9-1939, quân đội Đức tấn công Ba Lan. Hai ngày sau Anh và Pháp buộc phải tuyên chiến với Đức.
=> Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Chọn: B
Câu 9.
Phương pháp: sgk trang 98, suy luận.
Cách giải:
Chiến thắng Xta-lin-grát đã tạo ra bước ngoặt của chiến tranh thế giới thứ hai. Bắt đầu từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công trên khắp các mặt trận.
Chọn: B
Câu 10.
Phương pháp: sgk trang 95.
Cách giải:
Tháng 6-1941, quân Đức tấn công Liên Xô. Trong những tháng đầu tiên của cuộc chiến tranh, nhờ ưu thế về vũ khí và kinh nghiệm tác chiến, quân Đức tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.
Chọn: D
Câu 11.
Phương pháp: sgk trang 109 - 110, suy luận.
Cách giải:
Khi đặt chân đến xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã vấp phải tinh thần chiến đấu quyết liệt của nhân dân ta. Nhân dân Việt Nam đã chiến đấu hết sức dũng cảm, ngày đêm bám sát địch để quấy rối và tiêu diệt chúng -> Thực dân Pháp buộc phải dùng thuốc nổ phá thành, đốt trụi mọi kho tàng và rút quân xuống các tàu chiến. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại, buộc Pháp phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.
Chọn: B
Câu 12.
Phương pháp: sgk trang 112.
Cách giải:
Trương Định được nhân dân suy tôn là “Bình Tây Đại nguyên soái”.
Chọn: A
Câu 13.
Phương pháp: So sánh điểm giống giữa hai lần đánh thành Hà Nội của thực dân Pháp, nhận xét.
Cách giải:
- Trong lần tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất (sgk trang 117): Sáng ngày 19-11-1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu giải tán quân đội, nộp khí giới, … Không đợi trả lời, ngày 20-11-1873, quân Pháp đã nổ súng đánh thành Hà Nội.
- Trong lần tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai (sgk trang 119): Ngày 25-4-1882, sau khi được tăng thêm viện binh, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, yêu cầu quân đội triều đình hạ vũ khí, giao thành trong 3 giờ đồng hồ.
Chọn: C
Câu 14.
Phương pháp: sgk trang 110.
Cách giải:
Khi Pháp tấn công Gia Định, khi bị động như quân triều đình, hàng nghìn nghĩa dũng do Dương Bình Tâm chỉ huy đã xung phong đánh đồn Chợ Rẫy, vị trí quan trọng nhất trên phòng tuyến của địch (7-1860).
Chọn: C
Câu 15.
Phương pháp: sgk trang 121.
Cách giải:
Khi Pháp đánh Nam Định, nhân dân đốt hết các dãy phố dọc sông Vị Hoàng phía ngoài thành, tạo nên bức tướng lửa ngăn quân giặc.
Chọn: A
Câu 16.
Phương pháp: sgk trang 118.
Cách giải:
Tại trận Cầu Giấy lần 1 (1873), quân Pháp đã rơi vào ổ phục kích của quân ta tại khu vực Cầu Giấy, toán quân Pháp, trong đó có cả Gác-ni-ê, đã bị tiêu diệt.
Chọn: A
Câu 17.
Phương pháp: sgk trang 112.
Cách giải:
Sau Hiệp ước năm 1862, triều đình hạ lệnh cho Trương Định phải bãi binh, mặt khác điều ông đi nhận chức lãnh binh ở An Giang, rồi Phú Yên. Nhưng được sự ủng hộ của nhân dân, ông đã chống lệnh của triều đình, quyết tâm ở lại kháng chiến.
Chọn: D
Câu 18.
Phương pháp: sgk trang 107, suy luận.
Cách giải:
Pháp xâm lược Việt Nam xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Tư bản Pháp phát triển cần thị trường và thuộc địa.
+ Đất nước đang khủng hoảng về nhiều mặt.
- Nguyên nhân trực tiếp (duyên cớ): Nhà Nguyễn thực hiện chính sách tàn sát những người theo đạo Thiên Chúa.
Chọn: D
Câu 19.
Phương pháp: sgk trang 114.
Cách giải:
Ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì, con trai Trương Định là Trương Quyền đưa một bộ phận nghĩa binh lên Tây Ninh lập căn cứ mới. Ông còn liên lạc với Pu-côm-bô để tổ chức chống Pháp.
Chọn: B
Câu 20.
Phương pháp: Dựa trên nội dung hai lần tiến đánh Bắc Kì của Pháp, suy luận.
Cách giải:
Trong quá trình thực dân Pháp đánh chiếm ra Bắc Kì cuối thế kỉ XIX, quân dân ta hai lần giành thắng lợi vang dội, gây cho Pháp nhiều thiệt hại năng nề, khiến thực dân Pháp hoang mang còn quân ta thì phấn khởi. Đó là:
- Chiến thắng Cầu Giấy lần 1 (21-12-1873)
- Chiến thắng Cầu Giấy lần 2 (19-5-1883)
Chọn: A
Câu 21.
Phương pháp: Nhận xét phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, đánh giá.
Cách giải:
- Trước khi nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862): nhân dân kết hợp với triều đình kháng chiến chống Pháp.
- Khi nhà Nguyễn lần lượt kí với Pháp các Hiệp ước -> tư tưởng chủ hòa chi phối triều đình, vì bảo vệ quyền lợi dòng họ mà hi sinh lợi ích của dân tộc -> Nhân dân không chỉ chống Pháp mà còn không hợp tác với triều đình, quyết “đánh cả triều lẫn Tây”.
Chọn: B
Câu 22.
Phương pháp: sgk trang 109.
Cách giải:
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng đã bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
Chọn: B
Chú ý:
Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” hoàn toàn thất bại với cuộc chiến đấu của nhân dân ta ở Gia Định.
Câu 23.
Phương pháp: sgk trang 117, 118.
Cách giải:
Mặc dù chiến đấu dùng cảm nhưng quân triều đình đã nhanh chóng thất thủ vào năm 1873 vẫn thực hiện chiến thuật phòng thủ, dựa vào thành đợi giặc, chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến. Đây cũng là hạn chế chung của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam.
Chọn: C
Câu 24.
Phương pháp: sgk trang 116.
Cách giải:
Sau năm 1867, đối với 6 tỉnh Nam Kì, triều đình Huế mặc nhiên thừa nhận đó là vùng đất của Pháp, không nghĩ đến việc giành lại.
Chọn: B
Câu 25.
Phương pháp: Nhận xét quá trình xâm lược của thực dân Pháp, đánh giá.
Cách giải:
Sau thất bại của kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” tại Gia Định, thực dân Pháp đã chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”. Cụ thể: Gói 1: 3 tỉnh miền Đông Nam Kì -> Gói 2: 6 tỉnh Nam Kì -> Gói 3: Toàn bộ Việt Nam.
Chọn: D
Câu 26.
Phương pháp: Dựa trên phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì, suy luận.
Cách giải:
- Công nhân và tư sản trong thời gian diễn ra cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) mới được hình thành.
- Địa chủ: là giai cấp cơ bản nhưng không chiếm số lượng đông đảo nhất, tinh thần đấu tranh không mạnh mẽ và quyết liệt như nông dân.
- Nông dân: là lực lượng đông đảo nhất, bị áp bức -> đời sống khổ cực -> nông dân nổi dậy đấu tranh mạnh mẽ và là lực lượng đông đảo nhất trong phong trào chống Pháp ở Nam Kì.
Chọn: D
Câu 27.
Phương pháp: sgk trang 95.
Cách giải:
Chiến thắng Mát-xcơ-va của nhân dân Liên Xô đã làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng” của Hít-le.
Chọn: C
Câu 28.
Phương pháp: sgk trang 109.
Cách giải:
Tại Nam Định, Đốc học Phạm Văn Nghị đã tự chiêu mộ 300 người, chủ yếu là học trò của ông, lập thành cơ ngũ, lên đường vào Nam xin vua được ra chiến trường.
Chọn: B
Câu 29.
Phương pháp: sgk trang 119.
Cách giải:
Hiệp ước năm 1874 đã gây bất bình lớn trong nhân dân và sĩ phu yêu nước. Phong trào đấu tranh phản đối Hiệp ước dâng cao trong cả nước, đáng chú ý là cuộc nổi dậy ở Nghệ An, Hà Tĩnh do Trần Tấn, Đặng Như Mai Nguyễn Huy Điển lãnh đạo.
Chọn: A
Câu 30.
Phương pháp: Dựa trên bối cảnh thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, suy luận.
Cách giải:
Vào giữa thế kỉ XIX, tư bản Pháp phát triển mạnh mẽ nên cần thị trường, nguyên liệu để phát triển. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, đông dân cư lại đang trong tình trạng suy yếu. Chính vì thế, thực dân Pháp đã tiến hành xâm lược Việt Nam.
Chọn: B
Câu 31.
Phương pháp: sgk trang 110.
Cách giải:
Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân đội triều đình chống lại thực dân Pháp ở Gia Định,
Chọn: B
Câu 32.
Phương pháp: sgk trang 115, suy luận.
Cách giải:
Cuộc kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì diễn ra sôi nổi, bền bỉ. Tuy nhiên, do tương qua lực lượng ngày một chênh lệch không có lợi cho ta, vũ khí thì thô sơ -> phong trào đều bị đàn áp và thất bại.
Chọn: C
PHẦN II: TỰ LUẬN
Phương pháp: sgk trang 109, suy luận.
Cách giải:
Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên khi xâm lược Việt là do:
- Đà Nẵng là một hải cảng nước sâu, tàu chiến Pháp ra vào dễ dàng, nằm trên đường thiên lý Bắc Nam.
- Đà Nẵng cách triều đình Huế 100km, chiếm ĐN để quay ra Huế buộc triều đình đầu hàng.
- Hậu phương Đà Nẵng có nhiều điểm mạnh: giáo sĩ, giáo dân lầm lạc, gần đồng bằng miền Trung (vựa lúa của triều đình).
- Lực lượng quân Pháp có 3000 quân, có nhiều đại bác và vũ khí hiện đại.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề kiểm tra học kì 2 lịch sử 11 - Đề số 4 có lời giải chi tiết timdapan.com"