Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì II- Hóa học 8 có đáp án và lời giải chi tiết

Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì II- Hóa học 8 có đáp án và lời giải chi tiết


Đề bài

Câu 1: Dãy chất nào dưới đây chỉ chứa các bazo

A. KClO3, NaCl, FeSO4, MgCO3

B. CaO, SO3, BaO, Na2O

C. Ca(OH)2, KOH, NaOH, Ba(OH)2

D. HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4

Câu 2: Xét các chất: Na2O, KOH, MgSO4, Ba(OH)2, HNO3, HCl, Ca(HCO3)2. Số oxit, axit, bazo, muối lần lượt là

A. 1;2;2;3.

B. 1;2;2;2.

C. 2;2;1;2.

D. 2;2;2;1.

Câu 3: Nồng độ % của một dung dịch cho biết

A. Số gam chất tan có trong 100 gam nước

B. Số gam chất tan có trong 1000ml dung dịch

C. Số gam chất tan có trong 100 ml nước

D. Số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch

Câu 4: Biết độ tan của KCl ở 300C là 37. Khối lượng nước bay hơi 300C từ 200g dung dịch KCl 20% để được dung dịch bão hòa là

A. 52 gam

B. 148 gam

C. 48 gam

D. 152 gam

Phần tự luận

Câu 5: Hoàn thành các phương trình hóa học sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng gì?

K + ? → KOH + H2

Al + O2 → ?

FexOy + O2 → Fe2O3

KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

Câu 6: Nêu phương pháp nhận biết các chất khí sau: Khí nito, hidro, oxi, cacbon đioxit, và khí metan (CH4). Viết PTHH nếu có?

Câu 7: Cho 5,4 gam bột nhôm tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl

a. Tính nồng độ mol/l dung dịch HCl đã dùng?

b. Lượng khí hidro thu được ở trên cho qua bình đựng 32 gam CuO nung nóng thu được m gam chất rắn. Tính % khối lượng các chất trong m?

Lời giải chi tiết

Trắc nghiệm

Câu 1: A

Câu 2: B

Câu 3: D

Câu 4: D

 

Câu 1:

Đáp án A

Câu 2:

Các oxit bazo là: Na2O

Các axit là: HNO3, HCl

Các muối là: KOH, Ba(OH)2

Các muối là: MgSO4, Ca(HCO3)2

Đáp án B

Câu 3:

Nồng độ % của một dung dịch cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch

Đáp án D

Câu 4:

m chất tan KCl = 200 . 20% = 40 gam

137 gam dung dịch hòa tan 37 gam KCl

x gam dung dịch hòa tan 40 gam KCl

=> x = 137 . 37 : 40 = 148 gam

Khối lượng nước bay hơi là: 200 – 148 = 52 gam

Đáp án D

Phần tự luận

Câu 5:

K + H2O → KOH + H2

Al + O2 → Al2O3

FexOy + O2 → Fe2O3

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

Câu 6:

Dẫn lần lượt các khí trên đi qua dung dịch nước vôi tròng. Khí tạo kết tủa trắng là khí CO2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Cho các khí còn lại đi qua CuO đun nóng, khí tác dụng với CuO tạo kết tủa đỏ (Cu) thì khí đó là H2

H2 + CuO → Cu + H2O

Các khí còn lại là: N2, O2, CH4

Cho các khí này đi qua tàn đóm cháy dở

Khí làm cho tàn đóm bùng cháy: O2, CH4

Khí làm cho tàn đóm tắt N2

Đốt cháy 2 khí còn lại, sục sản phẩm vào nước vôi trong. Sản phẩm khí nào làm cho nước vôi trong vẩn đục => CH4

Khí còn lại là O2

CH4 + 3O2 CO2 + 2H2O

Câu 7:

a. Ta có phương trình phản ứng:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (1)

b. n Al = m : M = 5,4 : 27 = 0,2 mol

(1) n HCl = 3 n Al = 0,6 mol

Nồng độ mol của dung dịch HCl là:

CM = n : V = 0,6 : 0,4 = 1,5M

(1) n H2 = ½ n HCl = 0,6 : 2 = 0,3 mol

Ta có phương trình phản ứng:

CuO + H2 → Cu + H2O (2)

n CuO = m : M = 32 : 80 = 0,4 mol

Ta có :

                  CuO + H2   →   Cu + H2O

Ban đầu     0,4     0,3

Phản ứng   0,3    0,3          0,3

Sau pu        0,1                   0,3

=> Sau phản ứng, chất rắn thu được gồm có: CuO : 0,1 mol ; Cu : 0,3 mol

=> m hỗn hợp chất rắn sau phản ứng là:

m CuO dư + m Cu = n CuO . M CuO + n Cu . M CuO

= 0,1 . 80 + 0,3 . 64 = 27,2 (gam)

=> %m CuO = m CuO : m hh . 100%

= 8 : 27,2 . 100% = 29,41%

%m Cu = 100% - 29,41% = 70,59%

Bài giải tiếp theo