Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 - Vật lí 9

Đáp án và lời giải Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 - Vật lí 9


Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM: Chọn ý đúng ( 3 đ) (HS làm bài vào giấy kiểm tra)

1: Hệ thức của định luật Ôm là

A. I = U.R     
B.I = U/R       
C.R =U.I           
D.U = I.R

2 : Mắc hai điện trở 10Ω và 20Ω nối tiếp với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 12V. Cường độ dòng điện trong mạch là.

A. 0,4A      B.  0,3A     C.  0,6A       D.  12A

3:  Hai bóng đèn mắc song song rồi mắc vào nguồn điện. Để hai đèn cùng sáng bình thường, phải chọn hai bóng đèn:

A. Có cùng hiệu điện thế định mức.

B.Có cùng cường độ dòng điện định mức.

C.Có cùng điện trở.

D.Có cùng công suất định mức.

4: Một dây dẫn bằng Nikenli dài 20m, tiết diện 0,05mm2. Điện trở suất của Nikenli  0,4.10-6Ωm. Điện trở của dây dẫn là

A. 40Ω         
B. 80Ω      
C. 160Ω        
D. 180Ω

5: Ký hiệu đơn vị đo công của dòng điện là

A. J           B.   kW.h          C.  W       D.   V

6: Mạch điện gồm một bếp điện có điện trở R(Rb có thể thay đổi) mắc nối tiếp với một điện trở r =30Ω. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu mạch bằng 220V. Để công suất tiêu thụ của bếp bằng 320W, thì điện trở Rb có giá trị bằng:

A. 220Ω       
B. 30Ω       C.   11,25Ω         D,   80Ω

II. TỰ LUẬN: (7 đ)

1: (1 điểm) Trình bày cấu tạo của nam châm điện và nêu cách làm tăng lực từ của nam châm điện.

2: (1 điểm)  Phát biểu quy tắc bàn tay trái.

3: (2điểm) : Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ (Hình 1)

Biết: R1 = 8Ω; R2 =20Ω; R3 =30Ω; Ampe kế chỉ 1,5A

Tính RAB, U2 và UAB .

4: (3 điểm)

Một quạt điện dùng trên xe ôtô có ghi 12V -15W

a/ Cho biết ý nhĩa của của các số ghi này.

b/ Tính cường độ dòng điện chạy qua quạt khi quạt hoạt động bình thường.

c/ Tính điện năng quạt sử dụng trong một giờ khi chạy bình thường.

d/ Tính điện trở của quạt. Biết hiệu suất của quạt là 85%.


Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM (3điểm):

1 2 3 4 5 6
B A A C A B C D

II. TỰ LUẬN  (7 điểm)

Câu 1: Cấu tạo: Gồm một ống dây dẫn trong có lõi sắt non

Cách làm tăng lực từ của nam châm điện: Tăng cường độ dòng điện chạy qua các cuộn dây hoặc tăng số vòng của ống dây.

Câu 2: Quy tắc bàn tay trái là quy tắc định hướng của lực do một từ trường tác động lên một đoạn mạch có dòng điện chạy qua và đặt trong từ trường. Đặt bàn tay trái sao cho các đường cảm ứng từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90° chỉ chiều của lực điện từ.

Câu 3:

\(\eqalign{
& {R_{23}} = {{{R_{2.}}{R_3}} \over {{R_2} + {R_3}}} = {{20.30} \over {20 + 30}} = 12\Omega \cr
& {R_{AB}} = {R_1} + {R_{23}} = 8 + 12 = 20\Omega \cr
& {U_2} = {I_A}.{R_2} = 1,5.20 = 30V \cr
& {{{U_{AB}}} \over {{R_{AB}}}} = {{{U_2}} \over {{R_{23}}}}\cr& \Rightarrow {U_{AB}} = {{{R_{AB}}.{U_2}} \over {{R_{23}}}} = {{20.30} \over {12}} = 50V \cr} \)

Câu 4:

a/ 12V là hiệu điện thế định mức của quạt;

15W là công suất định mức của quạt

b/ Cường độ dòng điện chạy qua quạt: I = 15/12 =1,25A

c/ Điện năng quạt sử dụng trong một giờ là

A = P.t = 15.3600 =54000J

d/ Công suất hao phí bằng 15% công suất toàn phần

I2R =0,15UI =>R =0,15U/I = 0,15.12/1,25 =1,44Ω