Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 2 - Phần Sinh sản sinh dưỡng - Sinh 6

Giải Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 2 - Phần Sinh sản sinh dưỡng - Sinh 6


Đề bài

I. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Cơ sở của sinh sản sinh dưỡng là gì ?

Câu 2 (3 điểm). Ý nghĩa của sinh sản sinh dưỡng là gì ?

Câu 3 (2 điểm). Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào ?

II. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 4 (3 điểm). Hãy tìm những từ thích hợp để điển vào chỗ trống trong những câu sau.

Nhân giống ...(l)... trong ống nghiệm ở thực vật là quá trình tách một nhóm tế bào ra khỏi ...(2)..., đem nuôi cấy trong ...(3)... đặc biệt để tạo thành mô non rồi cho phát triển thành cây mới. Nhờ phương pháp nuôi cấy mô, người ta có thể tạo dược rất nhiều .. .(4)... giống hệt cây mẹ từ một số rất ít nguyên liệu giống ban dầu. Do đó, tiết kiệm được cả vật giống và thời gian gây giống.

Lời giải chi tiết

I. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm).

Cơ sở của sinh sản sinh dưỡng là khả năng phân chia, phân hoá của các tế bào ; các bộ phận sinh dưỡng mọc rễ phụ và chồi non rồi phát triển thành cây mới.

Câu 2 (3 điểm).

Ý nghĩa của sinh sản sinh dưỡng là :

-      Giúp cây có thể bảo tồn nòi giống trong những điều kiện khó khăn khi sinh sản hữu tính không thực hiện được. Trong sự sinh sản sinh dưỡng, những đặc tính của cây mẹ đều được truyền lại cho các thế hệ con cháu, trong khi đó nhiều đặc tính có giá trị của loài có thể bị mất đi trong sinh sản bằng hạt.

-      Trong trồng trọt, đặc biệt trồng cây ăn quả và trồng hoa, sinh sản sinh dưỡng được ứng dụng rộng rãi để nhân giống cây nhanh, chóng ra nhiều hoa quả, duy trì những ưu điểm của cây mẹ hoặc kết hợp được nhiều đặc tính mong muốn trong ghép cây.

Câu 3 (2 điểm).

Chiết cành

Giâm cành

Tạo điều kiện cho cành ra rễ ngay trên cây rồi cắt cành đó đem trồng thành cây mới. Các bước tiến hành :

-         Bóc một khoanh vỏ xung quanh cành rồi bó đất bùn lại

-      Tưới nước thường xuyên để rễ đâm ra

-     Tách cành khỏi cây mẹ và đem trồng.

Chiết cành thường dùng cho cây ăn quả.

Cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi rồi đem cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới. Ví dụ : đối với mía, sắn, dâu tằm hay khoai lang ( trồng từ dây khoai)...

II. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 4 (3 điểm).

1. vô tính                                        2. cơ thể mẹ

3. môi trường dinh dưỡng                4. cây con

 

Bài giải tiếp theo