Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 2 - Chương 3 - Vật lí 7

Giải Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 2 - Chương 3 - Vật lí 7


Đề bài

Câu 1. Cho mảnh tôn phẳng đã được gắn vào đầu bút thử điện chạm vào mảnh pôliêtilen đã được cọ xát nhiều lần bằng len thì bóng đèn bút thử điện sáng lên khi chạm ngón tay vào đầu bút vì:

A. trong bút đã có điện.

B. ngón tay chạm vào đầu bút.

C. mảnh poliêtilen đã bị nhiễm điện do cọ xát.

D. mảnh tôn nhiễm điện.

Câu 2. Trong hình vẽ nào sau đây, các quả cầu dã bị nhiễm điện?

 A. 1 và 2  B.2 và 3  C. 3 và 1  D. 1,2,3            

Câu 3. Trước khi cọ xát, trong thủy tinh và mảnh lụa đều có điện tích dương và điện tích âm vì:

A. chúng đều chưa bị mất điện tích âm và điện tích dương.

B. chưa có sự dịch chuyển qua lại của các êlectron.

C. mỗi nguyên tử của chúng đều ở trạng thái trung hòa về điện.

D. mỗi nguyên tử đều được cấu tạo từ hạt nhân mang điện tích dương và các êlectron mang điện tích âm. Chưa cọ xát thì số các hạt mang điện trong nguyên tử vẫn không đổi.

Câu 4. Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có lợi?

A. Máy bơm nước.     B. Nồi cơm điện,

C. Quạt điện.            D. Máy thu hình (Ti vi).

Câu 5. Phát biểu nào dưới đây sai?

Vật cách điện là vật……………………

A. không có khả năng nhiễm điện.                B. không cho điện tích chạy qua.

C. không cho dòng điện chạy qua.              D. không cho êlcctron chạy qua.

 Câu 6. Chiều dòng điện được quy ước:

A. cùng chiều với chiều chuyển động của các hạt mang điện tích dương.

B. ngược chiều với chiều chuyển động của các hạt mang điện tích âm.

C. ngược chiều với chiều chuyển động của các hạt êlectron.

D. A, B, C đều đúng.

Câu 7. Có 5 chất sau: sứ, đồng, nhôm, vải khô và thước nhựa.

A. Cả 5 chất trên đều cách điện.

B. Cả 5 chất trên đều dẫn điện

C. Đồng, nhôm, thước nhựa dẫn điện.

D. Sứ, vải khô và thước nhựa cách điện.

Câu 8. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây, khi chúng hoạt động bình thường.

A. Công tắc.                                                B. Đèn báo của ti vi.

C. Máy bơm nước chạy điện.                      D. Dây dẫn diện ở gia đình.

Câu 9. Kết luận nào dưới đây sai?

Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì tác dụng sinh lí của dòng điện có thể:

A. làm các cơ co giật.

C. làm ngạt thở và thần kinh bị tê liệt.

B. làm tim ngừng đập.

D. không có tác dụng gì.

Câu 10: Lấy thanh thuỷ tinh cọ xát với miếng lụa. Miếng lụa tích điện âm. Sau đó ta thấy thanh thuỷ tinh đẩy vật B, hút vật C và hút vật D.

Thanh thuỷ tinh nhiễm điện gì? Các vật B,C, D nhiễm điện gì? Giữa B và C, C và D, B và D xuất hiện lực hút hay lực đẩy?

Câu 11: Em hãy giải thích nghịch lí sau đây:

- Càng lau chùi bàn ghế thì càng dễ bám nhiều bụi bẩn

- Càng chải tóc, tóc càng dựng đứng.

Câu 12. Thước nhựa và mảnh vải trước khi cọ xát đều chưa bị nhiễm điện vì sao?

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

C

B

D

B

A

6

7

8

9

 

D

D

B

D

 

Câu 10.

- Thanh thủy tinh nhiễm điện dương.

- B nhiễm điện dương, C và D nhiễm điện âm.

- B và C hút nhau, C và D đẩy nhau, B và D đẩy nhau.

Câu 11.  Càng lau chùi bàn ghế, thì bàn ghế càng bị nhiễm điện do ma sát với miếng giẻ. Vì vậy, bàn ghế càng có khả năng hút bụi.

Càng chải tóc, tóc bị nhiễm điện do ma sát với lược. Vì vậy, các sợi tóc đẩy lẫn nhau khiến tóc dựng đứng.

Câu 12. Trong thước và trong mảnh vải tổng các điện tích âm của các eelectron có giá trị tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Mọi nguyên tử trong các vật đều trung hòa về điện.