Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6

Đề thi học kì 2 (Đề kiểm tra học kì 2 - Đề thi cuối năm) – Ngữ văn 6 – Đề số 10 có đáp án và lời giải chi tiết


Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi làm bài văn miêu tả, người ta không cần phải có những kĩ năng nào?

A. Quan sát, nhìn nhận.

B. Nhận xét, đánh giá.

C. Liên tưởng, tưởng tượng.

D. Xây dựng cốt truyện

Câu 2: Trong câu sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa: “Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân thiết với nhau mỗi người mỗi việc, không ai tị ai”?

A. 5 danh từ              C. 7 danh từ

B. 6 danh từ              D. 8 danh từ

Câu 3: Trong truyện “Bức tranh của em gái tôi”, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

AMiêu tả   

B. Tự sự

C. Biểu cảm 

D. Miêu tả và biểu cảm

Câu 4: Hình ảnh “Mặt trời” trong câu thơ nào được dùng theo lối ẩn dụ?

A. Mặt trời mọc ở đồng bằng.

B. Thấy anh như thấy mặt trời

Chói chang khó ngó, trao lời khó trao.

C. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ.

Mặt trời chân lí chói qua tim.

D. Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh.

Câu 5: Câu văn “Rồi tre lớn lên, cứng cáp dẻo dai, vững chắc” có phải là câu trần thuật đơn không?

A. Có                  B. Không

Câu 6: Trong đoạn đầu của bài kí “Cô Tô”, tác giả đã chọn điểm quan sát từ đâu?

A. Nóc đồn Cô Tô.

B. Trên nóc cao.

C. Bên giếng nước ngọt ở rìa một hòn đảo.

D. Đầu mũi đảo.

Câu 7: Qua đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, em thấy nhản vật Dế Mèn không có tính cách nào?

A. Tự tin, dũng cảm.

B. Tự phụ, kiêu căng.

C. Khệnh khạng, xem thường mọi người.

D. Khệnh khạng, dũng cảm.

Câu 8: Những yếu tố nào thường có trong truyện?

A.Cốt truyện, nhân vật

B. Nhân vật, lời kể.

C. Lời kể, cốt truyện.

D. Cốt truyện, nhân vật, lời kể

Câu 9: Cụm từ “Người cha mái tóc bạc” đã sử dụng nghệ thuật gì?

A. So sánh                 B. Ẩn dụ

C. Nhân hoá              D. Hoán dụ

Câu 10: Câu “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu thương những vật tầm thường nhất” là câu trần thuật đơn có từ “là” theo kiểu:

A. Câu định nghĩa

B. Câu giới thiệu

C. Câu miêu tả

D. Câu đánh giá

Câu 11: Truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” là của tác giả?

A. Đoàn Giỏi                   B. Tô Hoài 

C. Võ Quảng                   D. Nguyễn Tuân

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Em hãy tả hình dáng và tính nết tốt của một bạn học sinh được nhiều người quý mến.

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

D

A

D

C

A

A

7

8

9

10

11

 

A

D

B

D

B

 

II. TỰ LUẬN

I. MỞ BÀI

Cho biết người bạn tên gì? Học chung với em từ bao giờ? Vì sao được nhiều người quý mến?

II. THÂN BÀI

+ Tả hình dáng: vừa tầm, không cao, nước da ngăm đen, khuôn mặt tròn, tóc ngắn, mát sáng dễ thương.

+ Tả tính tình: hoà nhã, thông minh, học giỏi, khiêm tổn, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình giúp đỡ bè bạn.

(Tính tình của bạn được bộc lộ qua việc làm cách cư xứ, cách ăn mặc, nói năng cụ thể..).

III. KẾT LUẬN

Cảm nghĩ của em về người bạn mới.

Bài làm tham khảo

   Trong lớp, tôi có nhiều bạn. Mỗi bạn đều có tính nết khác nhau. Anh thì siêng năng, anh lại biếng nhác; anh ưa nghiêm trang, anh lại thích đùa nghịch… Nhưng chỉ có Nhã Nam là học giỏi, được nhiều người quý mến nhất và cũng là người bạn thân nhất của tôi.

   Năm nay, Nhã Nam mười hai tuổi. Dáng người ốm hơi cao. Nước da không trắng lắm, nhưng hồng hào khoẻ mạnh. Vầng trán rộng và cao biểu lộ sự thông minh. Đặc sắc nhất là đôi mắt bạn sáng và đen láy. Chiếc mũi thẳng và cao làm tôn thêm khuôn mặt vuông vức cương nghị. Có duyên nhất vẫn là cái miệng luôn luôn nở nụ cười của bạn khiến cho mọi người dễ mến. Mỗi khi bạn cười, môi lại nhếch lên để lộ hàm ràng trắng đều.

   Nhã Nam vui tính, hay hát, đôi khi tinh nghịch. Làm việc gì bạn cũng nhanh nhẹn, gọn gàng, thích đùa. Có bạn là có tiếng nói cười ríu rít. Ít khi thấy bạn đi học với bộ quần áo nhăn nheo nhàu nát. Nhã Nam đi đứng khoan thai không hấp tấp cũng không chậm chạp. Nói năng hoà nhã với mọi người.

   Bạn bè ai nấy cũng đều yêu mến vì tính xởi lởi, chan hoà của bạn. Không những chỉ vui tính mà Nhã Nam lại còn hay giúp đỡ bè bạn. Trong học tập, ai không hiểu điều chi nhờ đến, bạn cũng đều chỉ dẫn tận tình. Ai thiếu đồ dùng chi bạn cũng đều vui vẻ cho mượn cả.

   Trong lớp, Nhã Nam luôn chăm chú nghe thầy giảng bài. Bài tập ở nhà, bạn đều làm đầy đủ và chu đáo. Nhờ đó, Nhã Nam học giỏi. Nhiều lần thầy khen ngợi và đem bạn ra làm gương cho cả lớp, được như vậy nhưng Nhã Nam vẫn một mực khiêm nhường, từ tốn, nhường nhịn mọi người. Chưa lần nào thấy bạn cãi cọ với ai. Tuy vậy, bạn lại tỏ ra rất can đảm mỗi khi bị người hiếp đáp mình hay hiếp đáp bạn mình.

   Cũng như bè bạn trong lớp, em rất quý mến Nhã Nam. Chơi thân với bạn, em hiểu được mọi người quý mến là một hạnh phúc. Vì vậy, em thầm hứa sẽ noi gương bạn.

 

Bài giải tiếp theo
Đề số 11 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6
Đề số 12 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6
Đề số 13 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6
Đề số 14 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6
Đề số 16 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6
Đề số 17 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6
Đề số 18 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6
Đề số 15 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6
Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6
Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6

Video liên quan



Bài giải liên quan

Từ khóa