Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 12 - Đề số 1 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 12 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
Câu 1. Theo lí thuyết, tập hợp sinh vật nào sau đây là một quần thể?
A. Cây hạt kín ở rừng Bạch Mã.
B. Chim ở Trường Sa.
C. Cá ở Hồ Tây.
D. Gà Lôi ở rừng Kẻ Gỗ.
Câu 2. Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi
A. nhóm sau sinh sản
B. nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản
C. nhóm đang sinh sản
D. nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản
Câu 3. Kết quả của diễn thế thứ sinh :
A. hình thành quần xã ổn định
B. luôn dẫn đến một quần xã đỉnh cực
C. thường dẫn đến sự hình thành một quần xã bị suy thoái
D. phục hồi thành quần xã nguyên sinh
Câu 4. Ý nghĩa quan trọng của dáng đi thẳng là
A. giải phóng hai chi trước khỏi chức năng di chuyển
B. dễ phát hiện kẻ thù từ xa
C. cột sống bớt cong
D. lồng ngực rộng
Câu 5. Học thuyết tiến hóa hiện đại dã làm sáng tỏ các con đường hình thành loài mới. Theo đó, có bao nhiêu nhận định nào sau đây đúng?
I. Các nhân tố đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong các con đường hình thành loài mới.
II. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi sẽ dẫn đến hình thành loài mới.
III. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.
IV. Quần thể mới có vốn gen ngày càng khác biệt so với quần thể gốc, khi xảy ra cách li địa lí hoặc cách ly sinh sản thì loài mới hình thành.
A. 4 B. 3
C. 2 D. 1
Câu 6. Các cây tràm ở rừng U minh là loài
A. ưu thế
B. đặc biệt
C. đặc trưng
D. có số lượng nhiều.
Câu 7. Tại Vũ Hán, Trung Quốc, tính tới 22h30 ngày 23/2/2020 đã có 2.442 người chết do COVID – 19 (Coronavirus disease 2019). Đây là ví dụ về dạng biến động
A. Theo chu kì nhiều năm
B. Theo chu kì mùa
C. Không theo chu kì
D. Chu kì tuần trăng
Câu 8. Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Kích thước quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
B. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong.
C. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.
D. Kích thước quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể.
Câu 9. Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Là phương thức hình thành loài xảy ra phổ biến ở cả động vật và thực vật.
B. Nếu không có cách li địa lí thì không xảy ra quá trình hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa.
C. Từ các loài thực vật sinh sản vô tính, có thể sẽ làm phát sinh loài mới.
D. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào của loài mới lớn hơn loài gốc.
Câu 10. Diễn thế sinh thái là
A. quá trình biến đổi của quần xã tương ứng với sự thay đổi của môi trường.
B. quá trình biến đổi của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
C. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
D. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
Câu 11. Hình thành loài bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa là phương thức thường gặp ở
A. động vật. B. thực vật.
C. vi khuẩn. D. nấm.
Câu 12. Ở các loài sinh sản hữu tính, để xác định 2 cá thể có thuộc cùng 1 loài hay không thì tiêu chuẩn chính xác và khách quan nhất được sử dụng là
A. hóa sinh. B. cách li địa lí.
C. hình thái. D. cách li sinh sản.
Câu 13. Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển của các thảm thực vật trải qua các giai đoạn:
(1) Quần xã đỉnh cực.
(2) Quần xã cây gỗ lá rộng.
(3) Quần xã cây thân thảo.
(4) Quần xã cây bụi.
(5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm.
Trình tự đúng của các giai đoạn là
A. (5) → (3) → (2) → (4) → (1)
B. (5) → (3) → (4) → (2) → (1)
C. (5) → (2) → (3) → (4) → (1)
D. (1) → (2) → (3) → (4) → (5)
Câu 14. Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có 1 loài được lợi?
(1) Cú và chồn cùng hoạt động vào ban đêm và sử dụng chuột làm thức ăn.
(2) Cây tỏi tiết chất ức chế hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh.
(3) Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
(4) Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng.
(5) Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn.
(6) Cá ép sống bám trên cá lớn.
A. 5 B. 4
C. 3 D. 2
Câu 15. Nhân tố nào ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của loài kiến nâu (Formica rufa)
A. Dinh dưỡng. B. Độ ẩm.
C. Nhiệt độ. D. Ánh sáng.
Câu 16. Khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì có thể xảy ra bao nhiêu hệ quả sau
I. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm.
II. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm.
III. Khả năng giao phối cận huyết giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
IV. Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần giảm.
V. Số lượng cá thể của quần thể ngày càng giảm, có thể dẫn đến tuyệt chủng
A. 2 B. 5
C. 3 D. 4
Câu 17. Trong hình thành loài bằng con đường điạ lí, nếu có sự tham gia của biến động di truyền thì
A. không thể hình thành loài mới được do sự biến động làm giảm độ đa dạng di truyền
B. hình thành loài mới sẽ diễn ra chậm hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra chậm
C. hình thành loài mới sẽ diễn ra nhanh hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra nhanh
D. cùng một lúc sẽ hình thành nhiều loài mới do sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên
Câu 18. Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện:
A. Biến động theo chu kì ngày đêm
B. Biến động theo chu kì nhiều năm
C. Biến động theo chu kì mùa.
D. Biến động theo chu kì tuần trăng.
Câu 19. Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử và giảm dần tỉ lệ dị hợp tử?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Di – nhập gen.
D. Đột biến.
Câu 20. Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một loài mới vì:
A. Quần thể cây 4n khi giao phấn với quần thể cây 2n cho ra con lai bất thụ.
B. Quần thể cây 4n có đặc điểm hình thái khác hẳn quần thể cây 2n.
C. Quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng nhiễm sắc thể.
D. Quần thể cây 4n quần thể cây 4n không thể giao phấn với quần thể cây 2n.
Câu 21. Một đầm sen có 7500 cây sen phân bố trên diện tích 3 ha. Mật độ cá thể của quần thể sen này là
A. 800 cây/ha. B. 250 cây/ha.
C. 2503 cây/ha. D. 2500 cây/ha.
Câu 22. Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào?
A. Kí sinh cùng loài
B. Cạnh tranh khác loài
C. Cạnh tranh cùng loài
D. Quan hệ hỗ trợ
Câu 23. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật?
I. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
II. Sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường.
III. Mật độ cá thể của mỗi quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
IV. Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.
A. 3 B. 1
C. 4 D. 2
Câu 24. Yếu tố nào sau đây không góp phần vào hình thành loài khác khu vực địa lý?
A. Các đột biến khác nhau bắt đầu phân hóa vốn gen của các quần thể cách li.
B. Quần thể cách li có kích thước nhỏ và các yếu tố ngẫu nhiên đang xảy ra.
C. Quần thể thích nghi chịu áp lực chọn lọc khác với quần thể mẹ.
D. Dòng gen giữa hai quần thể này là rất mạnh.
Câu 25. Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa
A. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.
B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
C. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
D. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
Câu 26. Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Các loài có ổ sinh thái trùng nhau vẫn có thể chung sống hòa bình với nhau.
B. Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
C. Các loài có ổ sinh thái trùng nhau càng nhiều thì cạnh tranh càng gay gắt.
D. Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó.
Câu 27. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở đại nào sau đây?
A. Đại Cổ sinh
B. Đại Nguyên sinh
C. Đại Trung sinh.
D. Đại Tân sinh.
Câu 28. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?
A. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể trong quần thể tăng lên dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trong quần thể.
B. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể khai thác tối ưu các nguồn sống.
C. Quan hệ hỗ trợ làm giảm kích thước quần thể đảm bảo trạng thái cân bằng của quần thể
D. Tại một thời điểm nhất định, trong quần thể chỉ xảy ra một trong hai mối quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh.
Câu 29. Trong tự nhiên quần thể không có kiểu phân bố
A. Ngẫu nhiên B. theo nhóm.
C. đồng đều. D. đơn độc
Câu 30. Trong quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất, tiến hóa tiền sinh học là quá trình hình thành nên
A. tế bào nhân thực.
B. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
C. các pôlipeptit từ các axit amin.
D. tế bào sơ khai.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1D |
2D |
3C |
4A |
5C |
6C |
7C |
8B |
9D |
10C |
11B |
12D |
13B |
14B |
15C |
16D |
17C |
18B |
19B |
20A |
21D |
22C |
23D |
24D |
25C |
26D |
27D |
28B |
29D |
30D |
Câu 1
Quần thể là một tập hợp cá thể cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
VD về quần thể sinh vật là Gà Lôi ở rừng Kẻ Gỗ.
Các ví dụ khác đều gồm nhiều loài sinh vật.
Chọn D
Câu 2
Quần thể sẽ bị diệt vong nếu mất đi nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản.
Chọn D
Câu 3
Kết quả của diễn thế thứ sinh là thường dẫn đến sự hình thành một quần xã bị suy thoái. Chỉ trong điều kiện thuận lợi, ổn định mới hình thành quần xã ổn định
Chọn C
Câu 4
Dáng đi thẳng làm giải phóng hai chi trước khỏi chức năng di chuyển.
Chọn A
Câu 5
Xét các phát biểu :
I đúng, đột biến làm phát sinh các alen mới, giao phối làm phát tán các alen trong quần thể, CLTN đóng vai trò chọn lọc giữ lại cá thể mang biến dị có lợi
II sai, nếu không có sự cách ly sinh sản thì không có sự hình thành loài mới.
III đúng
IV sai, Quần thể mới có vốn gen ngày càng khác biệt so với quần thể gốc, khi xảy ra cách ly sinh sản thì loài mới hình thành
Chọn C
Câu 6
Các cây tràm ở rừng U minh là loài đặc trưng.
Chọn C
Câu 7
Phương pháp:
- Biến động không theo chu kỳ xảy ra do các yếu tố ngẫu nhiên, không kiểm soát được như thiên tai, dịch bệnh làm giảm số lượng cá thể
- Biến động theo chu kỳ xảy ra do các yếu tố biến đổi có chu kỳ như chu kỳ ngày đêm, chu kỳ tuần trăng và hoạt động của thủy triều, chu kì mùa, chu kỳ nhiều năm
Cách giải:
Đây là ví dụ về dạng biến động không theo chu kì.
Chọn C
Câu 8
Phát biểu đúng về kích thước của quần thể sinh vật là B.
A sai, kích thước của quần thể phụ thuộc vào môi trường sống.
C sai, kích thước của quần thể là số lượng cá thể.
D sai, kích thước của quần thể phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể
Chọn B
Câu 9
Phát biểu đúng về quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa là: D
A sai, thường xảy ra ở thực vật.
B sai, đây là hình thành loài diễn ra cùng khu, không cần cách li địa lí.
C sai, thường xảy ra với các loài thực vật sinh sản hữu tính.
Chọn D
Câu 10
Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
Chọn C
Câu 11
Hình thành loài bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa là phương thức thường gặp ở thực vật (SGK Sinh 12 trang 131)
Chọn B
Câu 12
Ở các loài sinh sản hữu tính, để xác định 2 cá thể có thuộc cùng 1 loài hay không thì tiêu chuẩn chính xác và khách quan nhất được sử dụng là cách li sinh sản (SGK Sinh 12 trang 123).
Chọn D
Câu 13
Trình tự đúng của các giai đoạn là: (5) → (3) → (4) → (2) → (1).
Chọn B
Câu 14
(1) cạnh tranh: - -
(2) ức chế cảm nhiễm: 0 –
(3) kí sinh: - +
(4) hội sinh: 0 +
(5) sinh vật ăn sinh vật: + -
(6) hội sinh: 0 +
Các mối quan hệ có 1 loài được lợi là: 3,4,5,6
Chọn B
Câu 15
Nhiệt độ ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của loài kiến nâu.
Chọn C
Câu 16
Khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì có thể:
II. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm.
III. Khả năng giao phối cận huyết giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
IV. Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần giảm.
V. Số lượng cá thể của quần thể ngày càng giảm, có thể dẫn đến tuyệt chủng
(SGK Sinh 12 trang 166).
Chọn D
Câu 17
Trong hình thành loài bằng con đường điạ lí, nếu có sự tham gia của biến động di truyền thì hình thành loài mới sẽ diễn ra nhanh hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra nhanh.
Biến động di truyền làm thay đổi tần số alen đột ngột, mạnh mẽ.
Chọn C
Câu 18
Đây là ví dụ về biến động theo chu kì nhiều năm.
Chọn B
Câu 19
Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử và giảm dần tỉ lệ dị hợp tử.
Chọn B
Câu 20
Hai loài khác nhau được xác định bằng tiêu chuẩn cách ly sinh sản.
Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một loài mới vì quần thể cây 4n khi giao phấn với quần thể cây 2n cho ra con lai bất thụ.
Chọn A
Câu 21
Mật độ cá thể là số lượng cá thể trên 1 đơn vị diên tích.
Mật độ cá thể của quần thể sen này là: \(\dfrac{{7500}}{3} = 2500\) cây/ha
Chọn D
Câu 22
Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ cạnh tranh cùng loài.
Chọn C
Câu 23
I sai, kích thước của quần thể phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
II đúng
III đúng.
IV sai, khi quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể chậm lại.
Chọn D
Câu 24
Hình thành loài bằng con đường địa lý cần có sự tác động của các nhân tố tiến hóa: đột biến, các yếu tố ngẫu nhiên, CLTN để thành phần kiểu gen của quần thể ngày càng khác với quần thể ban đầu
Vậy ý không liên quan là D
Chọn D
Câu 25
Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống
Chọn C
Câu 26
Phát biểu sai về ổ sinh thái là D: Ổ sinh thái là không gian sinh thái, không phải nơi ở.
Chọn D
Câu 27
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở đại Tân sinh.
Chọn D
Câu 28
Phát biểu đúng về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể là B
A sai, quan hệ hỗ trợ giúp các cá thể chống lại với điều kiện môi trường và khai thác nguồn sống tốt hơn
C sai, quan hệ hỗ trợ làm tăng khả năng khai thác nguồn sống → tăng số lượng cá thể.
D sai, mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh luôn xảy ra trong quần thể.
Chọn B
Câu 29
Trong tự nhiên quần thể không có kiểu phân bố đơn độc.
Chọn D
Câu 30
Tiến hóa tiền sinh học là quá trình hình thành nên tế bào sơ khai.
Chọn D
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 12 - Đề số 1 có lời giải chi tiết timdapan.com"