Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 - Toán lớp 4

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 4 - Đề kiểm tra giữa học kì 2 - Toán lớp 4


Đề bài

Phần 1. Trắc nghiệm (3 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1. Cho số \(\overline {4x9} \). Chữ số thích hợp viết vào chỗ chấm để chia hết cho 9 là:

A. \(x\) = 1                                        B. \(x\) = 2

 C. \(x\) = 3                                       D. \(x\) = 5 

Câu 2. Phân số chỉ số hình đã được tô màu ở hình dưới là: 

A.\(\dfrac{3}{5}\)                                                B.\(\dfrac{5}{3}\)

 C. \(\dfrac{3}{8}\)                                              D.\(\dfrac{8}{3}\)          

Câu 3. Phân số \(\dfrac{7}{9}\) bằng phân số nào dưới đây ?

A.  \(\dfrac{7}{9}\)                                              B.  \(\dfrac{7}{9}\)

C. \(\dfrac{7}{9}\)                                               D. \(\dfrac{7}{9}\)

 Câu 4.  85m2 7dm2 = .................. dm2. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:

A. 857                                          B. 8507

C.  85007                                     D. 85070

Câu  5.  Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:   \(\dfrac{4}{7}\,\,...\,\,\,\dfrac{5}{9}\)

A. =                       B. <                      C.  >

Câu 6. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:  \(\dfrac{1}{4}\) thế kỉ = ..... năm

A. 25                                              B. 20

C. 22                                              D. 50

Phần 2. Tự luận  (7 điểm)

Bài 1. (2 điểm) Tính:

a) \(\dfrac{7}{9} + \dfrac{3}{9}\)                                b)  \(\dfrac{2}{3} - \dfrac{3}{8}\)

c) \(\dfrac{4}{5} \times \,3\)                                d) \(\dfrac{{10}}{{13}}:\dfrac{3}{4}\)

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

Bài 2 (1 điểm) Tìm \(x\), biết:

\(a)\,\,x - \dfrac{3}{4} = \dfrac{1}{2}\)                                    \(b)\,\,x \times \dfrac{3}{8} = 2 - \dfrac{3}{4}\)

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

Bài 3 (2 điểm)  Một mảnh vườn hình bình hành có độ dài đáy bằng 42m, chiều cao bằng \(\dfrac{2}{3}\) cạnh đáy.

a) Tính diện tích mảnh vườn đó.

b) Người ta trồng rau trên mảnh vườn đó, trung bình cứ 2m2 thu hoạch được 5kg rau. Hỏi trên cả mảnh vườn đó người ta thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam rau?

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

Bài 4. (1 điểm) Hãy viết 4 phân số khác nhau lớn hơn \(\dfrac{1}{7}\) và bé hơn \(\dfrac{1}{2}\).

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

………………………………………………………………………………………...........

Lời giải chi tiết

Phần 1. Trắc nghiệm

Câu 1.

Phương pháp:

Áp dụng dấu hiệu chia hết cho 9: Số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.

Cách giải: 

Để số \(\overline {4x9} \) chia hết cho 0 thì 4 + \(x\) + 9 chia hết cho 9, hay 13 + \(x\) chia hết cho 9.

Suy ra \(x\) = 5.

Chọn D.

Câu 2.

Phương pháp:

- Quan sát kĩ hình vẽ để tìm số ô được tô màu và tổng số ô.

- Phân số chỉ số phần tô màu của mỗi hình có tử số là số ô được tô màu và mẫu số là tổng số ô của hình đó.

Cách giải: 

 Phân số chỉ số hình đã được tô màu ở hình đã cho là \(\dfrac{3}{8}\).

Chọn C.

Câu 3.

Phương pháp:

Áp dụng tính chất cơ bản của phân số: Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số mới bằng phân số đã cho.

Cách giải: 

 Ta có: \(\dfrac{3}{4} = \dfrac{{3 \times 5}}{{4 \times 5}} = \dfrac{{15}}{{20}}\). 

Chọn A.

Câu 4.

Phương pháp:

Áp dụng kiến thức: 1m2  = 100dm2.

Cách giải: 

Ta có: 85m7dm2 = 85m+ 7dm2  = 8500dm+ 7dm2 = 8507dm2.

Chọn B.

Câu 5.

Phương pháp:

Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi so sánh các tử số của hai phân số mới.

Cách giải: 

Quy đồng mẫu số hai phân số ta được:

\(\dfrac{4}{7} = \dfrac{{4 \times 9}}{{7 \times 9}} = \dfrac{{36}}{{63}}\) ;                          \(\dfrac{5}{9} = \dfrac{{5 \times 7}}{{9 \times 7}} = \dfrac{{35}}{{63}}\).

Vì \(\dfrac{{36}}{{63}} > \dfrac{{35}}{{63}}\) (do \(36 > 35\)) nên \(\dfrac{4}{7} > \dfrac{5}{9}\).

Chọn C.

Câu 6.

Phương pháp:

- Áp dụng kiến thức: 1 thế kỉ = 100 năm.

- Muốn tìm \(\dfrac{1}{4}\) thế kỉ có bao nhiêu năm ta lấy 100 nhân với \(\dfrac{1}{4}\), sau đó ghi thêm đơn vị vào sau kết quả.

Cách giải: 

Ta có: 1 thế kỉ = 100 năm.

\(\dfrac{1}{4}\) thế kỉ có số năm là:

          \(100 \times \dfrac{1}{4} = 25\) (năm)

Chọn A.

Phần 2. Tự luận

Bài 1. 

Phương pháp:

Áp dụng các quy tắc:

- Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng (hoặc trừ) hai phân số đó.

- Muốn nhân hai phân số, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.

- Muốn chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.

Cách giải: 

a) \(\dfrac{7}{9} + \dfrac{3}{9} = \dfrac{{10}}{9}\)

b) \(\dfrac{2}{3} - \dfrac{3}{8} = \dfrac{{16}}{{24}} - \dfrac{9}{{24}} = \dfrac{7}{{24}}\)  

c) \(\dfrac{4}{5} \times \;3\) \(=\dfrac{{4 \times 3}}{5} = \dfrac{{12}}{5}\)

d) \(\dfrac{{10}}{{13}}:\dfrac{3}{4} = \dfrac{{10}}{{13}} \times \dfrac{4}{3}\)\( = \dfrac{{10 \times 4}}{{13 \times 3}} = \dfrac{{40}}{{39}}\)

Bài 2. 

Phương pháp:

- Tính giá trị vế phải trước (nếu cần).

- Xác định vị trí của \(x\)trong phép tính rồi tìm \(x\)theo các quy tắc:

+ Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.

+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

Cách giải:

\(\begin{array}{l}a)\,\,x - \dfrac{3}{4} = \dfrac{1}{2}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = \dfrac{1}{2} + \dfrac{3}{4}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = \dfrac{5}{4}\end{array}\)

\(\begin{array}{l}b)\,\,x \times \dfrac{3}{8} = 2 - \dfrac{3}{4}\\\,\,\,\,\,\,x \times \dfrac{3}{8} = \dfrac{5}{4}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = \dfrac{5}{4}:\dfrac{3}{8}\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,x = \dfrac{{10}}{3}\end{array}\)

Bài 3. 

Phương pháp:

- Tìm chiều cao của mảnh vườn ta lấy độ dài đáy nhân với \(\dfrac{2}{3}\).

- Tính diện tích mảnh vườn ta lấy độ dài nhân với chiều cao.

- Tính số rau thu hoạch được ta lấy diện tích mảnh vườn chia cho 2 rồi nhân với 5.

Cách giải:

a)  Chiều cao của mảnh vườn đó là: 

42 ×  \(\dfrac{2}{3}\)  =  28 (m)

Diện tích của mảnh vườn đó là:

42 × 28  =  1176 (m2)

b) Trên cả mảnh vườn đó người ta thu hoạch được số ki-lô-gam rau là:

1176 : 2 × 5 = 2940 (kg)

Đáp số: a) 1176 m2 ;

          b) 2940kg.

Bài 4. 

Phương pháp:

- Áp dụng cách so sánh hai phân số có cùng tử số: Trong hai phân số (khác 0) có cùng tử số, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.

- Hoặc có thể quy đồng mẫu số hai phân số \(\dfrac{1}{7}\) và \(\dfrac{1}{2}\), sau đó tìm các phân số lớn hơn \(\dfrac{1}{7}\) và bé hơn \(\dfrac{1}{2}\).

Cách giải:

Ta có: \(\dfrac{1}{7} < \dfrac{1}{6} < \dfrac{1}{5} < \dfrac{1}{4} < \dfrac{1}{3} < \dfrac{1}{2}\) (vì \(7 > 6 > 5 > 4 > 3 > 2\)).

Vậy 4 phân số khác nhau lớn hơn \(\dfrac{1}{7}\) và bé hơn \(\dfrac{1}{2}\) là \(\dfrac{1}{6};\dfrac{1}{5};\dfrac{1}{4};\dfrac{1}{3}\).

Ta có thể giải cách khác như sau :

Quy đồng mẫu số hai phân số \(\dfrac{1}{7}\) và \(\dfrac{1}{2}\) ta được:

\(\dfrac{1}{7} = \dfrac{{1 \times 2}}{{7 \times 2}} = \dfrac{2}{{14}};\)                       \(\dfrac{1}{2} = \dfrac{{1 \times 7}}{{2 \times 7}} = \dfrac{7}{{14}}.\)

Ta có:  \(\dfrac{2}{{14}} < \dfrac{3}{{14}} < \dfrac{4}{{14}} < \dfrac{5}{{14}} < \dfrac{6}{{14}} < \dfrac{7}{{14}}\).

Vậy 4 phân số khác nhau lớn hơn \(\dfrac{1}{7}\) và bé hơn \(\dfrac{1}{2}\) là \(\dfrac{3}{{14}};\dfrac{4}{{14}};\dfrac{5}{{14}};\dfrac{6}{{14}}\).

Lưu ý : Bài tập này có nhiều đáp án đúng khác nhau, học sinh có thể tùy chọn các đáp án đúng.