Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 - Vật lí 7
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Vật lí 7
Đề bài
Câu 1. Chọn cụm từ điền vào chồ trống để kết luận dưới đây là đúng nhất:
Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi……………………
A. xung quanh ta có ánh sáng.
B. có ánh sáng truyền vào mắt ta.
C. ta mở mắt.
D. không có vật chắn sáng.
Câu 2. Chọn câu đúng:
A. Vật được chiếu sáng là nguồn sáng.
B. Vật sáng tự nó không phát ra ánh sáng.
C. Vật được chiếu sáng không phải là nguồn sáng.
D. Vật sáng gồm nguồn sáng và vật được chiếu sáng.
Câu 3. Chùm sáng nào dưới đây (Hình 9) là chùm sáng hội tụ?
A. Hình a. B. Hình c. C. Hình b. D. Hình d.
Câu 4. Vùng bóng tối là vùng
A. nằm trên màn chắn không được chiếu sáng.
B. nằm trước vật cản.
C. ở sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
D. không được chiếu sáng.
Câu 5. Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách người 1,6 mét. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?
A. 0,8m B. 1,25m C. 2,5m D. 1,6m
Câu 6. Một gương phẳng đặt nghiêng góc 45° so với phương nằm ngang, chiếu một chùm tia tới theo phương nằm ngang lên mặt gương. Hỏi gương tạo ra chùm tia phản xạ như thế nào?
A . song song hướng thẳng đứng xuống phía dưới.
B. song song, ngược lại.
C. phản xạ xiên góc 30° với gương.
D. là chùm sáng phân kì.
Câu 7. Điều lợi của việc lắp gương cầu lồi so với lắp gương phẳng ở phía trước người lái xe ô tô, xe máy là:
A. ảnh của các vật trong gương cầu lồi nhỏ hơn.
B. nhìn rõ hơn.
C. ảnh của vật trong gương cầu lồi gần mắt hơn.
D. vùng quan sát được trong gương cầu lồi lớn hơn.
Câu 8. Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Gương cầu lõm có mặt phản xạ là mặt………………
A. ngoài của một phần mặt cầu. B. cong.
C. trong của một phần mặt cầu. D. lõm.
Câu 9. Khi gẩy vào dây đàn ghi-ta thì người ta nghe, được âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh đó là:
A. hộp đàn.
B. dây đàn dao động.
C. ngón tay gảy đàn.
D. không khí xung quanh dây đàn.
Câu 10. Kéo căng sợi dây cao su. Dùng tay bật sợi dây cao su đó. Ta nghe âm thanh. Nguồn âm là:
A. sợi dây cao su.
B. bàn tay.
C. không khí.
D. Tất cả các vật nêu trên.
Câu 11. Theo em kết luận nào sau đây là sai?
A. Tai của người nghe được hạ âm và siêu âm.
B. Hạ âm là những âm thanh có tần số nhỏ hơn 20HZ.
C. Máy phát siêu âm là máy phát ra âm thanh có tần số lớn hơn 20000Hz.
D. Một số động vật có thể nghe được âm thanh mà tai người không nghe được.
Câu 12. Chọn phát biểu đúng:
A. Tần số là số lần dao động trong 1 giây.
B. Đơn vị tần số là đề xi ben.
C. Tần số là số lần dao động trong 10 giây.
D. Tần số là đại lượng không có đơn vị.
Câu 13. Hãy chọn câu trả lời sai:
A. Biên độ dao dộng là độ lệch lớn nhất của vật khi dao động so với vị trí ban đầu (không dao động).
B. Biên độ dao động của dây dàn phụ thuộc độ to, nhỏ của dây đàn.
C. Âm phát ra càng nhỏ khi biên độ dao động càng bé.
D. Đê xi ben (dB) là đơn vị đo độ to cùa âm.
Câu 14. Khi nào thì tai có thể nghe được âm to nhất?
A. Âm phát ra đến tai cùng một lúc với âm phản xạ;
B. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ;
C. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ đi nơi khác không đến tai;
D. Cả ba trường hợp trên.
Câu 15. Những câu sau đây, câu nào là không đúng?
A. Trong hang động, nếu có nguồn âm. thì sẽ có tiếng vang.
B. Âm thanh truyền đi gặp vật chắn thì dội ngược lại gọi là âm phản xạ.
C. Để có được tiếng vang, thì âm phản xạ phải đến sau ${1 \over {15}}$ giây so với âm phát ra.
D. Vật làm cho âm dội ngược lại được gọi là vật phản xạ âm.
Câu 16. Hãy xác định câu sai trong các câu sau đây:
A. Những vật có bề mặt nhẵn, cứng phản xạ âm tốt.
B. Những vật có bề mặt mềm, gồ ghề phản xạ âm tôt.
C. Mặt tường sần sùi, mềm, gồ ghề hấp thụ âm tốt.
D. Bức tường càng lớn, phản xạ âm càng tốt.
Câu 17. Những vật hấp thụ âm tốt là vật:
A. phản xạ âm tốt. B. phản xạ âm kém.
C. có bề mặt nhẵn, cứng. D. có bề mặt hấp thụ tốt ánh sáng.
Câu 18. Trường hợp nào sau đây là có ô nhiễm tiếng ồn?
A. Tiếng còi ô tô, còi tàu hỏa nghe thấy khi đi trên dường.
B. Âm thanh phát ra từ loa ở buổi hòa nhạc, ca nhạc.
C. Tiếng nô đùa của học sinh trong giờ ra chơi.
D. Tiếng máy cày cày trên ruộng khi gần lớp học.
Câu 19. Trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm tiềng ồn:
A. Gần đường ray xe lửa.
B. Gần sân bay.
C. Gần ao hồ. D. Gần đường cao tốc.
Câu 20. Để chống ô nhiễm tiếng ồn, người ta thường sử dụng các biện pháp:
A. Làm trần nhà bằng xốp. B. Trồng cây xanh.
C. Bao kín các thiết bị gây ồn. D. Tất cả các biện pháp trên.
Lời giải chi tiết
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
B |
D |
B |
C |
A |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
D |
C |
B |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
A |
A |
B |
A |
A |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
B |
B |
D |
C |
D |
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 - Vật lí 7 timdapan.com"