Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Lịch sử 9

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Lịch sử 9


Đề bài

Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho nền kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ từ cuối năm 1978 đến nay?

Câu 2. Điểm cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau năm 1945 là gì?

Câu 3. Tại sao nói cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba Son Sài Gòn (tháng 8 1925) là một mốc quan trọng trên con đường phát triển của phong trào công nhân nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Lời giải chi tiết

Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ từ cuối năm 1978 đến nay:

Từ cuối năm 1978, nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu phát triển và sau 20 năm cải cách - mở cửa (1979 - 2000), Trung Quốc đã thu được những thành tựu hết sức to lớn. Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình hàng năm 9,6%, tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng gấp 15 lần. Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt...

Nguyên nhân chủ yếu là do từ tháng 12 - 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối mới, mở đầu cho thời kì cải cách kinh tế - xã hội của đất nước. Đường lối mới chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách và mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hoá, xây dựng đất nước Trung Quốc thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh.

Câu 2. Điểm cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau năm 1945:

Nhật Bản hoàn toàn lệ thuộc vào Mĩ về chính trị và an ninh, kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật”, chấp nhận đặt dưới “ô bảo hộ hạt nhân” cùa Mĩ đê Mĩ đóng quân, xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.

Thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị và tập trung phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, tiến hành đầu tư và viện trợ cho các nước, đặc biệt đối với các nước Đông Nam Á.

Từ đầu nhừng năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên để thành một cường quốc chính trị tương xứng với vị trí siêu cường kinh tế.

Câu 3. Cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba Son Sài Gòn (tháng 8 1925) là một mốc quan trọng trên con đường phát triển của phong trào công nhân nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhấ, vì:

     - Tháng 8 - 1925, công nhân xưởng Ba Son ở Sài Gòn đã bãi công ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc.

 Nếu như các cuộc đấu tranh của công nhân trước cuộc bãi công Ba chủ yếu vì mục đích kinh tế, thiếu tổ chức lãnh đạo, mang tính tự phát thì cuộc bãi công Ba Son (tháng 8 - 1925) là cuộc đấu tranh đầu tiên có tổ chức, lãnh đạo thể hiện tinh thần quốc tế vô sản, đấu tranh không chỉ nhằm mục đích kí tế mà còn vì mục tiêu chính trị. Họ đã tỏ rõ sức mạnh giai cấp và tinh thần quốc tế vô sản.

Từ cuộc bãi công Ba Son (tháng 8 - 1925), giai cấp công nhân Việt N bước vào đấu tranh tự giác.