Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Địa lí 8

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Địa lí 8


Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Chọn câu đúng nhất.

Câu 1. Dãy núi của miền Bẵc và Đông Bắc Bắc Bộ không có hướng cánh cung:

A. Sông Gâm.

B. Ngân Sơn

C. Bắc Sơn.

D. Con Voi.

Câu 2. tính chất nhiệt đới của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ do:

A. Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn.

B. Nhiệt độ thấp nhất ở miền núi có thể xuống dưới 0°C, đồng bằng dưới 5°C

C. Có mưa phùn vào cuối mùa đông.

D. Vị trí địa lí và địa hình.

Câu 3. Ý nào dưới đây không phải là thuận lợi của mùa đông lạnh đối với sản xuất và đời sống ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

A. Sinh vật ưa lạnh cận nhiệt đới phát triển

B. Trồng được rau màu, hoa quả vụ đông - xuân.

C. Hay có sương muối, sương giá và hạn hán.

D. Đưa cây vụ đông thành vụ chính.

Câu 4. Biện pháp quan trọng để bảo vệ môi trường và kinh tế phát triển bền vững ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là:

A. Trồng và bảo vệ rìmg đầu nguồn, bảo vệ môi trường biển, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.

B. Không phá rừng.

C. Không bắn giết chim, thú.

D. Không chở than qua Vịnh Hạ Long.

Câu 5. Giới hạn của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là:

A. Hữu ngạn sông Hồng.

B. Gồm khu Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.

C. Thuộc hữu ngạn sông Hồng từ Lai Châu đến Thừa Thiên - Huê.

D. Từ Hoàng Liên Sơn đến Bạch Mã.

Câu 6. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đủ các vành đai thực vật do:

A. Đi từ chân núi lên đỉnh núi có từ vành đai nhiệt đới đến ôn đới.

B. Miền có mùa đông lạnh.

C. Miền có địa hình cao nhất nước ta.

D. Khí hậu phân hoá theo độ cao.

Câu 7. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông ngắn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ do:

A. Dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió Đông Bắc từ lục địa phương Bắc tràn về.

B. Mùa đông đến muộn, kết thúc sớm; nhiệt độ tháng Một thường cao hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ (cùng vĩ độ).

C. Nằm ở vĩ độ thấp hơn.

D. Địa hình cao hơn.

Câu 8. Mùa mưa của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chậm dần từ Tây Bắc xuống Bắc Trung Bộ do:

A. Miền trải dài trên nhiều vĩ độ.

B. Ảnh hưởng của địa hình.

C. Ở Tây Bắc mưa nhiều vào mùa hè, còn Bắc Trung Bộ mùa mưa lệch hằn về thu - đông.

D. Bắc Trung Bộ hẹp ngang lại nằm sát biển Đông.

Câu 9. Sông ngòi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có giá trị quan trọng nhất trong:

A. Thuỷ điện.

B. Giao thông,

C. Thuỷ sản.

D. Phù sa bồi đắp.

Câu 10. Ý nào dưới đầy không phải đặc điểm khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

A. Nhiệt độ trung bình năm cao, biên độ nhiệt nhỏ.

B. Có mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.

C. Có mùa đông lạnh.

D. Nam Bộ và Tây Nguyên mưa nhiều về mùa hạ, riêng Duyên hải Nam Trung Bộ mưa vào mùa thu và đồng và hay có bão.

Câu 11. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nóng quanh năm do:

A. Nằm ở vĩ độ thấp hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

B. Nhiệt độ thường xuyên trên 20°C

C. Biên độ nhiệt năm từ 3°C - 7°C

D. Mưa ít.

Câu 12. Cao nguyên nào dưới đây không phải của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

A. Kon Tum.

B. Plây Ku.

C. Đắk Lắk

D. Mộc Châu.

II.TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm).

Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.

Câu 2 (2,0 điểm).

Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại.

Câu 3 (2,0 điểm).

Sun tầm một số câu tục ngữ, dân gian về sử dụng đất của ông cha ta. Nước ta đã có những biện pháp gì để cải tạo và sử dụng đất.

Lời giải chi tiết

I.TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

1 - D

2 - D

3 - C

4 - A

5 - C

6 – B

7 - A

8 - B

9 - A

10 - C

11 - A

12 - D

 

II.TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm).

Đặc điểm chung của địa hình nước ta.

- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất cùa cấu trúc địa hình.

- Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

- Địa hình nước ta mang tính chất, gió mùa và chịu sự tác động mạnh mẽ của con người.

Câu 2 (2,0 điểm).

Thuận lợi:

- Khí hậu nóng ẩm.

- Điều kiện thuận lợi cho sinh vật phát triển

- Cây cối quanh năm ra hoa kết quả.

- Điều kiện cho nông nghiệp xen canh, đa canh với năng suất cao.

Khó khăn:

- Sâu bệnh, dịch bệnh phát triến.

- Thiên tai đe doạ.

Câu 3 (2,0 điểm).

Sưu tầm

- Tấc đất tấc vàng

- Một hòn đất nỏ, một giỏ phân.

Biện pháp:

- Cần sử dụng đất hợp lí: Làm ruộng bậc thang; than chua, rửa mặn…

- Trồng cây đúng kĩ thuật: Trồng cây theo băng, đào hồ vây cá…

- Phủ xanh đất trống đổi núi trọc: Trồng rừng, trổng cây công nghiệp, cây ăn quả...

- Thực hiện tốt Luật Đất đai.

- Giao đất, giao rừng cho hộ gia đình.

- Hạn chế và châm dứt nạn du canh, du cư ...