Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 6

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 6


Đề bài

Câu 1. Vì sao nghề đồ gốm phát triển tạo điều kiện phát minh ra thuật luyện kim? Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa gì?

Câu 2. Vì sao cần có sự phân công chuyên môn hoá trong lao động?

Câu 3. Em hãy điền những sự kiện chính vào bảng dưới đây về thời kì đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc?

Thời kì đầu dựng nước và giữ nước

Những sự kiện chính

VII TCN

 

218 TCN

 

207 TCN

 

179 TCN

 

 

Lời giải chi tiết

Câu 1. Vì sao nghề đồ gốm phát triển tạo điều kiện phát minh ra thuật luyện kim? Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa gì?

- Kim loại trong tự nhiên tồn tại chủ yếu ở dạng quặng, không như đá. Muốn có kim loại nguyên chất, phải biết lọc từ quặng. Chính trong quá trình nung đồ gốm, con người đã phát hiện ra điều này. Do đồng có nhiệt độ nóng chảy thấp (800°C - 1000°C), nên vào thời đó, đây là kim loại được phát hiện và sử dụng đầu tiên. Hơn nữa, đồng thì không đẽo hay mài được như đá. Vì vậy cần tìm cách để có được công cụ đồng.

- Nhờ nghề làm đồ gốm, người ta biết làm khuôn đúc bằng đất sét nung. Tiếp đó, nung chảy đồng, rót vào khuôn để tạo ra công cụ hay đồ dùng cần thiết. Thuật luyện kim đã được phát minh như vậy.

- Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa hết sức to lớn không chỉ đối với người thời đó mà cả đối với các thời đại sau này. Nhờ thuật luyện kim mà có được công cụ khá cứng, có thể thay thế đồ đá. Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau. Hình thức công cụ đẹp hơn, chất liệu bền hơn, mở ra con đường tìm nguyên liệu mới.

Câu 2. Cần có sự phân công chuyên môn hoá trong lao động là vì:

- Sản xuất càng phát triển thì lao động càng phức tạp. Trong nông nghiệp, không phải chỉ xới đất trồng cây mà phải chia ra nhiều bước như làm đất, sàn đất, gặt lúa, đập lúa... Một người không thể đảm đương và thông thạo được tất cả các khâu, vì vậy phải phân công nhau.

- Khi nghề làm đồ gốm và đặc biệt là đúc đồng ra đời, công việc càng phức tạp, đòi hỏi phải có chuyên môn hoá, thủ công tách khỏi nông nghiệp. Sự phân công lao động trong xã hội đã nảy sinh như vậy.

- Bên cạnh đó, nam và nữ giờ đây cũng không thể làm mọi việc như nhau được. Sự phân công lao động trở thành bắt buộc: Phụ nữ làm việc nhà, tham gia sản xuất nông nghiệp, làm đồ gốm, dệt vải; nam giới một phần làm nghề nông, đi săn bắt, đánh cá, một phần chuyên hơn làm nghề thủ công.

- Phân công lao động cùng góp phần nâng cao chất lượng công việc, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều. Phân công lao động đó vừa là kết quả của phát triển sản xuất, vừa là nguyên nhân thúc đẩy phát triển hơn nữa của sản xuất.

Câu 3. Em hãy điền nhưng sự kiện chính vào bảng dưới đây về thời kì đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc?

Thời kì đầu dựng nước và giữ nước

Những sự kiện chính

VII TCN

 Nhà nước Văn Lang ra đời.

218 TCN

 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần của dân Văn Lang.

207 TCN

 Thục Phán lập nước Âu Lạc.

 Cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc thắng lợi.

179 TCN

 Cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của An Dương Vương thất bại.

 

Bài giải tiếp theo
Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 66
Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 6
Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 6