Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 8 - Đề số 01 có lời giải chi tiết
Đề kiểm tra giữa kì 2 vật lí 8 - Đề số 01 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Chọn đáp án đúng:
Câu 1: Trong các vật sau đây, vật nào không có động năng?
A. Viên đạn đang bay.
B. Một hòn bi đang lăn.
C. Viên đá đang nằm im trên mặt đất.
D. Một quả cầu bị đá lên cao.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Động năng là cơ năng của vật có được khi đang chuyển động.
B. Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật là thế năng đàn hồi.
C. Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với vật làm mốc được gọi là thế năng trọng trường.
D. Một vật không thể có cả động năng và thế năng.
Câu 3: Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây:
A. Chuyển động không ngừng.
B. Chuyển động càng nhanh khi tăng nhiệt độ.
C. Không có khoảng cách giữa chúng.
D. Giữa chúng có khoảng cách.
Câu 4: Hiện tượng khuếch tán xảy ra vì:
A. Giữa các hạt phân tử có khoảng cách.
B. Các hạt phân tử chuyển động không ngừng.
C. Cả 2 đáp án trên đều sai.
D. Cả 2 đáp án trên đều đúng.
Câu 5: Nhiệt năng của vật tăng khi:
A. Vật truyền nhiệt cho vật khác.
B. Làm nóng vật.
C. Vật thực hiện công lên vật khác
D. Chuyển động nhiệt của các hạt phân tử cấu tạo lên vật chậm đi.
Câu 6: Vật rắn có hình dạng xác định và các hạt phân tử cấu tạo nên vật rắn:
A. Không chuyển động.
B. Đứng sát nhau.
C. Chuyển động với vận tốc nhỏ không đáng kể.
D. Chuyển động quanh 1 vị trí xác định.
Câu 7: Trường hợp nào sau đây có công cơ học?
A. Một quả bưởi rơi từ trên cành cây xuống.
B. Một lực sĩ cử tạ đang đứng yên ở tư thế đỡ quả tạ.
C. Một vật sau khi trượt xuống hết một mặt phẳng nằm nghiêng, trượt đều trên mặt bàn nhẵn nằm ngang coi như không có ma sát.
D. Hành khách đang đẩy một xe khách bị chết máy, nhưng xe vẫn không chuyển động được.
Câu 8: Một cần trục nâng một vật nặng \(1500\,\,N\) lên độ cao \(2\,\,m\) trong thời gian \(5\) giây. Công suất của cần trục sản ra là.
A. \(1500\,\,W\). B. \(750\,\,W\).
C. \(600\,\,W\). C. \(300\,\,W\).
Câu 9: Một vật có khối lượng \(m\) được nâng lên độ cao \(h\) rồi thả rơi tự do. Công mà vật thực hiện được cho đến khi chạm đất là:
A. \(mh\). B. \(5mh\).
C. \(10mh\). D. \(100mh\).
Câu 10: Khi đổ \(20\,\,c{m^3}\) nước vào \(70\,\,c{m^3}\) rượu, ta thu được một hỗn hợp gồm rượu và nước có thể tích:
A. Bằng \(90\,\,c{m^3}\).
B. Nhỏ hơn \(90\,\,c{m^3}\).
C. Lớn hơn \(90\,\,c{m^3}\).
D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn \(90\,\,c{m^3}\).
Câu 11: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên.
A. Khối lượng của vât.
B. Trọng lương của vật.
C. Cả khối lượng và trọng lượng của vật.
D. Nhiệt độ của vật.
Câu 12: Câu nào sau đây khi nói về nhiệt năng là không đúng?
A. Nhiệt năng của một vật là một dạng năng lượng.
B. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng và thế năng của vật.
C. Nhiệt năng của một vật là năng lượng vật lúc nào cũng có.
D. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Tính công suất của một người đi bộ, nếu trong \(1\) giờ người đó đi được \(9000\) bước, và mỗi bước cần một công là \(40\,\,J\).
Câu 2: ( 2 điểm) Một cái máy hoạt động với công suất \(P = 1600\,\,W\) thì nâng được một vật nặng \(70\,\,kg\) lên độ cao \(10\,\,m\) trong \(36\,\,s\).
a. Tính công máy đã thực hiện trong thời gian nâng vật.
b. Tìm hiệu suất của máy trong qua trình làm việc (Biết hiệu suất tính theo công thức \(H = \frac{{{A_{ich}}}}{{{A_{tp}}}}.100\% \))
Lời giải chi tiết
1. A |
2. D |
3. C |
4. D |
5. B |
6. D |
7. A |
8. C |
9. C |
10. B |
11. D |
12. B |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Phương pháp:
Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng
Cách giải:
Vật có động năng khi có có vận tốc tương đối so với mặt đất
→ Vật không có động năng là: viên đạn đang bay
Chọn A.
Câu 2:
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết cơ năng
Cách giải:
Động năng là cơ năng của vật có được khi đang chuyển động → A đúng
Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật là thế năng đàn hồi → B đúng
Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với vật làm mốc được gọi là thế năng trọng trường → C đúng
Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó → D sai
Chọn D.
Câu 3:
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết tính chất của nguyên tử, phân tử
Cách giải:
Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng → A đúng
Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh → B đúng
Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách → C sai, D đúng
Chọn C.
Câu 4:
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết hiện tượng khuếch tán
Cách giải:
Hiện tượng khuếch tán xảy ra vì: giữa các hạt phân tử có khoảng cách và các hạt phân tử chuyển động không ngừng
Chọn D.
Câu 5:
Phương pháp:
Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: thực hiện công hoặc truyền nhiệt
Cách giải:
Nhiệt năng của vật tăng khi làm nóng vật
Chọn B.
Câu 6:
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết tính chất chuyển động không ngừng của nguyên tử, phân tử
Cách giải:
Các hạt phân tử cấu tạo nên vật rắn chuyển động quanh 1 vị trí xác định
Chọn D.
Câu 7:
Phương pháp:
Vật thực hiện công cơ học khi có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển động
Cách giải:
Một quả bưởi rơi từ trên cành cây xuống: có trọng lực tác dụng lên vật làm vật chuyển động → có công cơ học → A đúng
Một lực sĩ cử tạ đang đứng yên ở tư thế đỡ quả tạ: có lực tác dụng lên vật nhưng vật không chuyển động → không có công cơ học → B sai
Một vật sau khi trượt xuống hết một mặt phẳng nằm nghiêng, trượt đều trên mặt bàn nhẵn nằm ngang coi như không có ma sát: vật chuyển động nhưng không có lực theo phương chuyển động tác dụng lên vật → không có công cơ học → C sai
Hành khách đang đẩy một xe khách bị chết máy, nhưng xe vẫn không chuyển động được: có lực tác dụng lên vật nhưng vật không chuyển động → không có công cơ học → D sai
Chọn A.
Câu 8:
Phương pháp:
Công cơ học: \(A = F.s\)
Công suất: \(P = \frac{A}{t}\)
Cách giải:
Cần trục thực hiện công cơ học là:
\(A = F.s = P.h = 1500.2 = 3000\,\,\left( J \right)\)
Công suất của cần trục là:
\(P = \frac{A}{t} = \frac{{3000}}{5} = 600\,\,\left( W \right)\)
Chọn C.
Câu 9:
Phương pháp:
Công cơ học vật thực hiện: \(A = F.s\)
Cách giải:
Công mà vật thực hiện là:
\(A = F.s = P.h = 10m.h\)
Chọn C.
Câu 10:
Phương pháp:
Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
Cách giải:
Giữa các phân tử nước và phân tử rượu đều có khoảng cách. Khi đổ rượu vào nước thì các phân tử rượu xen lẫn vào các phân tử nước nên thể tích của hỗn hợp rượu nước giảm.
Chọn B.
Câu 11:
Phương pháp:
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
Cách giải:
Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên → động năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng → nhiệt năng của vật tăng → nhiệt độ của vật tăng
Chọn D.
Câu 12:
Phương pháp:
Sử dụng lý thuyết nhiệt năng
Cách giải:
Nhiệt năng của một vật là một dạng năng lượng → A đúng
Cơ năng của một vật là tổng động năng và thế năng của vật → B sai
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật → D đúng
Phân tử cấu tạo nên vật chuyển động không ngừng → vật luôn có nhiệt năng → C đúng
Chọn B.
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:
Phương pháp:
Công suất: \(P = \frac{A}{t}\)
Cách giải:
Đổi: \(1h = 3600s\)
Trong \(1\) giờ, công cơ học người đó thực hiện là:
\(A = n.{A_0} = 9000.40 = 360000\,\,\left( J \right)\)
Công suất của người đó là:
\(P = \frac{A}{t} = \frac{{360000}}{{3600}} = 100\,\,\left( W \right)\)
Câu 2:
Phương pháp:
Công cơ học của máy thực hiện: \(A = P.t\)
Công có ích: \({A_{ich}} = P.h\)
Hiệu suất: \(H = \frac{{{A_{ich}}}}{{{A_{tp}}}}.100\% \)
Cách giải:
a. Công máy đã thực hiện là:
\(A = P.t = 1600.36 = 57600\,\,\left( J \right)\)
b. Công có ích nâng vật lên là:
\({A_{ich}} = P.h = 10m.h = 10.70.10 = 7000\,\,\left( J \right)\)
Hiệu suất của máy là:
\(H = \frac{{{A_{ich}}}}{{{A_{tp}}}}.100\% = \frac{{7000}}{{57600}}.100\% \approx 12\% \)
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 8 - Đề số 01 có lời giải chi tiết timdapan.com"