Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 8

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 8


Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Vào cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á thoát khỏi tình cảnh trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây vì:

A. Nhờ cuộc cải cách Minh Trị (1868) mở rộng quan hệ với các nước tư bản phương Tây, giải phóng mọi ràng buộc lỗi thời của chế độ phong kiến, làm cho kinh tế phát triển.

B. Nhờ chính sách hoà hoãn của chính phủ Nhật Bản với các nước tư bản phương Tây.

C. Nhật Bản đem quân tấn công các nước thực dân phương Tây và giành thắng lợi.

D. Nhật Bản là một quốc đáo, ít khoáng sản, nhiều thiên tai nên các nước thực dân phương Tây không xâm lược.

Câu 2. Thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản là 33.400USD/người, của Lào là 317USD/người (2001), vậy mức thu nhập bình quân của Nhật Bản cao hơn Lào số lần là:

A. 100,2 lần.

B. 102,3 lần.

C. 105,4 lần.

D. 107,5 lần.

Câu 3. Những nước có mức độ công nghiệp hoá khá cao và nhanh như Hàn Quốc, Đài Loan,... được gọi là:

A. Nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.

B. Nước công nghiệp mới.

C. Nước nông - công nghiệp.

D. Nước nông nghiệp.

Câu 4. Một trong những đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay là:

A. Hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển khá cao.

B. Có nhiều quốc gia có mức thu nhập cao so với thế giới.

C. Các quốc gia có mức thu nhập thấp, đời sống nhân dân  nghèo khổ còn chiếm tỉ lệ cao.

D. Nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ, đời sống nhân dân vô  cùng cực khổ.

Câu 5. Trung Quốc có thể trồng được cả lúa gạo và lúa mì vì:

A. Trung Quốc là một đất nước rộng lớn.

B. Trung Quốc là một quốc gia đông dân.

C. Lúa gạo và lúa mì đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.

D. Phía Đông Trung Quốc có khí hậu cận nhiệt gió mùa nóng ấm, địa hình đồng bằng, đất đai màu mỡ phù hợp với cây lúa gạo, còn phía Tây Trung Quốc có khí hậu cận nhiệt lục địa khô hơn, địa hình sơn nguyên cao thích nghi với cây lúa mì.

Câu 6. Một trong những loại cây trồng phổ biển ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á là:

A. Chà là.

B. Lúa mì.

C. Dừa.

D. Bông.

Câu 7. Ở khu vực Bắc Á, vật nuôi chủ yếu là tuần lộc vì:

A. Tuần lộc thích nghi với địa hình cao ờ khu vực Bắc Á.

B. Loài tuần lộc thích nghi với điều kiện khí hậu râ't giá lạnh ở khu vực Bắc Á.

C. Loài tuần lộc thường sinh sống chủ yếu ở vùng ven biển (khu vực Bắc Á có đường bờ biến dài).

D. Khu vực Bắc Á có nhiều sông lớn cung câp nguồn nước cho loài tuần lộc.

Câu 8. Năm 1998, Ả-rập Xê-Út có sản lượng khai thác dầu mỏ đạt 431,12 triệu tấn, tiêu dùng trong nước hết 92,4 triệu tấn. Vậy, sản lượng xuất khẩu dầu mỏ của Ả-rập Xê-Út chiếm bao nhiêu % tổng sản lượng khai thác?

A. 21,4%.

B. 78,6%.

C. 0,05%.

D. 99,95%.

Câu 9. Một trong những đặc điểm của sản xuất công nghiệp ở các nước châu Á hiện nay là:

A. Rất phát triển.

B. Lạc hậu, thiếu máy móc, trang thiết bị tiên tiến.

C. Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước, tạo nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu.

D. Phát triển ngành công nghiệp  hoá chất ở hầu hết các nước.

Câu 10. Dạng địa hình chủ yếu của khu vực Tây Nam Á là:

A. Đồng bằng.

B. Sơn nguyên và núicao.

C. Bồn địa.

D. Núi lửa.

Câu 11. Trên bán đảo A-ráp của khu vực Tây Nam Á có khí hậu khô hạn vì:

A. Do vị trí nằm ở ven biển.

B. Do vị trí nằm ở vùng vĩ độ cao.

C. Do vị trí có đường chí tuyến Bắc đi qua phần mở rộng của bán đảo này.

D. Do có nhiều dòng biển lạnh chảy qua.

Câu 12. Tài nguyên khoáng sản phong phú nhất ở khu vực Tâv Nam Á là:

A. Dầu mỏ.

B. Vàng.

C. U-ra-ni-um.

D. Than đá.

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm).

Trình bày khái quát đặc điểm phát triển kinh tế của đất nước Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Câu 2 (2,0 điểm).

Chứng minh châu Á là châu lục có số dân đông nhất thế giới. Giải thích nguyên nhân?

Câu 3 (3,0 điểm).

Trình bày khái quát đặc điểm phát triển kinh tế của đất nước Trung Quốc từ năm 1978 đến nay.

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

1 - A

2 - C

3 - B

4 - C

5 - D

6 - C

7 - B

8 - A

9 - C

10 - B

11 - C

12 - A

 

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1.

- Từ sau năm 1945, Nhật Bản tập trung khôi phục và phát triển kinh tế. Ngày nay Nhật Bản là cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới sau Mĩ.

- Trong quá trình phát triển Nhật đã tổ chức lại nền kinh tế phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ xuất khẩu.

- Các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới của Nhật Bản là:

- Công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển.

- Công nghiệp điện tử… chế tạo các thiết bị điện tử, máy tính...

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: đổng hồ, máy ảnh...

Nhờ những thành tựu trong sản xuất công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ…mà thu nhập của người Nhật rất cao. Bình quân đầu người năm 2001 đạt 33.400 USD.

Câu 2:

- Châu Á là châu lục có số dân đông nhất thế giới. Năm 2002 dân số châu Á là hơn 3,7 tỉ/người (trong đó Trung Quốc hơn 1,3 tỉ) chiếm tới 61% dân số thế giới, trong khi đó diện tích chỉ chiếm 23,4% diện tích thế giới.

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao 1,4% đứng thứ hai thế giới chỉ sau châu Phi (2,4%) ngang bằng với tỉ lệ gia tăng tự nhiên của thế giới.

Nguyên nhân:

- Do châu Á có diện tích rộng lớn lại là nơi tập trung nhiều đồng bằng có diện tích rộng và đât đai màu mỡ, tài nguyên thiên nhiên phong phú.

- Do chính sách dân số của nhiều nước không hợp lí dẫn đến bùng nổ dân số ở một số nước châu Á.

- Di dân tự do cũng là nguyên nhân làm gia tăng dân số châu Á.

Câu 3.

- Trung Quốc là nước đông dân. Nhờ chính sách cải cách và mở cửa, phát huy được nguồn lao động dổi dào, nguồn tài nguyên phong phú nên trong vòng 20 năm trờ lại đây nền kinh tế Trung Quốc đã có những thay đổi lớn lao.

- Thành tựu quan trọng nhất của nền kinh tế Trung Quốc trong mấy chục năm qua là:

- Nền nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện, nhờ đó giải quyết tốt vấn đề lương thực cho gần 1,3 tỉ người.

- Phát triển nhanh chóng một nền công nghiệp hoàn chỉnh, trong đó có một số ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, cơ khí chính xác, nguyên tử, hàng không vũ trụ.

- Tốc độ tăng trường kinh tế caovà ổn định, sản lượng nhiều ngành như lương thực, than, điện năng đứng hàng đầu thế giới.