Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 4 - Chương I - Sinh 12

Giải Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 4 - Chương I - Sinh 12


Đề bài

Câu 1. Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: 3'...AAAXAATGGGGA...5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là

A. 5'...TTTGTTAXXXXT...3'.

B. 5'...AAAGTTAXXGGT...3'.

C. 5'...GTTGAAAXXXXT...3'.

D.  5'...GGXXAATGGGGA...3'.

Câu 2. Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nucleotit trên mạch mã gốc là 3’..TGTGAAXTTGXA... 5’. Theo lí thuyết, trình tự nucleôtit trên mạch bổ sung của đoạn phân tử ADN này là

A. 5' ...TGTGAAXXTGXA... 3’ 

B. 5'...AAAGTTAXXGGT... 3’

C. 5’..TGXAAGTTXAXA... 3’

D. 5’...AXAXTTGAAXGT... 3’.

Câu 3. Chọn trình tự nuclêôtit thích hợp của ARN được tổng hợp từ 1 gen, biết gen đó có đoạn mạch bổ sung với mạch gốc là: 5’AGXTTAGXA3’

A. 3’TXGAATXGT5’

B. 5’AGXTTAGXA3’.

C. 5’AGXUUAGXA3’.

D. 3’UXGAAUXGU5’.

Câu 4. Một đoạn mạch mã gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau: 3’… AAATTGAGX…5’

Biết quá trình phiên mã bình thường, trình tự các nuclêôtit của đoạn mARN tương ứng là

A. 5’…TTTAAXTGG…3’

B. 3’…GXUXAAUUU…5’.

C. 5’…TTTAAXTXG…3’.

D. 3’…UUUAAXUXG…5’.

Câu 5. Cho biết các cô đơn mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; XXX – Pro, GXU - Ala, XGA - Arg; UXG – Ser; AGX - Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nucleotit là 5’AGXXGAXXXGGG3. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là

A. Ser-Ala-Gly-Pro.

B. Ser-Arg-Pro-Gly.

C. Gly-Pro-Ser-Arg.

D. Pro-Gly-Ser-Ala.

Câu 6. Mạch mã gốc của một gen cấu trúc có trình tự nuclêôtit như sau:

5'…TAT XAX AAT GGA TXT…3'. Khi gen này được phiên mã thì đoạn mARN sơ khai tương ứng sinh ra có trình tự ribônuclêôtit là

A. 5'… AGA TXX ATT GTG ATA … 3'

B. 5'… AGA UXX AUU GUG AUA … 3'

C. 5'… AUA GUG UUA XXU AGA … 3'

D. 5'… ATA GTG TTA GGT AGA…3'

Câu 7. Một đoạn mạch gốc ADN vùng mã hóa của gen ở vi khuẩn có trình tự các nucleotit như sau:

3’…..GXXAAAGTTAXXTTTXGG….5’
Phân tử protein do đoạn gen đó mã hóa có bao nhiêu axit amin?

A. 3                                        B. 5

C. 8                                        D. 6

Câu 8. Một đoạn polipeptit ở sinh vật nhân sơ có trình tự các axit amin như sau:

… Gly – Arg – Lys – Ser … Bảng dưới đây mô tả các anticodon của tARN vận chuyển axit amin:

Đoạn mạch gốc của gen mã hóa đoạn polipeptit có trình tự:

A. 5’TXXXXATAAAAG3'

B. 5’XTTTTATGGGGA3’.

C. 5’AGGGGTATTTTX3’.

D. 5’GAAAATAXXXXT3’.

Câu 9. Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại ribônuclêôtit là ađênin, uraxin và guanin. Nhóm các bộ ba nào sau đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra phân tử mARN nói trên?

A. AAG, GTT, TXX, XAA.

B. ATX, TAG, GXA, GAA.

C. TAG, GAA, ATA, ATG.

D. AAA, XXA, TAA, TXX.

Câu 10. Trong quá trình phiên mã, nucleôtit loại Ađênin liên kết bổ sung với nuclêôtit loại nào sau đây?

A. Uraxin                               B. Xitozin

C. Timin                                 D. Guanin

Câu 11. Trong quá trình phiên mã, nuclêôtit loại U  môi trường nội bào liên kết bổ sung với loại nuclêôtit nào của gen?

A. A                                       B. G

C. T                                       D. X

Câu 12. Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại ribonucleotit là Ađênin, Uraxin và Guanin. Có bao nhiêu bộ ba sau đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra mARN nói trên?

(1) ATX,         (2) GXA,        (3) TAG,         (4) AAT,         (5) AAA,        (6) TXX.

A. 4                                        B. 2

C. 3                                        D. 5

Câu 13. Một đoạn mạch bổ sung của một gen ở vi khuẩn E.coli có trình tự các nuclêôtit như sau 5’ ATT GXG XGA GXX 3’. Quá trình dịch mã trên đoạn mARN do đoạn gen nói trên phiên mã có lần lượt các bộ ba đối mã tham gia như sau

A. 3’UAA5’; 3’XGX5’; 3’GXU5’; 3’XGG5’.

B. 5’UAA3’; 5’XGX3’; 5’GXU3’; 5’XGG3’.

C. 3’AUU5’; 3’GXG5’; 3’XGA5’; 3’GXX5’.

D. 5’AUU3’; 5’GXG3’; 5’XGA3’; 5’GXX3’.

Câu 14. Trong quá trình nhân đôi ADN, nuclêôtit loại T ở môi trường nội bào liên kết bổ sung với nuclêôtit nào của mạch khuôn?

A. U                                       B. A

C. G                                       D. X

Câu 15. Cặp bazơ nitơ nào sau đây không có liên kết hidrô bổ sung?

A. G và X                               B. A và U

C. U và T                               D. T và A

Câu 16. Một đoạn ADN có chiều dài 5100 Å nhân đôi 4 lần , số nucleotit do môi trường nội bào cung cấp là

A. 3000.                                 B. 1500.

C. 45000.                               D. 12000.

Câu 17. Một phân tử ADN ở vi khuẩn có 10% số nuclêôtit loại A. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là bao nhiêu?

A. 30%                                   B. 20%

C. 10%                                   D. 40%

Câu 18. Phân tử ADN vùng nhân của một vi khuẩn E. coli chứa N15 được nuôi trong môi trường chứa N14. Ở thế hệ thứ 3, tỉ lệ các phân tử ADN còn chứa N15 là:

A. 1/4                                     B. 1/8

C. 1/16                                   D. 1/32

Câu 19. Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng nuclêôtit trên mạch 1 là A = 150, T =  200, G = 350,  X = 100. Số nuclêôtit loại A của gen là

A. 150                                    B. 350

C. 200                                    D. 450

Câu 20. Một gen có 20% số nucleôtit loại A và có 600 nucleotit loại G. Gen có bao nhiêu liên kết hiđrô?

A. 2000                                  B. 3600

C. 2600                                  D. 5200

Câu 21. Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ \(\frac{{A + T}}{{G + X}} = \frac{2}{3}\). Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử này là

A. 10%                                   B. 40%

C. 20%                                   D. 25%

Câu 22. Một gen ở tế bào nhân thực dài 425 nm và có số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nucleotit của gen. Mạch 1 của gen có 220 nuclêôtit loại T và 20% số nuclêôtit loại X. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về gen này?

(I) Mạch 1 có G/X =2/3.

(II) Mạch 2 có \(\frac{{G + T}}{{A + X}} = \frac{{72}}{{53}}\)

(III) Mạch 2 có T/G = 28/25  

(IV) Mạch 2 có X=20%.

A. 2                                        B. 1

C. 4                                        D. 3

Câu 23. Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là :

A. 5                                        B. 4

C. 3                                        D. 6

Câu 24. Một gen mạch kép thẳng của sinh vật nhân sơ có chiều dài 4080Å. Trên mạch 1 của gen có A1 = 260 nuclêôtit, T1 = 220 nuclêôtit. Gen này thực hiện nhân đôi một số lần sau khi kết thúc đã tạo ra tất cả 64 chuỗi pôlinuclêôtit. Số nuclêôtit từng loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen nói trên là:

A. A=T=30240; G=X=45360

B. A=T=29760; G=X=44640

C. A=T=16380; G=X=13860

D. A=T=14880; G=X=22320

Câu 25. Sơ đồ nào sau tà đúng về giai đoạn kéo dài mạch pôlinuclêôtit mới trên 1 trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ?

A. Sơ đồ IV                          B. Sơ đồ I

C. Sơ đồ III                           D. Sơ đồ II

Câu 26. Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn lao có 3900 liên kết hiđrô, có số lượng nuclêôtit loại A bằng 2/3 số nuclêôtit loại G. Cho các phát biểu sau:

1.Phân tử ADN có 600 nuclêôtit loại A .

2.Phân tử ADN có 600 nuclêôtit loại X.

3.Khi phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 2 lần đã lấy từ môi trường 9000 nuclêôtit.

4.Số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit trong ADN là 2998.

Số phát biểu sai là

A. 1                                        B. 3

C. 4                                        D. 2

Câu 27. Phân tử ADN vùng nhân ở vi khuẩn E. coli được đánh dấu bằng N15 ở cả hai mạch đơn. Nếu chuyển E. coli này sang nuôi cấy trong môi trường chỉ có N14 thì sau 4 lần nhân đôi, trong số các phân tử ADN có bao nhiêu phân tử chứa hoàn toàn N14 ?

A. 16                                      B. 10

C. 14                                      D. 12

Câu 28. Một phân tử ADN của vi khuẩn tiến hành nhân đôi liên tiếp 5 lần. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Quá trình nhân đôi xảy ra cùng lúc ở nhiều vị trí trên phân tử ADN.

II. Số ADN con tạo ra là 32 phân tử.

III. Trong các ADN con tạo ra, có 30 phân tử được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường.

IV. Có tổng số 64 mạch đơn mới được tổng hợp từ các nucleotit tự do trong môi trường.

A. 1                                        B. 4

C. 3                                        D. 2

Câu 29. Một phân tử ADN mạch kép có tỷ lệ \(\frac{{A + T}}{{G + X}} = \frac{5}{3}\), khi phân tử này nhân đôi liên tiếp 3 lần, tỷ lệ các loại nucleotit môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen là

A. A = T= 18,75%; G = X = 31,25%

B. A + T = 31,25%; G + X = 18,75%

C. A + T= 18,75%, G + X = 31,25%

D. A = T = 31,25%; G = X = 18,75%.

Câu 30. Có 8 phân tử ADN tự sao liên tiếp một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch nucleotit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là:

A. 6                                        B. 4

C. 5                                        D. 3

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1.A 2.D 3.C 4.B 5.D
6.B 7.D 8.C 9.D 10.A
11.A 12.C 13.A 14.B 15.C
16.C 17.D 18.A 19.B 20.C
21.C 22.B 23.C 24.D 25.D
26.A 27.C 28.D 29.D 30.D

Câu 1 

Phương pháp:

- Sử dụng nguyên tắc bổ sung: A-T; G-X, X-G; T-A

-  hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau

Cách giải:

Mạch mã gốc: 3'...AAA  XAA  TGG  GGA...5'

Mạch bổ sung:5'...TTT   GTT   AXX  XXT...3'

Chọn A

Câu 2 

Phương pháp: áp dụng nguyên tắc bổ sung A – T; G – X và ngược lại.

Mạch mã gốc: 3’ ….TGTGAAXTTGXA….5’

Mạch bổ sung: 5’…..AXAXTTGAAXGT….3’

Đáp án D

Câu 3 

Phương pháp:

Áp dụng nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN: A-T; G-X

Nguyên tắc bổ sung trong phiên mã: A-U;G-X;T-A

Cách giải:

Trong ARN không có T →loại A,B

Ta biết mạch bổ sung: 5’AGXTTAGXA3’

Mạch mã gốc:            3’TXGAATXGT5’

mARN:                      5’AGXUUAGXA3’

Chọn C

Có thể làm nhanh bằng cách thay T ở mạch bổ sung bằng U.

Câu 4 

Phương pháp:

Nguyên tắc bổ sung trong quá trình phiên mã: A-T;G-X;A-U

Cách giải:

Mạch mã gốc: 3’… AAATTGAGX…5’

mARN          : 5’….UUUAAXUXG…3’

Hay: 3’…GXUXAAUUU…5’

Chọn B

Câu 5 

Mạch mã gốc: 5’AGXXGAXXXGGG3’

Mạch mARN: 3’UXGGXUGGGXXX5’

Chú ý mARN đọc theo chiều 5’-3’

Trình tự axit amin: Pro – Gly – Ser – Ala

Chọn D

Câu 6 

Áp dụng nguyên tắc bổ sung trong quá trình phiên mã: A-U; T-A; X-G; G-X

Mạch gốc:       5'…TAT XAX AAT GGA TXT…3'

Mạch mARN: 3’…AUA GUG UUA XXU AGA..5’

Hay: 5'… AGA UXX AUU GUG AUA … 3'

Chọn B

Câu 7 

Mạch mã gốc: 3’…..GXX AAA GTT AXX TTT XGG….5’

mARN:           5’…..XGG UUU XAA UGG AAA GXX….3’

Đoạn mARN trên mã hóa cho 6 a.a. (không có mã kết thúc)

Chọn D

Câu 8 

Chuỗi polipeptit… Gly – Arg – Lys – Ser …

mARN             5’….GAA – AAU- AXX – XXU3’

Mạch mã gốc :3’ ….XTT – TTA – TGG – GGA5’

Chọn C

Câu 9 

Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại ribônuclêôtit là ađênin, uraxin và guanin →ADN chỉ có T,A,X không có G.

Chọn D

Câu 10 

Trong quá trình phiên mã, nucleôtit loại Ađênin liên kết bổ sung với nuclêôtit loại Uraxin.

Chọn A

Câu 11 

Trong quá trình phiên mã, nuclêôtit loại U  môi trường nội bào liên kết bổ sung với nuclêôtit loại A của gen

Chọn A

Câu 12 

- Trên mARN có 3 loại ribonucleotit A, U, G.

- Trên mạch gốc của gen có 3 loại nucleotit T, A, X.

- Trên mạch bổ sung của gen có 3 loại nucleotit A, T, G.→ trên mạch bổ sung của gen là (3), (4), (5).

Chọn C.

Câu 13 

mARN có trình tự nu là: 5’ AUU GXG XGA GXX 3’

Các bộ ba đối mã tương ứng là: 3’UAA5’; 3’XGX5’; 3’GXU5’; 3’XGG5’

Chọn A

Câu 14 

Trong quá trình nhân đôi ADN, nuclêôtit loại T ở môi trường nội bào liên kết bổ sung với A của mạch khuôn.

Chọn B

Câu 15 

U không liên kết bổ sung với T.

Chọn C

Câu 16 

Phương pháp:

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å

Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1)

Cách giải:

Số nucleotit của gen là \(N = \frac{{2L}}{{3,4}} = 3000\)

Gen nhân đôi 4 lần số nucleotit môi trường cung cấp là: 3000(24 – 1) = 45000

Chọn C

Câu 17 

Ta có %A+ %G= 50% ; %A=10→%G = 40%.

Chọn D

Câu 18 

Số phân tử ADN còn chứa N15 là 2; số phân tử ADN được tạo ra là 23 =8

Ở thế hệ thứ 3, tỉ lệ các phân tử ADN còn chứa N15 là 1/4

Chọn A

Câu 19

Phương pháp:

A = T = A1+A2 = T1+T2 = A1 + T1 = A2+ T2

G =X = G1+G2 = X1+X2 = G1 + X1 = G2+ X2

Cách giải:

Số nucleotit loại A = A1 + T1 = 150 + 200 = 350.

Chọn B

Câu 20 

Phương pháp:

%A+%G=50%

H=2A+3G

Cách giải:

%G=50% - 20% = 30%

Ta có: \(\frac{G}{{30\% }} = \frac{A}{{20\% }} = N;G = 600 \to A = 400\)

Số liên kết hidro của gen là: H=2A + 3G=2600 liên kết.

Chọn C

Câu 21 

Ta có A=T; G=X

Mà: \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{{A + T}}{{G + X}} = \frac{2}{3}\\A + G = 50\% \end{array} \right. \leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\frac{A}{G} = \frac{2}{3}\\A + G = 50\% \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}A = T = 20\% \\G = X = 30\% \end{array} \right.\)

Chọn C

Câu 22 

Phương pháp:

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å

A = T = A1+A2 = T1+T2 = A1 + T1 = A2+ T2

G =X = G1+G2 = X1+X2 = G1 + X1 = G2+ X2

Cách giải:

Số nucleotit của gen là: N=\(\frac{{2L}}{{3,4}} = \frac{{4250}}{{3,4}} \times 2 = 2500\) → A=T=20%=500; G=X=750

Xét các phát biểu

I sai, G1/X1 = 2

II sai, \(\frac{{{G_2} + {T_2}}}{{{A_2} + {X_2}}} = \frac{{53}}{{72}}\)

III đúng, T2/G2 = 28/25

IV sai, X2 = 500/1250 = 40%

Chọn B

Câu 23 

Gọi n là số lần tự nhân đôi của các phân tử ADN.

8 phân tử ADN có 16 mạch.

8 phân tử ADN nhân đôi n lần, số mạch mới được tạo ra là: \(16 \times \left( {{2^n} - 1} \right) = 112 \to n = 3\)

Chọn C

Câu 24 

Phương pháp:

Áp dụng các công thức:

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å

Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1)

Cách giải:

Số nucleotit của gen: \(N = \frac{{2 \times L}}{{3,4}} = 2400\)

nucleotit

Trong đó: A = T = 260 + 220 = 480, G = X = 720.

Số chuỗi polynucleotit: 2 × 2n = 64 → n = 5 → 5 lần tự sao.

Số nucleotit cung cấp mỗi loại: A = T = 480 × (25 – 1) = 14880, G = X = 720 × (25 – 1) = 22320.

Chọn D

Câu 25 

Mạch mới sẽ có chiều 5’ – 3’ → loại I, III

Trên mạch khuôn 3’ – 5’, mạch mới được tổng hợp liên tục → loại IV.

Sơ đồ phù hợp là II

Chọn D

Câu 26

Phương pháp:

CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G         

Sô nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1)

Số liên kết hoá trị giữa các nucleotit là N-2

Cách giải:

H=2A+3G

Ta có hệ phương trình : \(\left\{ \begin{array}{l}2A + 3G = 3900\\3{\rm{A}} = 2G\end{array} \right. \leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}A = T = 600\\G = X = 900\end{array} \right.\) → (1) đúng,(2) sai

N = 2A+2G=3000

Phân tử ADN này nhân đôi 2 lần môi trường cung cấp : Nmt = 3000×(22 -1) = 9000 nucleotit → (3) đúng

Số liên kết hoá trị giữa các nucleotit là N-2 = 2998→ (4) đúng

Chọn A

Câu 27

Sau 4 lần nhân đôi, từ 1 phân tử ADN tạo ra 24 =16 phân tử ADN trong đó có 2 phân tử có chứa mạch đơn của phân tử ADN ban đầu (N15)

Vậy có 14 phân tử ADN chỉ có chứa N14

Chọn C

Câu 28 

Phương pháp:

Gọi n là số lần nhân đôi của phân tử ADN.

- Số phân tử ADN con được tạo ra: 2n

- số phân tử ADN con được tạo ra hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường là 2n – 2

- Số mạch đơn mới được tổng hợp từ nguyên liệu mới là: 2×2n – 2

Cách giải:

I sai, chỉ xảy ra ở 1 điểm.

II đúng, số phân tử ADN con là 25 = 32

III đúng, số phân tử ADN được hình thành từ nguyên liệu mới hoàn toàn là 32 -2  = 30

IV sai, số mạch đơn mới là 2×25 – 2=62

Chọn D

Câu 29 
Ta có: \(\frac{{A + T}}{{G + X}} = \frac{5}{3} = \frac{A}{T} \to A = T = 31,25\% ;G = X = 18,75\%\)

Khi gen nhân đôi 3 lần thì tỷ lệ các loại nucleotit môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen là: A = T = 31,25%; G = X = 18,75%.

Chọn D

Câu 30 

Phương pháp:

Một phân tử ADN tự sao n lần tạo ra số mạch mới là: 2×(2n – 1)

Cách giải:

Gọi số lần tự nhân đôi là n

8 phân tử nhân đôi n lần tạo ra số mạch mới là 8×2(2n – 1)=112 → n=3

Chọn D