Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 2 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp


Đề bài

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

MÔN LỊCH SỬ - LỚP 10

Câu 1. Sự xuất hiện của thời đại kim khí ở Việt Nam đã

A. làm tiền đề cho sự chuyển biến của xã hội nguyên thủy.

B. tạo điều kiện cho sự ra đời của nhà nước và dân tộc.

C. đưa nền kinh tế sang hoàn toàn sử dụng công cụ bằng đồng.

D. tạo điều kiện cho sự xuất hiện của công xã thị tộc.

Câu 2. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ cư dân Cham – pa có sự học hỏi thành tựu văn hóa nước ngoài để sáng tạo và làm phong phú nền văn hóa đất nước mình?

A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa.

B. Hình thành tập tục ăn trầu, ở nhà sàn và hỏa tảng người chết.

C. Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.

D. Nghệ thuật ca múa nhạc đa dạng và phát triển hưng thịnh.

Câu 3. Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí là gì?

A. Chống ách đô hộ của nhà Hán, giành quyền tự chủ.

B. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến.

C. Tạo điều kiện đưa đất nước vươn lên, phát triển thành quốc gia hùng mạnh.

D. Khôi phục lại sự nghiệp của vua Hùng, vua Thục.

Câu 4. Tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ sơ khai hình thành dưới các triều đại nào?

A. Ngô, Đinh.                        B. Hồ, Lê Sơ.                         C. Lý, Trần.                            D. Đinh, Tiền Lê.

Câu 5. Biểu hiện nào sau đây không minh chứng cho sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê?

A. Bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh và tăng cường tính tập quyền.

B. Xây dựng nhà nước quân chủ sơ khai, tổ chức quân đội chính quy.

C. Giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo và tuyển chọn quan lại chủ yếu.

D. Luật pháp hoàn chỉnh bảo vệ bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến.

Câu 6. Đâu là nhân tố quan trọng nào giúp diện tích ruộng đất từ thế kỉ X đến XV ngày càng được mở rộng?

A. Sự quy hoạch hợp lí của phù nông và địa chủ giàu có.

B. Quá trình buôn bán ruộng đất diễn ra mạnh mẽ.

C. Chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp của nhà nước.

D. Tiền đề của công cuộc khai hoang từ thời Bắc thuộc.

Câu 7. Chiến thắng nào của quân dân nhà Trần đánh dấu thất bại đau đớn nhất của quân Mông – Nguyên trong lần thứ ba xâm lược?

A. Đông Bộ Đầu.

B. Hàm Tử.

C. Bạch Đằng.

D. Chương Dương.

Câu 8. Chiến lược: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc” được Lý Thường Kiệt thực hiện ở giai đoạn nào của cuộc kháng chiến chống Tống?

A. giai đoạn một.

B. giai đoạn hai.

C. giai đoạn ba.

D. giai đoạn bốn.

Câu 9. Khoa thi đầu tiên ở nước ta được tổ chức dưới triều đại nào?

A.  Nhà Tiền Lê.

B.  Nhà Lí.

C. Nhà Trần.

D.  Nhà Hồ.

Câu 10. Chính sách nào của nhà Mạc khiến nhà Mạc không được nhân dân tin tưởng và ủng hộ?

A. Thân phục các nước Phương Nam.

B. Cắt đất thần phục nhà Minh của Trung Quốc.

C. Thực hiện chính sách “bế quan tỏa căng".

D. Gây chiến tranh với Lào và Chân Lạp.

Câu 11. Hậu quả nghiêm trọng của quá trình tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến Việt Nam diễn ra trong suốt thế kỷ XVI – XVIII đó là gì?

A. Đặt đất nước đứng trước nguy cơ bị chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược.

B. Đất nước ngày càng khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng.

C. Đất nước bị chia cắt thành hai Đàng: Đàng Trong và Đàng Ngoài.

D. Chính quyền nhà Lê sơ suy sụp, họ Trịnh thâu tóm quyền lực chi phối nhà Lê.

Câu 12. Thủ công nghiệp ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII có điểm gì mới?

A.  Có nhiều làng nghề thủ công  

B.  Hàng thủ công của nước ta đã được buôn bán đến nhiều nước

C. Một số thợ giỏi lập phường vừa sản xuất, vừa bán hàng

D. Xuất hiện nhiều nghề thủ công mới

Câu 13. Chiến thắng nào của nghĩa quân Tây Sơn đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của quân Xiêm năm 1785?

A. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.

B. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang.

C. Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động.

D. Chiến thắng Bạch Đằng.

Câu 14. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Vương triều Tây Sơn là

A. không được nhân dân ủng hộ.

B.  vua Quang Trung không được lòng sĩ phu Bắc Hà.

C. nội bộ bị chia rẽ, mất đoàn kết.

D. các chính sách sau khi thành lập vương triều Tây Sơn chưa phù hợp.

Câu 15. Văn học dân gian ở vùng các dân tộc ít người từ thế kỉ XVI đến XVIII có đóng góp gì cho kho tàng văn học Việt Nam?

A. Xóa bỏ những ràng buộc của lễ giáo phong kiến.

B. Làm cho kho tàng văn học thêm đa dạng, phong phú.

C. Ca ngợi tình yêu quê hương đất nước.

D.  Duy trì văn học chữ Hán trong đời sống văn học.

Câu 16. Thay đổi lớn nhất trong cải cách hành chính đưới thời Minh Mạng là

A. Chia cả nước thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và Trực doanh.

B. Chứa cả nước thành 31 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

C. Chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

D. Cha cả nước thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và phủ Thừa Thiên.

Câu 17. Vua Gia Long tỏ thái độ như thế nào đối với các nước phương Tây?

A. Ngăn cản ảnh hưởng của người phương Tây trên đất nước Việt Nam. 

B. Thi hành chính sách tương đối mở cửa với Pháp và đạo Thiên Chúa. 

C. Thi hành chính sách “đóng cửa” và đàn áp Công giáo.

D. Khước từ quan hệ đối với các nước phương Tây. 

Câu 18. Sự bùng nổ liên tục các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn phản ánh điều gì?

A. Chế độ phong kiến chấm dứt hoàn toàn.

B. Cần có một triều đại mới thay thế nhà Nguyễn.

C. Cần có một vị vua mới thay thế Minh Mạng.

D. Mâu thuẫn gay gắt giữa triều đình Nguyễn với nhân dân.

Câu 19. Lòng yêu nước được bắt nguồn từ đâu?

A. Tình cảm yêu nước.

B. Tình cảm mang tính dân tộc

C.  Tình cảm mang tính địa phương.

D. Tính cảm mang tính quốc gia

Câu 20. Điểm chung trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam là

A. ở nhà sàn.

B. có tục ăn trầu.

C. có tục xăm mình.

D. hỏa táng người chết.

Lời giải chi tiết

1. A

2. C

3. B

4. D

5. B

6. C

7. C

8. A

9. B

10. B

11. C

12. C

13. A

14. C

15. B

16. C

17. B

18. D

19. C

20. A

Câu 1

Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 73.

Cách giải:

Sự xuất hiện của thời đại kim khí ở Việt Nam đã làm tiền đề cho sự chuyển biến của xã hội nguyên thủy.

Chọn A

Câu 2

Phương pháp: SGK Lịch sử 20, trang 78, suy luận.

Cách giải:

Quá trình hình thành và phát triển của chữ viết Cham-pa:

- Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng vào Cham-pa từ những thời kỳ đầu, dẫn tới các trước tác về luật pháp, chính trị xã hội đều có mặt ở Cham-pa, được các vua chúa Chăm áp dụng và ưa thích. Chữ bắc Phạn (Sanskrit) đã được người Chăm tiếp thu từ những thế kỷ đầu công nguyên, các chữ viết trên bia Võ Cạnh ở thế kỷ 3 với cách viết rất gần với kiểu viết của các bia ký vùng Amaravati ở Nam Ấn Độ.

- Tuy nhiên chữ viết của Cham-pa trong hơn 10 thế kỷ tồn tại của mình cũng liên tục thay đổi tương ứng với những thời kỳ ảnh hưởng từ các vùng khác nhau ở Ấn Độ.

+ Từ thế kỷ VI đến thế kỷ VIII, chữ Phạn ở Cham-pa có dạng tự vuông của vùng bắc Ấn,

+ Thế kỉ IX trở đi chữ Phạn ở Cham-pa lại có dạng tự tròn của vùng nam Ấn, có thể nhận định Chăm Pa là quốc gia đầu tiên có chữ viết sớm nhất Đông Nam Á. Xuất phát từ dạng tự của chữ Phạn, người Chăm đã bỏ các phụ ghi âm vốn không có trong tiếng Chăm và một số ký hiệu mới được bổ sung thành một dạng chữ Phạn-Champa, theo các nhà nghiên cứu tiếng Chăm có 65 ký hiệu và 24 chân ngữ bắt nguồn từ hệ thống chữ thảo (Akhar Thrah) của Ấn Độ.

=> Dựa trên chữ Phạn ở người Ấn Độ, cư dân Cham-pa đã có sự cải biến và sáng tạo thành chữ viết riêng của mình.

Chọn C

Câu 3

Phương pháp: Dựa vào kiến thức đã học về cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí để so sánh theo các nội dung: khi nào được xác định là khởi nghĩa, khi nào được xác định là kháng chiến. Từ đó, rút ra điểm giống nhau giữa hai cuộc khởi nghĩa này.

Cách giải:

Đối với cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng:

+ Khởi nghĩa: mùa năm 40, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng – khởi nghĩa đầu tiên chống ách đô hộ của nhân dân Âu Lạc được nổ ra dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng.

+ Kháng chiến: sau khi giành quyền làm chủ, mùa hè năm 42, Mã Viện được vua Hán cử làm tổng chỉ huy đạo quân lớn khoảng 2 vạn người kéo vào xâm lược => Cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo dù chiến đấu anh dùng nhưng thất bại.

Đối với đấu tranh của Lý Bí:

+ Khởi nghĩa: năm 542, Lý Bí liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền Bắc nước ta nổi dậy khởi nghĩa. Năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân.

+ Kháng chiến: năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên cùng thứ sử Giao Châu đem quân sang xâm lược nước ta. Lý Nam Đế giao binh quyền cho Triệu Quang Phục, Triệu Quang Phục rút quân về đầm Dạ Trạch tổ chức kháng chiến.

=> Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí là đều trải qua hai giai đoạn khởi nghĩa và kháng chiến.

Chọn B

Chú ý khi giải:

Kháng chiến và khởi nghĩa đều giống nhau ở chỗ là đứng lên chống giặc ngoại xâm nhưng khởi nghĩa là chưa có nhà nước, chưa có chính quyền còn kháng chiến là chống giặc khi có chính quyền, có nhà nước

Câu 4

Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 88.

 Cách giải:

Nhà Đinh và nhà Tiền Lê đã xây dựng nên một nhà nước quân chủ sơ khai gồm 3 ban: Văn ban, Võ ban và Tăng gia, chia nước thành 10 đạo, tổ chức quân đội theo hướng chính quy.

Chọn D

Câu 5

Phương pháp: Dựa vào các tiêu chí: tổ chức bộ máy nhà nước, phương thức tuyển chọn quan lại, luật pháp, chính sách đối ngoại của nhà nước Lê sơ để chứng minh sự hoàn thiện.

Cách giải:

Nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê có sự hoàn thiện cao độ sau cuộc cải cách của Lê Thánh Tông. Biểu hiện:

* Về tổ chức nhà nước:

- Chức Tể tướng và các chức Đại hành khiển bị bãi bỏ, cấm quan lại lập quân đội riêng nhằm đề cao uy quyền tuyệt đối của nhà vua.

- Chia cả nước thành 13 đạo. Dưới dạo là phủ, huyện, châu, xã làm cho tổ chức bộ máy nhà nước hoàn chỉnh và tăng cường tính chất tập quyền hơn.

* Về tuyển chọn quan lại: Giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo và tuyển chọn quan lại chủ yếu. Nhờ đó, nhà nước mới thực sự trọng dụng được người tài, đóng góp cho việc quản lý và xây dựng đất nước.

* Về luật pháp: Nhà nước ban hành bộ luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến.

* Về đối ngoại:

- Đối với Trung Quốc: Nhà Lê thi hành chính sách mềm mỏng nhưng kiên quyết góp phần giữ gìn và bảo vệ nền độc lập.

- Đối với các nước phía Nam: Nhà Lê còn tiến hành các cuộc viễn chinh mở rộng lãnh thổ về phía Nam.

=> Như vậy, nhà nước phong kiến Việt Nam dưới thời Lê được củng cố và hoàn thiện một cách cao độ. Trong khoảng 70 năm, nhà Lê củng cố bộ máy chính quyền, ổn định tình hình xã hội, ban hành chính sách luật pháp, phát huy vai trò tích cực của giai cấp phong kiến ở thời kì đang lên.

=> Đáp án B: là đặc điểm nhà nước ta ở thế kỉ X.

Chọn B

Câu 6

Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 91, suy luận.

Cách giải:

Từ thế kỉ X đến XV, diện tích đất ngày càng mở rộng nhờ:

- Nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ sông lớn và ven biển.

- Chính sách phát triển nông nghiệp tích cực của nhà nước kéo theo chính sách tăng cường khai hoang, mở rộng diện tích đất trồng.

+ Các vua Trần khuyến khích các vương hầu, quý tộc khai hoang lập điền trang.

+ Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại đặt phép quân điền.

+ Năm 1248, Nhà Trần cho đắp đê quai vạc dọc các sông lớn từ đầu nguồn đến cửa biển. Đặt cơ quan: Hà đê sứ trông nom đê điều => Làng xóm được bảo vệ, mùa màng ổn định.

+ Nhà Lê sai người đắp một số đoạn đê biển, tạo điều kiện cho nhân dân khai hoang mở rộng ruộng đồng. Nhà Lê cũng cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại, đặt phép quân điền phân chia ruộng công ở các làng xã.

Chọn C

Câu 7

Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 98.

Cách giải:

Chiến thắng Bạch Đằng (1288) đã đánh dấu thất bại đau đớn nhất của quân Mông – Nguyên, mãi mãi ghi sâu vào lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam.

Chọn C

Câu 8

Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 97.

Cách giải:

-  Trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lý đã tổ chức kháng chiến. Thái úy Lý Thường Kiệt chủ trương: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”.

+ Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược "tiên phát chế nhân" đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc.

-  Năm 1075, Thái Uý Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ.

+ Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc.

-  Năm 1077, ba mươi vạn quân Tống kéo sang bờ bắc của sông Như Nguyệt, cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi, ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh.

Chọn A

Câu 9

Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 102.

Cách giải:

Năm 1075 – dưới thời Lý, khoa thi đầu tiên được tổ chức tại kinh thành.

Chọn B

Câu 10

Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 107.

Cách giải:

Việc nhà Mạc thực hiện chính sách cắt đất thần phục nhà Minh của Trung Quốc khiến nhà Mạc không được nhân dân tin tưởng và ủng hộ.

Chọn: B

Câu 11

Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 110, suy luận.

Cách giải:

Từ thế kỉ XVI đến XVIII, sự đấu tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến Việt Nam đã gây ra hậu quả vô cùng nghiệm trọng, đất nước bị chia cắt thành hai Đảng: Đàng Trong và Đàng Ngoài khiến đất nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

Chọn C

Câu 12

Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 112, suy luận.

 Cách giải:

Ở các làng nghề thủ công từ thế kỉ XVII đến XVIII, cư dân vẫn làm ruộng, tuy nhiên có một điểm mới so với các giai đoạn trước là một số thợ thủ công giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

Chọn C

Câu 13

Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 117.

 Cách giải:

Với chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, quân Tây Sơn đã đánh tan tành quân xâm lược, Nguyễn Ánh theo cánh tàn quân Xiêm chạy thoát, miền Nam trở lại yên bình.

Chọn A

Câu 14

Phương pháp: Phân tích nguyên nhân dẫn đến sụp đổ của Vương triều Tây Sơn.

Cách giải:

Quang Trung mất, Quang Toản nối ngôi vua nhưng không đủ năng lực để lãnh đạo đất nước, trong khi đó nội bộ Tây Sơn chia rẽ, mâu thuẫn người càng gay gắt. Vì thế trước sự tấn công của Nguyễn Ánh, Tây Sơn thất bại, triều Tây Sơn chấm dứt.

Chọn C

Câu 15

Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 123.

 Cách giải:

Văn học dân gian phát triển ở các vùng dân tộc ít người làm cho kho tàng văn học thêm đa dạng, phong phú, phản ánh cuộc sống tinh thần và tâm linh của người dân Việt Nam đương thời.

Chọn B

Câu 16

Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 126.

Cách giải:

Thay đổi lớn nhất trong cải cách hành chính đưới thời Minh Mạng là: Chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

Chọn C

Câu 17

Phương pháp: Đánh giá chính sách đối ngoại của vua Gia Long.

 Cách giải:

Trong quá trình bôn ba cực khổ chạy trốn quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh được sự giúp đỡ của Bá Đa Lộc (một giám mục người Pháp). Chình vì thế, mặc dù đã biết rõ âm mưu xâm lược của Pháp thông qua quá trình truyền đạo Thiên Chúa nhưng khi mới thành lập triều Nguyễn, vua Gia Long vẫn đề một số người Pháp được làm quan trong triều đình, thi hành chính sách tương đối mở cửa với Pháp và đạo Thiên Chúa. Đến thời vua Minh Mệnh, chính sách cấm đạo mới được thực hiện triệt để hơn, thực hiện "đóng của", không chấp nhận việc đặt quan hệ với họ.

Chọn B

Câu 18

Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 131, suy luận.

 Cách giải:

Sự bùng nổ liên tục các cuộc nổi dậy của nhân dưới thời Nguyễn đã phản ánh mâu thuẫn sâu sắc giữa vương triều Nguyễn với toàn thể các tầng lớp nhân dân. Nhà Nguyễn dường như bất lực trước việc đáp ứng các yêu cầu của nhân dân

Chọn D

Câu 19

Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 137, suy luận.

Cách giải:

Trước khi nhà nước ra đời, dân tộc Việt cổ sinh sống, gắn bó với nhau trong cộng đồng làng chạ. Họ hầu như chỉ quan tâm đến làng chạ mình mà không có ý niệm nhiều với các cộng đồng xung quanh (ngoại trừ mục đích xâm lược). Do đó, lòng yêu nước có nguồn gốc từ những tình cảm mang tính địa phương trong các làng chạ

Chọn C

Câu 20

Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 74 - 79, phân tích các đáp án để rút ra điểm chung về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam

Cách giải:

- Đáp án A chọn vì điểm chung trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam là ở nhà sàn.

- Đáp án B loại vì tục ăn trầu chỉ có ở cư dân Văn Lang – Âu Lạc và cư dân Chăm-pa.

- Đáp án C loại vì tục xăm mình chỉ có ở cư dân Văn Lang – Âu Lạc.

- Đáp án D loại vì tục hỏa táng người chết chỉ có ở cư dân Chăm-pa.

Chọn A

Bài giải tiếp theo