Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương II - Phần tiến hóa - Sinh 12

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương II - Phần tiến hóa - Sinh 12


Đề bài

Câu 1: Trong tiến hoá tiền sinh học, những mầm sống đầu tiên xuất hiện ở

A. trong ao, hồ nước ngọt.                 B. trong nước đại dương nguyên thuỷ.

C. trong lòng đất.                                D. khí quyển nguyên thuỷ.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất?

A. Quá trình hình thành các hợp chất hữu cơ cao phân tử đầu tiên diễn ra theo con đường hoá học và nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.

B. Các chất hữu cơ phức tạp đầu tiên xuất hiện trong đại dương nguyên thuỷ tạo thành các keo hữu cơ, các keo này có khả năng trao đổi chất và đã chịu tác động của quy luật chọn lọc tự nhiên.

C. Quá trình phát sinh sự sống (tiến hoá của sự sống) trên Trái Đất gồm các giai đoạn: tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh học.

D. Sự sống đầu tiên trên Trái Đất được hình thành trong khí quyển nguyên thuỷ, từ chất hữu cơ phức tạp.

Câu 3: Để kiểm tra giả thuyết của Oparin và Handan, năm 1953 Milơ đã tạo ra môi trường nhân tạo có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy của Trái Đất. Môi trường nhân tạo đó gồm:

A. N2, NH3, H2 và hơi nước.                          B. CH4, CO2, H2 và hơi nước.

C. CH4, NH3, H2 và hơi nước.                        D. CH4, CO, H2 và hơi nước.

Câu 4: Năm 1953, Milơ và Urây đã làm thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết của Oparin và Handan. Trong thí nghiệm này, loại khí nào sau đây không được sử dụng để tạo môi trường có thành phần hoá học giống khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất?

A. CH4.                       B. H2.                          C. NH3.                       D. O2.

Câu 5: Theo quan niệm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là

A. axit nuclêic và lipit.                                    B. saccarit và phôtpholipit.

C. prôtêin và axit nuclêic.                               D. prôtêin và lipit.

Câu 6: Hiện nay có một số bằng chứng chứng tỏ: Trong lịch sử phát sinh sự sống trên Trái Đất, phân tử được dùng làm vật chất di truyền (lưu giữ thông tin di truyền) đầu tiên là

A. ADN và sau đó là ARN.                            B. ARN và sau đó là ADN.

C. prôtêin và sau đó là ADN.                                     D. prôtêin và sau đó là ARN.

Câu 7: Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hoá hoá học không có sự tham gia của nguồn năng lượng nào sau đây?

A. Năng lượng giải phóng từ quá trình phân giải các chất hữu cơ trong tế bào.

B. Năng lượng từ hoạt động của núi lửa.

C. Năng lượng từ bức xạ mặt trời.

D. Năng lượng từ sự phóng điện trong tự nhiên.

Câu 8: Các kết quả nghiên cứu về sự phân bố của các loài đã diệt vong cũng như các loài đang tồn tại có thể cung cấp bằng chứng cho thấy sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu là do

A. chúng sống trong cùng một môi trường.

B. chúng có chung một nguồn gốc.

C. chúng sống trong những môi trường giống nhau.

D. chúng sử dụng chung một loại thức ăn.

Câu 9: Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, người ta đã căn cứ vào loại bằng chứng trực tiếp nào sau đây để có thể xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau?

A. Cơ quan thoái hoá.                                     B. Cơ quan tương tự.

C. Cơ quan tương đồng.                                 D. Hoá thạch.

Câu 10: Căn cứ vào những biến cố lớn về địa chất, khí hậu và các hóa thạch điển hình, người ta đã chia lịch sử phát triển sự sống thành các đại:

A. Cổ sinh, Tiền Cambri, Trung sinh, Tân sinh.

B. Cổ sinh, Nguyên sinh, Trung sinh, Tân sinh.

C. Tân sinh, Trung sinh, Thái cổ, Tiền Cambri.

D. Nguyên sinh, Tiền Cambri, Trung sinh, Tân sinh.

Câu 11: Trong lịch sử phát sinh và phát triển của sinh vật trên Trái Đất, cho đến nay, hoá thạch của sinh vật nhân thực cổ nhất tìm thấy thuộc đại

A. Tân sinh.                 B. Trung sinh.                         C. Thái cổ.                   D. Nguyên sinh.

Câu 12: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh ở

A. kỉ Silua thuộc đại Cổ sinh.                        

B. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.

C. kỉ Cacbon (Than đá) thuộc đại Cổ sinh.    

D. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.

Câu 13: Trong lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh và bò sát phát sinh ở kỉ

A. Cacbon.                  B. Krêta.                     C. Pecmi.                     D. Ocđôvic.

Câu 14: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở kỉ Tam điệp (Triat) có lục địa chiếm ưu thế, khí hậu khô. Đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ này là:

A. Phân hoá cá xương. Phát sinh lưỡng cư và côn trùng.

B. Cây hạt trần ngự trị. Phân hoá bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim.

C. Cây hạt trần ngự trị. Bò sát cổ ngự trị. Phân hoá chim.

D. Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.

Câu 15: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở

A. đại Tân sinh.           B. đại Cổ sinh.           C. đại Thái cổ.             D. đại Trung sinh.

Câu 16: Sự giống nhau giữa người và vượn người ngày nay chứng tỏ

A. vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.

B. vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người.

C. vượn người ngày nay tiến hoá theo cùng một hướng với loài người, nhưng chậm hơn loài người.

D. người và vượn người ngày nay có quan hệ thân thuộc gần gũi.

Câu 17: Trong bộ Linh trưởng, loài có quan hệ họ hàng gần gũi với loài người nhất là

A. vượn gibbon.          B. gôrila.         C. tinh tinh.                 D. khỉ sóc.

Câu 18: Khi nói về quá trình phát sinh loài người, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Vượn người ngày nay là tổ tiên trực tiếp của loài người.

B. Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên trực tiếp của loài người.

C. Vượn người ngày nay và người là hai nhánh phát sinh từ một gốc chung.

D. Trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ họ hàng gần với người nhất.

Câu 19: Một số đặc điểm không được xem là bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người:

A. Chữ viết và tư duy trừu tượng.

B. Các cơ quan thoái hoá (ruột thừa, nếp thịt nhỏ ở khoé mắt).

C. Sự giống nhau về thể thức cấu tạo bộ xương của người và động vật có xương sống.

D. Sự giống nhau trong phát triển phôi của người và phôi của động vật có xương sống.

Câu 20: Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh loài người, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Trong lớp Thú thì người có nhiều đặc điểm giống với vượn người (cấu tạo bộ xương, phát triển phôi, ... ).

B. Người và vượn người ngày nay có nguồn gốc khác nhau nhưng tiến hoá theo cùng một hướng.

C. Người có nhiều đặc điểm giống với động vật có xương sống và đặc biệt giống lớp Thú (thể thức cấu tạo cơ thể, sự phân hoá của răng, ...).

D. Người có nhiều đặc điểm khác với vượn người (cấu tạo cột sống, xương chậu, tư thế đứng, não bộ, ...).

Câu 21: Cho các phát biểu sau:

(1) Chọn lọc tự nhiên tác động đầu tiên vào giai đoạn tiến hóa hóa học

(2) Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là axit amin và protein

(3) Mầm mống của sự sống xuất hiện ngay khi Trái đất được hình thành

(4) Quá trình tiến hóa hóa học trải qua 3 bước

(5) Chất hữu cơ đầu tiên được tổng hợp nhờ nguồn năng lượng sinh học

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 2                             B. 3                             C. 5                 D. 4

Câu 22: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về sự phát sinh sự sống trên trái đất? 

A. Trong giai đoạn tiến hóa hóa học các hợp chất hữu cơ đơn giản và phức tạp được hình thành nhờ các nguồn năng lượng tự nhiên.

B. Kết quả của quá trình tiến hóa tiền sinh học là hình thành nên tế bào Prokaryote.

C.  Kết thúc quá trình tiến hóa hóa học chưa có sự xuất hiện của sự sống.

D. Mầm mống của sự sống đầu tiên được hình thành ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.

Câu 23: Cho các sự kiện sau:

(1) Hình thành nên các chất hữu cơ phức tạp protein và axit amin.

(2) Sự tạo thành các hạt côaxecva.

(3) Sự hình thành nên các đại phân tử có khả năng tự nhân đôi.

(4) Sự hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.

(5) Sự xuất hiện của các enzim.

(6) Hình thành nên tế bào sơ khai đầu tiên.

Những sự kiện nào không diễn ra trong quá trình tiến hóa tiền sinh học?

A. (1), (2), (3), (4).                  B.  (3), (4), (5).

C. (1), (3), (4).                                     D.  (2), (5), (6).

Câu 24: cho các phát biểu sau:

A. Trong giai đoạn tiến hóa hóa học chất hữu cơ có trước, chất vô cơ có sau.

B. Hợp chất hữu cơ đơn giản được hình thành từ các chất vô cơ nhờ hoạt động của hệ enzim xúc tác.

C. Thí nghiệm của Fox và cộng sự đã chứng minh có sự hình thành các tế bào sống sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ.

D. Kết quả của quá trình tiến hóa học là hình thành nên các đại phân tử có khả năng nhân đôi.

Số phát biểu đúng về tiến hóa hóa học?

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 25: Trong quá trình phát sinh sự sống, giai đoạn kéo dài nhất là

A. giai đoạn tiến hóa hóa học                         B. giai đoạn tiến hóa sinh học

C. giai đoạn tiến hóa tiền sinh học                 D. không có đáp án đúng

Lời giải chi tiết

1 2 3 4 5
B D C B C
6 7 8 9 10
B A B D B
11 12 13 14 15
D C A B A
16 17 18 19 20
D C A A B
21 22 23 24 25
A B C A A