Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 10 có lời giải

Đề số 3 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 10 có đáp án và lời giải chi tiết


Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1 : Đồng có 2 đồng vị 63Cu và 65Cu. Khối lượng nguyên tử trung bình của đồng là 63,54. Thành phần phần trăm của đồng vị 65Cu là

A. 20%.                                  B. 70%.

C. 73%.                                  D. 27%.

Câu 2 : Nguyên tử P (Z = 15) có số e ở lớp ngoài cùng là:

A. 7.                                        B. 4.

C. 8.                                        D. 5.

Câu 3 : Số electron tối đa trong lớp thứ M là:

A. 18.                                      B. 9.

C.  32.                                     D. 8.

Câu 4 : Số nơtron trong nguyên tử  là:

A. 20.                                      B. 39.

C. 19.                                      D. 58.

Câu 5 : Cấu hình electron không đúng là:

A. Na+ (Z = 11): 1s22s22p63s2.

B. Na (Z = 11): 1s22s22p63s1.

C. F (Z = 9): 1s22s22p5.         

D. F- (Z = 9): 1s22s22p6.

Câu 6 : Nguyên tử của nguyên tố A có phân lớp ngoài cùng là 3p. Tổng electron ở các phân lớp p là 9. Nguyên tố A là:

A. S (Z = 16).                         B. Si (Z = 12).

C. P (Z = 15).                         D. Cl (Z = 17).

Câu 7 : Tính bazơ của dãy hiđroxit: NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 biến đổi theo chiều nào sau đây?

A. Tăng.                                 B. Giảm rồi tăng.

C. Giảm.                                 D. Tăng rồi giảm.

Câu 8 : Nhận định nào sau đây là đúng?

 A. Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử tăng theo chiều giảm độ âm điện.                                      

B. Trong một nhóm A, năng lượng ion hoá thứ nhất giảm theo chiều tăng độ âm điện.                            

C. Trong một chu kì, tính kim loại tăng theo chiều tăng độ âm điện.                                      

D. Trong một chu kì bán kính nguyên tử giảm theo chiều giảm độ âm điện.

Câu 9 : Cho các nguyên tố 9F, 16S, 17Cl, 14Si. Chiều giảm dần tính kim loại của chúng là:

A. F > Cl > S > Si.

B. F > Cl > Si > S.

C. Si > S > F > Cl.

D. Si > S > Cl > F.

Câu 10 : Cation X+ và anion Y2- đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn là:

A. X ở ô 11, chu kì 3, nhóm IA và Y ở ô 8, chu kì 2, nhóm VIA.                                      

B. X ở ô 12, chu kì 3, nhóm IIA và Y ở ô 8, chu kì 2, nhóm VIA.                                      

C. X ở ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA và Y ở ô 9, chu kì 2, nhóm VIIA.                                     

D. X ở ô 12, chu kì 3, nhóm IIA và Y ở ô 9, chu kì 2, nhóm VIIA.

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 11 : Nguyên tử R có tổng số hạt là 48. Trong đó số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện.

a) Xác định số electron, số proton, số nơtron, điện tích hạt nhân, số khối và viết kí hiệu nguyên tử R.

b) Viết cấu hình electron nguyên tử R. Xác định vị trí X trong bảng hệ thống tuần hoàn.

Câu 12 : Một nguyên tố tạo hợp chất khí với hidro có công thức RH3. Nguyên tố này chiếm 25,93% về khối lượng trong oxit mà R có hóa trị cao nhất. Xác định tên nguyên tố.

Câu 13 : Hòa tan 3,9 gam kim loại trong nhóm IA trong V ml dung dịch HCl 0,1M thu được 1,12 lít khí (đktc).

a) Xác định tên kim loại.

b) Tính V, biết dùng dư 10% so với lượng phản ứng.

----- HẾT -----

Lời giải chi tiết

Câu 1

Gọi phần trăm số nguyên tử của đồng vị 65Cu là x%

⟹ \({\bar M_{Cu}} = \frac{{65{\rm{x}} + 63.\left( {100 - x} \right)}}{{100}} = 63,54 \to x = 27\)

Đáp án D

Câu 2

Phương pháp:

Từ Z viết được cấu hình e nguyên tử.

Suy ra số electron ở lớp ngoài cùng.

Hướng dẫn giải:

P (Z = 15): 1s22s22p63s23p3

Vậy nguyên tử P có tổng cộng 2 + 3 = 5 electron ở lớp ngoài cùng.

Đáp án D

Câu 3

Phương pháp:

Xác định lớp M là lớp thứ mấy.

Suy ra các phân lớp bão hòa e của lớp M.

Suy ra số e tối đa trong lớp M.

Hướng dẫn giải:

Lớp M (lớp thứ 3) có các phân lớp bão hòa e là: 3s2, 3p6, 3d10.

⟹ Lớp M có tối đa 2 + 6 + 10 = 18 electron.

Đáp án A

Câu 4

Phương pháp:

Số notron: n = A – Z

Hướng dẫn giải:

Số notron: n = A – Z = 39 – 19 = 20.

Đáp án A

Câu 5

Phương pháp:

Dựa vào cách viết cấu hình electron nguyên tử và ion.

Hướng dẫn giải:

A sai, vì cấu hình electron của Na+ là:1s22s22p6.

Đáp án A

Câu 6

Phương pháp:

Dựa vào dữ kiện đề bài cho viết được cấu hình e nguyên tử của A.

Suy ra số hiệu nguyên tử.

Suy ra tên nguyên tố.

Hướng dẫn giải:

Nguyên tử của nguyên tố A có phân lớp ngoài cùng là 3p. Tổng electron ở các phân lớp p là 9

⟹ Cấu hình e nguyên tử: 1s22s22p63s23p3

⟹ Z = 15

⟹ A là nguyên tố P

Đáp án C

Câu 7

Phương pháp:

Tính bazo của hiđroxit biến đổi cùng tính kim loại.

- Trong cùng 1 chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì tính kim loại giảm dần.

- Trong cùng 1 nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì tính kim loại tăng dần.

Hướng dẫn giải:

Từ Na – Mg – Al : Tính kim loại giảm ⟹ Tính bazo giảm

Đáp án C

Câu 8

Phương pháp:

Dựa vào quy luật biến đổi tính chất của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

Hướng dẫn giải:

Năng lượng ion hóa giảm ⟹ độ âm điện giảm ⟹ B sai

Độ âm điện tăng ⟹ tính kim loại giảm ⟹ C sai

Bán kính nguyên tử tăng ⟹ độ âm điện giảm ⟹ D sai

Đáp án A

Câu 9

Phương pháp:

So sánh tính kim loại:

- Trong cùng một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính kim loại giảm dần.

- Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính kim loại tăng dần.

Hướng dẫn giải:

Trong cùng 1 nhóm, từ trên xuống thì tính kim loại tăng dần ⟹ Cl > F

Trong một chu kì, từ trái sang phải thì tính kim loại giảm dần ⟹ Si > S > Cl

Đáp án D

Câu 10

Phương pháp:

Từ cấu hình của ion suy ra cấu hình e nguyên tử.

Dựa vào cấu hình e xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

Hướng dẫn giải:

X+ có phân lớp ngoài cùng là 2p6

⟹ X: 1s22s22p63s1

⟹ Ô 11, chu kì 3, nhóm IA

Y2- có phân lớp ngoài cùng là 2p6

⟹ X: 1s22s22p4

⟹ Ô 8, chu kì 2, nhóm VIA

Đáp án A

Câu 11

Phương pháp:

a) Lập hệ phương trình:

+ Tổng số hạt p + n + e

+ Số hạt mang điện (p + e) gấp đôi số hạt không mang điện (n)

Trong nguyên tử trung hòa điện ta luôn có p = e.

Giải hệ tính được số lượng từng loại hạt.

Xác định:

+ Điện tích hạt nhân: Z+

+ Số khối: A = p + n

+ Kí hiệu nguyên tử:

b) Viết cấu hình e nguyên tử R từ đó suy ra vị trí của R trong bảng tuần hoàn.

Hướng dẫn giải:

a)

Theo đề bài ta có hệ phương trình: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{p + n + e = 48}\\{p + e = 2n}\end{array}} \right.\)

Do p = e nên ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{2p + n = 48}\\{2p = 2n}\end{array}} \right.\)

Giải hệ phương trình trên ta được: p = n = 16

- Số hạt: p = e = n = 16

- Điện tích hạt nhân: 16+

- Số khối: A = p + n = 32

- Kí hiệu nguyên tử:

b)

Cấu hình e: 1s22s22p63s23p4.

Vị trí của X: ô 16, chu kỳ 3, nhóm VIA.

Câu 12

Phương pháp:

Quy tắc bát tử: Hóa trị của R trong hợp chất với H và hóa trị của R trong oxit cao nhất có tổng bằng 8.

Ngoại lệ: VD: Flo: HF và F2O.

Hướng dẫn giải:

Ứng với công thức RH3 ⟹ CT oxit bậc cao là R2O5

%mR = 25,93% ⟹ %mO = 100% - 25,93% = 74,07%

Ta có: \(\frac{{{m_R}}}{{{m_O}}} = \frac{{2{M_R}}}{{5.16}} = \frac{{25,93}}{{74,07}} \to {M_R} = 14\)

Vậy R là nguyên tố nitơ, kí hiệu: N.

Câu 13

Phương pháp:

Do axit dùng dư nên kim loại phản ứng hết.

a) Giả sử kim loại là R

R   +   HCl → RCl + 0,5 H2

Từ số mol khí suy ra số mol kim loại và số mol HCl phản ứng.

⟹ MR = m : n ⟹ Tên kim loại

b) Dung dịch axit dùng dư 10% so với lượng phản ứng

⟹ nHCl ban đầu = nHCl pư + 10%.nHCl pư

⟹ Vdd HCl

Hướng dẫn giải:

Do axit dùng dư nên kim loại phản ứng hết.

a) Giả sử kim loại là R

nH2 = 1,12 : 22,4 = 0,05 mol

R   +   HCl → RCl + 0,5 H2

0,1 ←  0,1 ←              0,05  (mol)

⟹ MR = 3,9 : 0,1 = 39

⟹ Kim loại là Kali (K).

b) Dung dịch axit dùng dư 10% so với lượng phản ứng

⟹ nHCl ban đầu = nHCl pư + 10%.nHCl pư = 0,1 + 10%.0,1 = 0,11 mol

⟹ Vdd HCl = n : CM = 0,11 : 0,1 = 1,1 (lít) = 1100 ml