Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 10
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1 ( Đề thi học kì 1 )- Sinh học 10
Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:Chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1: Thành phần cơ bản của enzym là
A. lipit.
B. cacbonhidrat.
C. protein.
D. axit nucleic.
Câu 2: Cho các đặc điểm sau:
(1) Cấu tạo đơn giản, chưa có nhân hoàn chỉnh
(2) ADN dạng trần, vòng
(3) ADN dạng xoắn, kép
(4) Không có các bào quan có màng bao bọc
Đặc điểm nào ở tế bào nhân sơ khác với tế bào nhân thực
A. (1),(3),(5).
B. (1),(2),(4).
C. (1),(3),(4).
D. (1),(2),(5).
Câu 3: Sinh vật thuộc giới nào sau đây có đặc điểm cấu tạo nhân tế bào khác hẳn với các giới còn lại?
A. Giới Động vật.
B. Giới Nấm.
C. Giới Thực vật.
D. Giới Khởi sinh.
Câu 4: Bào quan tồn tại trong tế bào chất của tế bào nhân sơ là:
A. bộ máy gôngi.
B. ti thể.
C. ribôxôm.
D. lục lạp.
Câu 5: Rau đang bị héo, nếu chúng ta tưới nước vào rau thì sẽ có thể làm rau tươi trở lại vì:
A. nước thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên.
B. được nước tưới nên các tế bào rau đã sống trở lại.
C. nước đã làm mát tế bào rau nên các tế bào rau được xanh tươi trở lại.
D. có nước làm rau tiến hành quang hợp nên rau tươi trở lại.
Câu 6: Cacbohiđrat là tên gọi dùng để chỉ nhóm chất nào sau đây?
A. Đường.
B. Đạm.
C. Mỡ.
D. Chất hữu cơ.
Câu 7: Giả sử nồng độ NaCl trong tế bào hồng cầu là 0.01%. Ta đặt tế bào này vào 1 ly nước muối với nồng độ NaCl là 1%. Khi đó ta đã đặt tế bào này vào môi trường :
A. đẳng trương.
B. trung hòa.
C. ưu trương.
D. nhược trương.
Câu 8: Đồng hóa là:
A. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
B. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
C. tập hợp 1 chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
D. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào.
Câu 9: Axit nuclêic bao gồm những chất nào sau đây ?
A. Prôtêin và ADN.
B. ADN và Lipit.
C. ARN và Prôtêin.
D. ADN và ARN.
Câu 10: Trong quá trình hô hấp tế bào, giai đoạn tạo ra nhiều ATP nhất là :
A. chu trình Crep.
B. đường phân.
C. trung gian.
D. chuỗi truyền electron hô hấp.
Câu 11: Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và đơn giản giúp chúng
A. tiêu tốn ít thức ăn.
B. tránh được sự tiêu diệt của kẻ thù vì khó phát hiện.
C. có tỉ lệ S/V lớn, trao đổi chất với môi trường nhanh, tế bào sinh sản nhanh hơn tế bào có kích thước lớn.
D. xâm nhập dễ dàng vào tế bào vật chủ.
Câu 12: Một phân tử glucozo bị oxi hóa hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng hai quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucozo ở
A. trong O2.
B. trong NADH và FADH2.
C. mất dưới dạng nhiệt.
D. trong FAD+ và NAD+.
Câu 13: Hệ miễn dịch của cơ thể chỉ tấn công tiêu diệt các tế bào lạ mà không tấn công các tế bào của cơ thể mình. Để nhận biết nhau các tế bào trong cơ thể dựa vào?
A. Màu sắc của tế bào.
B. Các dấu chuẩn “ glicoprotein” có trên màng tế bào.
C. Trạng thái hoạt động của tế bào.
D. Hình dạng và kích thước của tế bào.
Câu 14: Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức sống còn lại?
A. Quần xã.
B. Cơ thể.
C. Quần thể.
D. Hệ sinh thái.
Câu 15: Quá trình đường phân xảy ra ở
A. lớp màng kép của ti thể.
B. màng trong ti thể.
C. chất nền của ti thể.
D. bào tương.
Câu 16: Vi khuẩn là dạng sinh vật được xếp vào giới nào sau đây ?
A. Giới khởi sinh
B. Giới động vật.
C. Giới thực vật.
D. Giới nguyên sinh.
Câu 17: Thành tế bào của Nấm được cấu tạo từ:
A. kitin.
B. glicôprôtêin.
C. cutin.
D. xenlulôzơ.
Câu 18: Nhóm các nguyên tố nào sau đây là nhóm nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống?
A. H, Na, P, Cl.
B. C, Na, Mg, N.
C. C, H, O, N.
D. C, H, Mg, Na.
Phần II: Tự luận (4đ).
Câu 19
a) Nêu cấu tạo, chức năng của ATP
b) Vì sao ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào
Câu 20:
a) Hô hấp tế bào là gì
b) Bản chất của quá trình hô hấp tế bào.
Lời giải chi tiết
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
C | B | D | C | A |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | C | A | D | D |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
C | B | B | B | D |
16 | 17 | 18 | ||
D | A | C |
Câu 19.
ATP (adenozin triphotphat) là một hợp chất cao năng và được xem như đồng tiền năng lượng của tế bào.
Một phân tử ATP gồm:
Bazo nito adenin
Đường ribozo
3 nhóm photphat
Liên kết giữa 2 nhóm photphat cuối cùng của ATP rất dễ bị phá vỡ và giải phóng năng lượng
Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng vào:
- Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào
- Vận chuyển các chất qua màng
- Sinh công cơ học
- ATP là đồng tiền năng lượng tế bào vì:
– ATP (ađênôzin triphôtphat) là một hợp chất cao năng và được xem như đồng tiền năng lượng của tế bào.
ATP là một phân tử có cấu tạo gồm các thành phần : bazơ nitơ ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat. Đây là một hợp chất cao năng vì liên kết ~) giữa 2 nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.
– ATP dễ truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng cho các chất đó để trở thành ADP (ađênôzin điphôtphat) và ngay lập tức ADP lại được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP.
Vì vậy ATP được coi là đồng tiền năng lượng trong tế bào
Câu 20.
a. Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống: các phân tử cacbohidrat bị phân giải đến CO2 và nước giải phóng năng lượng tích luỹ trong phân tử ATP, cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào.
Ở các tế bào nhân thực, quá trình này xảy ra chủ yếu ở các ty thể.
quá trình hô hấp là: oxi hoá hoàn toàn phân tử đường glucose thành CO2 và H2O đồng thời giải phóng năng lượng
Phương trình tổng quát:
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng (ATP + nhiệt)
Bản chất của quá trình này là một chuỗi các phản ứng oxi hoá, phân tử glucose bị phân giải dần dần và năng lượng được giải phóng từng phần.
Xem lời giải chi tiết đề thi học kì 1 tại TimDapAn.com
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề số 10 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 10 timdapan.com"