Đề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử 11 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử 11 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1: Một chính sách nổi bật về giáo dục trong thời Duy tân Minh Trị là:
A. Không cho phụ nữ đi học B. Giáo dục bắt buộc
C. Latinh hóa chữ Nhật D. Tăng lương cho giáo viên.
Câu 2: Việc phe Hiệp ước không hưởng ứng lời kêu gọi hòa bình của Chính phủ Xô viết đã dẫn đến hệ quả gì?
A. Chính phủ Xô viết phải ký riêng với Đức hòa ước Bret Litốp.
B. Đức phải liên minh với Nhật.
C. Chính phủ Xô viết phải đứng về phe Liên minh.
D. Nga tuyên bố trung lập.
Câu 3: Thực dân Anh mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ để:
A. Xây dựng cho Ấn Độ một nền công nghiệp hiện đại.
B. Truyền bá nền văn minh Anh.
C. Tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo sĩ truyền đạo.
D. Vơ vét lương thực, nguyên liệu và bóc lột nhân công.
Câu 4: Điểm nào sau đây không phải là tính chất của Thế chiến thứ I?
A. Phe Liên minh chiến đấu vì một thế giới công bằng hơn.
B. Đây là cuộc chiến tranh đế quốc.
C. Đây là cuộc chiến tranh xâm lược.
D. Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Câu 5: Nội dung của học thuyết Tam dân là:
A. "Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh".
B. "Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc".
C. "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
D. "Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, bình quân địa quyền".
Câu 6: Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như:
A. Một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
B. Một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
C. Một cuộc cách mạng tư sản
D. Một cuộc cách mạng vô sản.
Câu 7: Trào lưu triết học nào đóng vai trò quan trọng trong sự thắng lợi của cách mạng Pháp 1789?
A. Triết học ánh sáng B. Chủ nghĩa xã hội không tưởng
C. Học thuyết Dân túy D. Triết học Hegel.
Câu 8: Ngày 10/10/1911 ở Trung Quốc đã xảy ra sự kiện gì?
A. Nghĩa Hòa Đoàn tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.
B. Từ Hi Thái Hậu đàn áp cuộc vận động Duy tân.
C. Trung Quốc Đồng minh hội phát động cuộc khởi nghĩa ở Vũ Xương.
D. Tưởng Giới Thạch tiến hành chính biến ở Thương Hải
Câu 9: Đảng Quốc Đại được thành lập vào năm nào?
A. 1865 B. 1905 C. 1858 D. 1885
Câu 10: Ai là người đã tổ chức cuộc chính biến, đàn áp phong trào Duy Tân năm 1898 ở Trung Quốc?
A. Thái Hậu Từ Hi B. Tôn Trung Sơn
C. Thái hậu Từ An D. Vua Quang Tự.
TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1: Hãy nêu những nét lớn trong chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?
Câu 2: Hãy nêu nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Xipay?
Lời giải chi tiết
TRẮC NGHIỆM
1B |
2A |
3D |
4A |
5B |
6C |
7A |
8C |
9D |
10A |
Câu 1.
Phương pháp: sgk lớp 11 trang 6.
Cách giải:
Về giáo dục, Nhật Bản thi hoàng chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học.
Chọn B.
Câu 2.
Phương pháp: sgk lớp 11 trang 35.
Cách giải:
Lời kêu gọi hòa bình của Chính phủ Xô viết không được các nước trong phe Hiệp ước hưởng ứng, để bảo vệ chính quyền non trẻ, Liên xô phải kí với Đức hòa ước và ra khỏi cuộc chiến.
Chọn B.
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 8
Cách giải:
Thực dân Anh mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét lương thực, các nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công.
Chọn: D
Câu 4.
Phương pháp: suy luận
Cách giải:
Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh của đến quốc và đi xâm lược các nước khác do đó nó là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Chọn: D
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 11, suy luận.
Cách giải:
Nội dung của Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn là: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc".
Chọn: B.
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 24
Cách giải:
Cuộc cách mang Tân Hợi được coi là cuộc cách mạng tư sản vì đã chấm dứt chế độ phong kiến, mở đường cho củ nghĩa tư bản phát triển.
Chọn: C
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 42
Cách giải:
Trào lưu Triết học ánh sang có vai trò quan trọng trong sự thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp 1789.
Chọn: A
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 16, suy luận.
Cách giải:
Ngày 10-10-1911, Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương, cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng ra tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc.
Chọn: C
Câu 9.
Phương pháp: sgk trang 10
Cách giải:
Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội (gọi tắt là Đảng Quốc Đại), chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập- đánh dấu một giai đoạn mới giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.
Chọn: D
Câu 10.
Phương pháp: sgk trang 28.
Cách giải:
Ngày 21-09-1898, khi phong trào Duy Tân mới diễn ra hơn 100 ngày, Thái hậu Từ Hi làm cuộc chính biến ra lệnh bắt vua Quang Tự.
Chọn: A
TỰ LUẬN
Câu 1: Hãy nêu những nét lớn trong chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?
Phương pháp:sgk trang 10.
Cách giải:
Sau khi chiếm đóng và cai quản Ấn Độ, thực dân Anh đã có những chính sách thống trị trên nhiều mặt:
* Về kinh tế:
- Thực dân Anh mở rộng khai thác thuộc địa, vơ vét tài sản của nhân dân.
- Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh.
* Về chính trị - xã hội:
- Thực dân Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.
- Thực dân Anh tiến hành chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp…
- Tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị.
* Về giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.
* Hệ quả:
- Đời sống nhân dân bị bần cùng hóa
- Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Ấn Độ với Thực dân Anh ngày càng sâu sắc.
Câu 2: Hãy nêu nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Xipay?
Phương pháp: sgk trang 9
Cách giải:
* Nguyên nhân:
- Nguyên nhân sâu xa: chính sách thống trị hà khắc của thực dân Anh, nhất là chính sách "chia để trị", tìm cách khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội đã dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.
- Duyên cớ: binh lính Xi-pay bất mãn trước việc bọn chỉ huy Anh bắt giam nhiều người lính có tư tưởng chống đối.
* Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Xi-pay:
- Ngày 10 - 5 - 1857, hàng vạn lính Xi-pay đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh.
- Cuộc khởi nghĩa đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nông dân, nhanh chóng lan ra khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ân Độ. Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giải phóng được một số thành phố lớn.
- Cuộc khởi nghĩa duy trì khoảng 2 năm (1857 - 1859) thì bị thực dân Anh đàn áp đẫm máu.
* Ý nghĩa:
- Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.
- Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân Anh giành độc lập.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử 11 - Đề số 4 có lời giải chi tiết timdapan.com"