Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 4- Chương IV - Sinh 12

Giải Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 3 - Chương IV - Sinh 12


Đề bài

Câu 1: Con lai F1 có ưu thế lai cao nhưng không được dùng để làm giống vì?

A. Nó mang một số tính trạng xấu của bố mẹ.

B. Giá thành cao nên nếu để làm giống thì rất tốn kém.

C. Đời sau có tỉ lệ dị hợp giảm, xuất hiện đồng hợp lặn có hại.

D. Nó mang gen lặn có hại, các gen trội không lấn át được.

Câu 2: Cho các thành tựu sau: 

(1) Tạo giống cà chua có gen làm chín bị bất hoạt. 

(2) Tạo cừu sản sinh protein người trong sữa. 

(3) Tạo giống lúa “ gạo vàng”có khả năng tổng hợp β- caroten trong hạt. 

(4) Tạo giống dưa hấu đa bội. 

(5) Tạo giống lúa DR2 chịu hạn, nóng, năng suất cao từ dòng tế bào xoma của giống CR203

(6) Tạo giống nho quả to, không hạt, hàm lường đường tăng. 

(7) Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người. 

(8) Nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo nên quần thể cây đồng nhất về kiểu gen. 

(9) Tạo giống bông kháng sâu hại. 

Có bao nhiêu thành tựu được tạo ra bằng phương pháp công nghệ gen ? 

A. 5                             B. 6                             C. 4                             D. 3

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về sinh vật chuyển gen?

A. Mục đích của việc tạo động vật chuyển gen là tạo nên giống mới có năng suất và chất lượng cao hơn.

B. Mục đích của việc tạo giống cây trồng chuyển gen là tạo ra nhiều giống cây trồng quý hiếm.

C. Sinh vật biến đổi gen là những sinh vật mà hệ gen của nó đã bị biến đổi để phục vụ lợi ích của con người.

D. Chỉ có thể tạo ra sinh vật chuyển gen bằng cách làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.

Câu 4: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau từ một phôi ban đầu? 

A. Nhân bản vô tính.                                                  B. Gây đột biến nhân tạo.

C. Lai tế bào sinh dưỡng.                                           D. Cấy truyền phôi.

Câu 5: Khi nói về công nghệ tế bào, phát biểu nào sau đây sai?

A. Nuôi cấy hạt phấn và gây lưỡng bội hóa có thể tạo ra cây có kiểu gen thuần chủng về tất cả các gen.

B. Nuôi cấy mô tế bào nhằm tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.

C. Dung hợp tế bào trần ở thực vật có thể tạo ra thể song nhị bội.

D. Cấy truyền phôi ở động vật có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau.

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về plasmit?

A. Mỗi tế bào vi khuẩn chỉ có một plasmit.

B. Là vật chất di truyền dạng mạch vòng, kép.

C. Có khả năng phân chia độc lập với hệ gen tế bào.

D. Thường mang theo các gen kháng thuốc.

Câu 7: Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa giống vì: 

A. Thể đồng hợp giảm, thể dị hợp tăng trong đó các alen lặn có cơ hội được biểu hiện.

B. Thể dị hợp giảm, thể đồng hợp tăng trong đó các alen lặn có hại có cơ hội được biểu hiện.

C. Các gen tồn tại ở trạng thái đồng hợp tử trội nên alen lặn có hại không được biểu hiện.

D. Các gen tồn tại ở trạng thái dị hợp tử nên các alen lặn có hại không được biểu hiện.

Câu 8: Một trong những ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật là:

A. Một trong những ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật là:

B. Nhân nhanh các giống cây quý hiếm, tạo ra các cây đồng nhất về kiểu gen.

C. Tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau từ cây ban đầu.

D. Tạo ra giống cây trồng mới có kiểu gen hoàn toàn khác so với cây ban đầu.

Câu 9: Cho lai cây thuần chủng có chiều cao 100 cm với cây thuần chủng có chiều cao 60 cm đời con thu được cây có chiều cao 100 cm. Cho các cây ở đời con tự thụ thì chiều cao trung bình của các cây F2 là bao nhiêu? 

A. 90                           B. 87,5                                    C. 85                           D. 82,5

Câu 10: Cho phép lai: AaBbDD x AaBBDd
Số loại dòng thuần tối đa thu được ở đời con là bao nhiêu?

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 11: Trong kĩ thuật lai tế bào, các tế bào trần là:

A. Các tế bào đã được xử lí hóa chất làm tan thành xenlulôzơ của tế bào.

B. Các tế bào xôma tự do được tách ra khỏi cơ thể sinh vật.

C. Các tế bào khác loài đã hòa nhập để trở thành tế bào lai.

D. Các tế bào sinh dục tự do được lấy ra khỏi cơ quan sinh dục của cơ thể.

câu 12: Cho các bước sau

(1) Lai các dòng thuần chủng khác nhau (cho tự thụ phấn bắt buộc qua 5 -7 thế hệ) 

(2) Phát hiện các tổ hợp lai cho ưu thế lai cao

(3) Tạo các dòng thuần chủng khác nhau

Quy trình tạo con lai có ưu thế lai được tiến hành theo thứ tự?

A. (1) -(2) - (3)            B. (3) -(2) - (1)            C. (3) -(1) - (2)            D. (2) -(1) - (3)

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng? 

A. Nguồn gen tự nhiên là nguồn gen chưa chịu tác động lai tạo và gây đột biến của con người.

B.  Nguồn gen nhân tạo là các kết quả lai giống hay gây đột biến của một tổ chức nghiên cứu giống cây trồng  vật nuôi.

C. Nguồn gen tự nhiên là các vật liệu ban đầu từ thiên nhiên, được con người được con người sưu tập về một giống vật nuôi hay cây trồng nào đó.

D. Nguồn gen nhân tạo là nguồn gen có số lượng lớn hơn rất nhiều so với nguồn gen tự nhiên.

Câu 14: Cho các bước sau:

(1) Tạo các giống thuần chủng

(2) Chọn lọc những tổ hợp gen mong muốn

(3) Nhân giống thuần chủng

(4) Cho tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết à Tạo ra giống thuần

(5) Tiến hành lai các giống thuần chủng với nhau

Quy trình chọn giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp diễn ra theo các bước?

A. (1) - (3) - (2) - (4) - (5)                               B. (1) - (5) - (2) - (4) - (3) 

C. (1) - (5) - (3) - (2) - (4)                                D. (1) - (2) - (3) - (4) - (5)

Câu 15: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về ưu thế lai?

A. Ưu thế lai biểu hiện cao ở đời F1, sau đó tăng dần ở các thế hệ tiếp theo.

B. Con lai F1 không dùng làm giống, chỉ dùng vào mục đích kinh tế.

C. Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt  trội so với các dạng bố mẹ.

D. Giả thuyết siêu trội được đưa ra để giải thích về hiện tượng ưu thế lai.

Câu 16: Cho các phát biểu sau:

(1) Lai hai dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho con lai có ưu thế lai cao

(2) Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp thường được dùng để tạo các biến dị tổ hợp là lai hữu tính

(3) Ưu thế lai được giải thích bằng giả thuyết siêu trội

(4) Các giống thuần chủng chỉ có thể được tạo ra bằng phương pháp tự thụ phấn qua nhiều thế hệ

(5) Người ta thường sử dụng phương pháp lai khác dòng kép nhằm củng cố những tính trạng mong muốn ở cây trồng

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 2                             B. 3                                         C. 1                                         D. 4

Câu 17: Khi nói về thể song nhị bội, phát biểu nào là sai?

A. Thể song nhị bội mang đặc điểm của 2 loài khác nhau.

B. Con lai song nhị bội có khả năng sinh sản hữu tính.

C. Có kiểu gen dị hợp tử về tất cả các kiểu gen.

D. Tế bào mang 2 bộ NST của 2 loài khác nhau.

Câu 18: Tiến hành lai tế bào sinh dưỡng của cơ thể thuộc loài A có kiểu gen aaBB với tế bào sinh dưỡng của cơ thể thuộc loài B có kiểu gen DD. Vậy tế bào lai tạo ra có kiểu gen?

A. aaBBDD                B. aaaBBBDDD                     C. aBD                        D. aaaaBBBBDDDD

Câu 19: Cho các biện pháp sau:

(1) Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen

(2) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen

(3) Gây đột biến đa bội ở cây trồng

(4) Cấy truyền phôi ở động vật

Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng các biện pháp?

A. (1) và (2)                B. (3) và (4)                             C. (1) và (3)                 D.  (2) và (4)

Câu 20:  Bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc không thể tạo ra được các chủng nào?

A. Penicillium có hoạt tính penixilin tăng gấp 200 lần chủng gốc.

B. Nấm men, vi khuẩn có khả năng sinh sản nhanh tạo sinh khối lớn.

C. Vi khuẩn E.coli mang gen sản xuất insulin của người.  

D. Vi sinh vật không gây bệnh đóng vai trò làm vacxin.

Câu 21: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau từ một phôi ban đầu? 

A. Nhân bản vô tính.                                                  B. Gây đột biến nhân tạo.

C. Lai tế bào sinh dưỡng.                                           D.  Cấy truyền phôi.

Câu 22: Có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về plasmit?

(1) Là một đoạn của phân tử ADN

(2) Có khả năng nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào 

(3) Nằm trong nhân tế bào

(4) Mang gen quy định tính trạng

(5) Có thể bị đột biến

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 5

Câu 23: Thành tựu nào dưới đây không được tạo ra bằng công nghệ gen?

A. Tạo ra cây bông mang gen kháng sâu bọ từ vi khuẩn.

B. Tạo giống lúa “ gạo vàng”có khả năng tổng hợp β- caroten trong hạt. 

C. Tạo giống nho quả to, không hạt, hàm lường đường tăng.

D. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín bị bất hoạt.

Câu 24: Ví dụ nào sau đây không phải ví dụ về sinh vật chuyển gen?

A. Chuyển gen trừ sâu từ vi khuẩn vào cây bông tạo giống bông kháng sâu bệnh.

B. Một người nhận một gen gây đông máu người loại chuẩn thông qua liệu pháp gen.

C. Một loài chuột cống mang các gen hemoglobin cuả thỏ.

D. Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – caroten trong hạt.

Câu 25: Cho các nhận định sau:

(1) Giống cà chua có gen sản sinh ra Êtylen đã được làm bất hoạt, khiến cho quá trình chín của quả bị chậm lại nên có thể vận chuyển đi xa hoặc không bị hư hỏng là thành tựu của tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.

(2) Trong tạo giống thực vật bằng công nghệ gen, người ta sử dụng để đưa gen vào trong tế bào có thành xenlulozo, người ta sử dụng phương pháp chuyển gen bằng súng bắn gen.

(3) Sinh vật biến đổi gen là sinh vật có số lượng gen tăng lên và tính trạng được biểu hiện rõ hơn.

(4) Thành quả của công nghệ gen là tuyển chọn được các gen mong muốn từ cây trồng.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

A. 1                             B. 2                             C. 4                             D. 3

Lời giải chi tiết

1 2 3 4 5
C A D D B
6 7 8 9 10
C B B D B
11 12 13 14 15
A C B D A
16 17 18 19 20
A C A A C
21 22 23 24 25
D A C B A

 



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến